Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 7 25, 2018

Nghệ sĩ Hồng Nga: Muốn được gặp khán giả cải lương

Hình ảnh
Nghệ sĩ Hồng Nga: Muốn được gặp khán giả cải lương Cập nhật lúc 09:03, Thứ Bảy, 21/07/2018 (GMT+7) Nghệ sĩ Hồng Nga trong buổi gặp gỡ báo chí giới thiệu về show diễn Nếu có yêu tôi. Ảnh: T.Trọng Sau liveshow đầu tiên tổ chức năm 2015 tại Nhà hát Hòa Bình (TP. Hồ Chí Minh) với tên gọi  Nửa thế kỷ con tằm vẫn nhả tơ,  nghệ sĩ Hồng Nga lại sắp gặp gỡ khán giả trong một liveshow riêng vào tối 12-8 tại Trung tâm nghệ thuật cải lương Trần Hữu Trang với chủ đề  Nếu có yêu tôi.   Trong liveshow năm 2015 bà từng tâm sự đó là liveshow cuối đời của mình. Lý do nào khiến bà lại tiếp tục làm liveshow tối 12-8? - Cách đây không lâu tôi bị tai nạn xe ở bên Mỹ. Vì đau cột sống và phải chờ giải quyết mọi khâu bồi thường nên tôi phải ở suốt bên đó, không về thăm quê được. Mọi việc xong xuôi là tôi về Việt Nam liền. Về cũng được hơn tháng rồi mà nằm nhà tôi thấy buồn quá, lại nhớ khán giả. Nên thôi, quyết định làm show diễn để có dịp trùng phùng với khán giả thân thương của mình. Tôi bàn với ô

Ngày 26.7 Bộ VHTTDL sẽ tổ chức xét lại những nghệ sĩ trượt danh hiệu

Hình ảnh
Ngày 26.7 Bộ VHTTDL sẽ tổ chức xét lại những nghệ sĩ trượt danh hiệu Huy Hoàng  Thứ Ba, ngày 24/07/2018 19:00 PM (GMT+7) (Dân Việt)  Ông Phùng Huy Cẩn, Vụ trưởng Vụ Thi đua- Khen thưởng, Bộ VHTTDL chia sẻ với Dân Việt, ngày 26.7 tới Hội đồng xét tặng danh hiệu cấp Nhà nước chuyên ngành sân khấu sẽ họp để xem xét lại hồ sơ các trường hợp chưa đạt đủ 90% số phiếu của hội đồng. Theo ông Phùng Huy Cẩn, đợt xem xét lại hồ sơ các nghệ sĩ lần này gồm 46 người thuộc lĩnh vực sân khấu và sẽ trình trong hội đồng chuyên ngành sân khấu.   Nghệ sĩ ưu tú Minh Vương là trường hợp bị trượt danh hiệu gây nhiều bức xúc. Cụ thể, hồ sơ các trường hợp xét tặng danh hiệu NSND là 22 người trong đó có cải lương 5 người, hát bội 2 người, chèo 3 người, kịch nói 1 người, múa rối 1 người, tuồng 7 người, xiếc 1 người và nghệ sĩ thiết kế sân khấu, hóa trang 2 người; Xét tặng danh hiệu NSƯT là 24 người trong đó có cải lương 6 người, chèo 9 người, kịch nói 6 người, rối 2 người và xiếc

Xem xét lại hồ sơ phong tặng Nghệ sĩ Nhân dân cho Minh Vương

Hình ảnh
(PLO)- Đây là lần thứ ba nghệ sĩ Minh Vương bị trượt khỏi danh hiệu NSND khi đã lên tới những cấp cuối cùng. Ngày 24-7, ông Phùng Huy Cẩn, Vụ trưởng Vụ Thi đua, Khen thưởng (Bộ VH-TT&DL, cho biết ngày 26-7 tới đây, Hội đồng xét tặng danh hiệu cấp Nhà nước chuyên ngành sân khấu sẽ họp để xem xét lại hồ sơ các trường hợp chưa đạt đủ 90% số phiếu. Cụ thể, số hồ sơ sẽ được trình lại trong hội đồng chuyên ngành sân khấu xét tặng danh hiệu trong kỳ họp tới là 46 người. Trong đó, hồ sơ các trường hợp xét tặng danh hiệu nghệ sĩ nhân dân ( NSND ) là 22 người. Trong đợt trình hồ sơ lần này không chỉ có các trường hợp đề nghị xem xét lại theo đề nghị của Sở VH-TT TP.HCM là những gương mặt gạo cội của nghệ thuật cải lương như  NSƯT Minh Vương , NSƯT Thanh Tuấn, NSƯT Giang Châu... Mà còn có toàn bộ các nghệ sĩ thuộc lĩnh vực sân khấu chưa đạt đủ 90% số phiếu trước đây. Cũng theo ông Cẩn, sở dĩ không họp lại các Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước khác mà chỉ họp riêng

