Cần đưa dân ca Nam Bộ trở lại với quảng đại quần chúng

Giáo sư Đặng Hoành Loan, nguyên Phó Viện trưởng Viện âm nhạc VN cho biết: 30 năm nay và hơn thế nữa, khi người ta bàn về cách thức tiếp thu và phát huy "âm nhạc dân cày" (dân ca - PV) thì những người làm công tác VHNT Việt Nam đã bỏ không ít công sức để đưa ra các biện pháp nhằm bảo tồn, phát huy vốn dân ca trong đời sống con người đương đại… Nhưng, đến nay vẫn mạnh ai nấy bước, trong đó có không ít những bước đi… sai.

Dân ca Nam Bộ phong phú, đa dạng, là "của báu" dân tộc, di sản phi vật thể quý của cha ông, cần được giữ gìn, bảo tồn, phát huy. Nhưng, làm thế nào để bảo tồn nghệ thuật âm nhạc dân gian ấy trong tiến trình phát triển như vũ bão, trong sự hội nhập toàn cầu khẩn trương, nhất là ở miền Nam, vùng đất năng động, phát triển với tốc độ cao hơn nhiều vùng đất khác? Khá nhiều giải pháp sau những "tiếng chuông" cảnh tỉnh của không ít các nhà khoa học, nghiên cứu, quản lý đã được "gióng lên" trong ngày 25/10 tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP Hồ Chí Minh.

Giáo sư Đặng Hoành Loan, nguyên Phó Viện trưởng Viện âm nhạc Việt Nam cho biết: 30 năm nay và hơn thế nữa, kể từ những ngày đầu cách mạng, khi người ta bàn về cách thức tiếp thu và phát huy "âm nhạc dân cày" (dân ca - PV) thì những người làm công tác văn hóa nghệ thuật Việt Nam đã bỏ không ít công sức và giấy bút để bàn, đặt ra các biện pháp nhằm mục đich bảo tồn, phát huy vốn dân ca trong đời sống con người đương đại… Nhưng, đến nay vẫn mạnh ai nấy bước, trong đó có không ít những bước đi… sai.

Với đờn ca tài tử, nhiều người mạnh dạn đưa vào các tụ điểm du lịch với lý do đưa bộ môn nghệ thuật này đến với đông đảo công chúng trong và ngoài nước. Kẻ trân trọng đờn ca tài tử, tuân thủ lối đờn ca tài tử truyền thống thì phản đối vì cho rằng đấy không phải là nơi để tài tử thả hồn vào những cung bậc tri âm tri kỷ... Tuy nhiên, cách bảo tồn dân ca nói chung, dân ca Nam Bộ theo kiểu tập trung thành những đơn vị có tính chuyên nghiệp cao cũng bắt đầu đi… lạc hướng. Ở nhiều nhà hát, đoàn chèo, chèo đã bị cách tân đến mức không còn chèo, thậm chí bị nhiều nhà nghiên cứu gọi đó là "chéo". Tài tử cải lương thì tân cổ giao duyên tây, ta hỗn hợp...

Hình ảnh
Biểu diễn đờn ca tài tử, bộ môn nghệ thuật truyền thống Nam Bộ.


Theo Giáo sư Trần Văn Khê, để bảo tồn, phát huy dân ca hiện nay có 2 cách: ghi hình, ghi âm để lưu trữ tại một nơi có thể bảo quản tốt tư liệu đó (bảo tồn tiêu cực), phổ biến tư liệu trong quảng đại quần chúng bằng mọi phương tiện (bảo tồn tích cực)…

Không có gì lý tưởng hơn là đưa dân ca trở về đúng môi trường của mình song đó là điều rất khó vì xã hội Việt Nam đang chuyển động từng ngày để trở thành một xã hội hiện đại hơn. Theo đó, nhiều làng, vùng biến mất nhường chỗ cho khai khoáng, thủy điện, các khu đô thị, đường giao thông sân bay, bến cảng... Đó là những "quả bom" có sức công phá lớn làm suy yếu, tan biến những không gian văn hóa cổ truyền, những không gian thực hành nghệ thuật cổ truyền. Giáo sư Đặng Hoành Loan nhận định.

Làm thế nào để bảo tồn, phát huy dân ca Nam Bộ nói riêng, dân ca nói chung? Theo Tiến sĩ Bá Trung Phụ, trước hết là cần phải nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền, thành phần kinh tế, cộng đồng, các chủ thể quản lý di sản văn hóa. Làm sao để các giờ vàng trên sóng phát thanh, truyền hình không chỉ là các chương trình phát toàn các bài hát, ca khúc hiện đại trong khi dân ca chỉ phát vào giờ quá khuya, giờ mọi người đi làm. Phải bảo tồn, gìn giữ, bảo vệ và đầu tư phát triển phục vụ du lịch, đảm bảo dung hòa mục tiêu bảo tồn với nhu cầu phát triển, kích thích các thành phần kinh tế tham gia hoạt động dưới nhiều hình thức khác nhau...

Nói theo cách của Giáo sư Trần Văn Khê là bảo vệ môi trường sống của dân ca, đưa dân ca trở lại với cuộc sống và hiện thực đúng chức năng của nó trong xã hội mới là giải pháp tích cực nhất

N.Nguyễn - Theo CAND

Nhận xét

Bài phổ biến

Tiểu Sử Tấn Giao

Tiểu Sử Hữu Lợi

Tiểu Sử Vương Linh

Tiểu Sử Hà Mỹ Xuân

Tiểu Sử Ngọc Bích

Té ngã vỡ mạch máu não, nghệ sĩ Thanh Thế nguy kịch

Tiểu Sử Ngân Tuấn

Tiểu Sử Xuân Yến

Tiểu Sử Kép Độc Trường Xuân

Phân biệt đờn ca tài tử với cải lương