Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 11 13, 2018

Dấu ấn vàng son của cải lương chặng đường 100 năm

Hình ảnh
Dòng chảy cổ nhạc từng đạt dấu mốc huy hoàng với hàng trăm đoàn hát và nhiều tượng đài nghệ sĩ vào thập niên 1950-1960. Nét phong độ của các tài tử cải lương một thời Năm 2017 - 2018 đánh dấu chặng đường một thế kỷ phát triển của cải lương - bộ môn nghệ thuật "đặc sản" của Việt Nam, nhất là với người dân Nam bộ. Trong khoảng 100 năm phát triển, cải lương trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm. Cải lương hình thành giữa phong trào canh tân đầu thế kỷ trước, phát triển hưng thịnh vào thập niên 1950 - 1960, rồi dần tụt dốc vào đầu những năm 1990. Cải lương ra đời khi nào? Độ chính xác về năm ra đời bộ môn nghệ truyền thống Nam bộ còn là điều gây tranh luận. Năm 1966, giới văn học Sài Gòn tổ chức chương trình Kỷ niệm 50 năm cải lương tại trường Quốc gia Âm nhạc (Nhạc viện TP HCM ngày nay), hội tụ đông đảo trí thức Sài Gòn đương thời.   Điều này đồng nghĩa nhiều văn nghệ sĩ lúc đó mặc định sân khấu cải lương ra đời vào năm 1916. Tuy nhiên, theo cuốn  Nghệ thuật sân khấu Việt

Vì sao sân khấu cải lương xuống dốc ba thập kỷ qua?

Hình ảnh
Vì sao sân khấu cải lương xuống dốc ba thập kỷ qua? Nghệ sĩ - soạn giả giỏi ngày càng ít, sàn diễn xuống cấp, nhiều loại hình giải trí trỗi dậy... khiến dòng cổ nhạc rơi vào bế tắc. Các nhà hát ở TP HCM đang hoạt động ra sao  /  Dấu ấn vàng son của cải lương chặng đường 100 năm Đầu những năm 1990, sự bùng nổ của làn sóng băng video, phim nhựa và truyền hình khiến cải lương mất thế thượng phong. Sân khấu ca cổ không còn nhiều đất sống, các chủ đoàn hát tư nhân rút vốn đầu tư. Giữa thập niên 1990, sàn diễn dần thoái trào, khán giả đến rạp ít hơn vì chuộng xem băng video. Cải lương nguyên tuồng cũng bị "bức tử", nhiều rạp chỉ lấy trích đoạn vở cũ hay nhất ra biểu diễn. Sân khấu rơi vào cảnh đìu hiu vì không còn cảnh khán giả rần rần xếp hàng đi xem cải lương. Đến đầu thế kỷ 21, nhiều loại hình giải trí nghe nhìn, game show, Internet phát triển mạnh mẽ khiến sân khấu truyền thống khốn đốn. NSND Lệ Thủy  chia sẻ , vào thời hoàng kim, một suất nếu bán chỉ vài trăm vé nghệ sĩ

Bầu cải lương thời 4.0 phải khác!

Hình ảnh
Thời công nghệ 4.0 đòi hỏi nghề làm bầu cải lương phải có nhiều thay đổi để vận hành đoàn hát sao cho phù hợp với nhu cầu khán giả, hài lòng khách hàng Hai đoàn hát cải lương mới của nhóm nghệ sĩ (NS) Chí Linh - Vân Hà và nhóm NS Vũ Luân vừa ra đời. Các ông, bà bầu thế hệ mới này đang nỗ lực hết mình để giữ sàn diễn cải lương luôn sáng đèn. Áp lực hơn Thế giới đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Công nghệ 4.0 sẽ tác động mạnh mẽ toàn cầu, đến tất cả các lĩnh vực, trong đó có sân khấu. Nếu không biết tận dụng nó thì cải lương sẽ không bắt kịp xu thế thời đại. Cảnh trong vở “Bao Công sát thủ hoa hồng” của đoàn Chí Linh - Vân Hà công diễn tối 10-11 tại Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang Trước đây, NS Vũ Luân đã bỏ tiền xây dựng điểm diễn riêng cho đoàn cải lương của mình tại Công viên Lê Thị Riêng nhưng do điểm diễn không thuận lợi, anh đành rã gánh sau một thời gian ngắn. Trải qua nhiều năm nghiên cứu thị phần cải lương, NS Vũ Luân nhận ra: "Khán giả

NSƯT Minh Vương rút khỏi vở 'Tổ quốc nơi cuối con đường', khép lại những ồn ào và tổn thương

Hình ảnh
Vai diễn cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc trong vở  Tổ quốc nơi cuối con đường  do NSƯT Minh Vương thể hiện đã được nghệ sĩ trẻ Hoàng Quốc Thanh thay thế trong các suất diễn hai ngày cuối tuần vừa qua. NSƯT Minh Vương trong vở 'Tổ quốc nơi cuối con đường' ẢNH: TỐ TÂM Vở cải lương  Tổ quốc nơi cuối con đường  (tác giả: Lê Thu Hạnh, chuyển thể: Hoàng Song Việt, đạo diễn: Lê Nguyên Đạt) đã đoạt Huy chương vàng tại Liên hoan cải lương toàn quốc 2018 vừa qua. Vở đang có đợt biểu diễn liên tục vào 2 ngày cuối tuần thứ bảy và chủ nhật tại Nhà hát kịch TP.HCM từ ngày 3-18.11, để phục vụ công nhân theo kế hoạch của Liên đoàn Lao động TP.HCM tổ chức. Việc NSƯT Minh Vương xuất hiện trong vở chỉ với một vai diễn có phân đoạn ngắn dù vốn là một tên tuổi lớn của môn nghệ thuật cải lương khiến khán giả xúc động khi ông không nề hà vai diễn lớn, nhỏ, vẫn hết lòng vì nghệ thuật. Tuy nhiên, sau khi diễn này ra mắt, đã có những dư luận ồn ào xung

Lối đi nào cho nghệ thuật truyền thống?

Hình ảnh
Lối đi nào cho nghệ thuật truyền thống? (ĐCSVN) - Câu chuyện tồn tại và phát triển của nghệ thuật truyền thống trong xã hội đương đại thời gian qua luôn là bài toán khó không chỉ đối với các thế hệ các nghệ sĩ mà cả những nhà quản lý văn hóa. Dù thực tế nghệ thuật truyền thống cũng đã được tạo điều kiện nhưng dường như “những viên ngọc quý” vẫn chưa thực sự có thể tỏa sáng. Ảnh minh họa. (Ảnh: Vương Hà) Nói về sự tồn tại của nghệ thuật truyền thống, đặc biệt như: Tuồng, chèo, cải lương, kịch hát dân tộc… trong cơ chế thị trường, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy sự bấp bênh, èo uột của nó. Nguyên nhân đơn giản vì nghệ thuật truyền thống không thể cạnh tranh với hằng hà sa số những loại hình nghệ thuật giải trí hiện đại đang tràn ngập trên thị trường hiện nay. Không còn thời kỳ hoàng kim, người người kéo nhau đến rạp hay xếp hàng mua vé xem các buổi biểu diễn khi các đoàn nghệ thuật truyền thống về làng. Điểm qua các nhà hát, những đêm diễn đỏ đèn mang tên các môn nghệ th