Ngày 26-7 sẽ xem xét lại hồ sơ xét tặng danh hiệu của NSƯT Minh Vương

Hình ảnh
Ngày 26-7 sẽ xem xét lại hồ sơ xét tặng danh hiệu của NSƯT Minh Vương SGGPO   Thứ Ba, 24/7/2018 14:42 Trao đổi với PV SGGP ngày 24-7, ông Phùng Huy Cẩn, Vụ trưởng Vụ Thi đua- Khen thưởng, Bộ VH-TT-DL cho biết, ngày 26-7 (tức thứ 5) tới Hội đồng xét tặng danh hiệu cấp Nhà nước chuyên ngành sân khấu sẽ họp để xem xét lại hồ sơ các trường hợp chưa đạt đủ 90% số phiếu của hội đồng.  NSƯT Minh Vương (ảnh lớn), NSƯT Thanh Tuấn (sơ mi hồng), NSƯT Giang Châu (áo vest) Theo đó, những gương mặt gạo cội của nghệ thuật cải lương như NSƯT Minh Vương, NSƯT Thanh Tuấn, NSƯT Giang Châu... sẽ được đưa ra xét tặng trong cuộc họp này. Trong số hồ sơ được trình lại trong hội đồng chuyên ngành sân khấu xét tặng danh hiệu trong kỳ họp tới là 46 người. Cụ thể, hồ sơ các trường hợp xét tặng danh hiệu NSND là 22 người trong đó có cải lương 5 người, hát bội 2 người, chèo 3 người, kịch nói 1 người, múa rối 1 người, tuồng 7 người, xiếc 1 người và nghệ sĩ thiết kế sân khấu, hóa trang 2 ng

Mai một nghệ thuật truyền thống: Đầu tư từ con người

Hình ảnh
Mai một nghệ thuật truyền thống: Đầu tư từ con người SGGP   Thứ Tư, 25/7/2018 08:03 David Wang, một du khách người Anh gốc Trung Quốc, hỏi Ngọc Thương - hướng dẫn viên du lịch tại TPHCM: “Đất nước bạn có gì để thu hút du khách?”. Sau khi giới thiệu về cảnh đẹp, con người thân thiện, món ăn ngon… Thương bất ngờ khi bị David cắt ngang: “Tôi thích xem múa rối nước, hãy đưa tôi tới đó”.  Âm sắc Hương Bình, chương trình nghệ thuật tôn vinh 37 nghệ nhân sống trọn đời cho ca Huế. Ảnh: VĂN THẮNG Du lịch di sản Không chỉ David, nhiều du khách khi đến thăm Việt Nam ngoài muốn được ăn ngon, ngắm cảnh đẹp mà còn muốn được trải nghiệm các loại hình văn hóa nghệ thuật truyền thống của Việt Nam. Đặc sắc, nhưng chưa được khai thác hiệu quả; và một trong những nguyên nhân chính là thiếu tính quảng bá, liên kết, “chào hàng” giữa những người làm nghệ thuật với các doanh nghiệp du lịch lữ hành” - đó là nhận định của nhiều chuyên gia khi nói về việc làm du lịch chưa gắn liền với ng

Mai một nghệ thuật truyền thống: Khoảng trống truyền nghề

Hình ảnh
Mai một nghệ thuật truyền thống: Khoảng trống truyền nghề SGGP   Thứ Ba, 24/7/2018 08:52 Làng Kon Klor2 (xã Đắk Rơ Wa, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum) là cái nôi sản sinh những nghệ nhân hát kể sử thi bên dòng sông Đắk Bla huyền thoại. Tuy nhiên, ngôi làng chỉ còn duy nhất mỗi già A Lưu (75 tuổi) là biết kể.  Khi chúng tôi tìm đến nhà, già A Lưu cứ nghĩ là người đến học hát kể sử thi nên rất mừng. Nhưng khi biết không phải, già A Lưu thất vọng: “Thế mà già cứ tưởng sẽ được dạy hát kể sử thi chứ”. Hát kể sử thi có còn mấy người… Già A Lưu nói hát kể sử thi là vốn quý văn hóa của người Ba Na. Thời xa xưa, khi làng chưa có điện, hình thức giải trí duy nhất, thịnh hành chính là hát kể sử thi. Hàng ngày, người dân kéo nhau lên rẫy, tối về nhà rông hát kể sử thi cho nhau nghe. A Lưu học sử thi trên rẫy, trong các buổi tụ tập ở nhà rông. Đến năm 10 tuổi, A Lưu đã biết kể sử thi. Hiện già A Lưu thuộc hàng trăm bài sử thi Ba Na. “Thời của già nhiều người biết kể, đếm mãi chẳng

Xem tuồng xưa, ngẫm chuyện nay

Hình ảnh
Xem tuồng xưa, ngẫm chuyện nay SGGP   Thứ Sáu, 20/7/2018 09:01 Nhà hát Nghệ thuật Hát bội TPHCM vừa dựng vở mới Lê Công kỳ án (tác giả NSƯT Hữu Danh, đạo diễn Nguyễn Hoàn, cố vấn nghệ thuật NSND Trần Ngọc Giàu), với sự tham gia diễn xuất của các NSƯT Linh Hiền, Hữu Danh, Thanh Trang, Đông Hồ, các nghệ sĩ Kiều My, Bảo Châu, Minh Khương, Thanh Bình... Một cảnh trong vở hát bội Lê Công kỳ án Tả quân Lê Văn Duyệt là một vị quan, giữ nhiều chức vụ quan trọng của triều đình nhà Nguyễn. Hai lần ông được cử làm Tổng trấn thành Gia Định. Trong công việc, ông rất nghiêm minh, chính trực, luôn quan tâm chăm lo cuộc sống nhân dân. Mỗi khi nhận được tấu trình, kêu oan của dân, ông trăn trở, tìm mọi cách để truy đến cùng những quan tham. Dù là tình thân, dòng họ, quan quyền lớn đến đâu, nếu phạm tội đều bị ông nghiêm trị. Cách làm quan nghiêm minh của ông đã thu phục được lòng dân, ông được người dân yêu kính gọi là Lê Công.  Câu chuyện Tả quân Lê Văn Duyệt thẳng tay trừng trị

Danh cầm - NSƯT Ba Tu: Hết mình với nghệ thuật, sân khấu và cuộc đời

Hình ảnh
Danh cầm - NSƯT Ba Tu: Hết mình với nghệ thuật, sân khấu và cuộc đời SGGP   Thứ Ba, 24/7/2018 08:32 Đêm cuối cùng trước ngày đưa tiễn danh cầm, NSƯT Ba Tu về nơi an nghỉ cuối cùng (an táng tại quê nhà ở huyện Cần Đước, tỉnh Long An) nhiều thế hệ nghệ sĩ, nhạc sĩ giới sân khấu cải lương, đờn ca tài tử TPHCM và nhiều tỉnh, thành đã đến tư gia chia buồn cùng gia quyến NSƯT Ba Tu.  Sáng 23-7, lễ truy điệu và đưa tiễn danh cầm đã diễn ra trong không khí trang nghiêm. Dẫu biết rằng sinh lão bệnh tử là chuyện thường tình, nhưng với không ít nhạc sĩ, đồng nghiệp, học trò của danh cầm đã không thoát khỏi cảm giác đau buồn, hụt hẫng.  Danh cầm - NSƯT Ba Tu Nhạc sĩ Văn Môn chia sẻ: “NSƯT - danh cầm Ba Tu là người chú và cũng là người thầy đáng kính của tôi. Tôi may mắn được làm việc với chú suốt nhiều năm, từ khi chú còn trẻ và tôi còn nhỏ. Theo nghề đờn, tôi học hỏi được nhiều kinh nghiệm, kỹ thuật trình diễn của chú - một danh cầm giỏi nghề, lúc nào cũng sống hết mình với ng

Danh hài Tấn Beo lần đầu làm MC "Chuông vàng vọng cổ"

Hình ảnh
(NLĐO)- Chiều 24-7, Cuộc thi Chuông vàng vọng cổ lần thứ 13 – 2018 do Đài Truyền hình TP HCM tổ chức đã tiến hành họp báo. Danh hài Tấn Beo lần đầu tiên sẽ xuất hiện với vai trò MC. Danh hài Tấn Beo tại buổi họp báo chiều 24-7 "Tôi rất vui mừng khi lần đầu được ban tổ chức cuộc thi Chuông vàng vọng cổ mời làm MC. Đạo diễn Nguyễn Minh Hải thuyết phục tôi bằng cách xoáy vào lòng đam mê cải lương của tôi. Ba tôi là danh ca Tấn Tài, ông được người hâm mộ tặng danh hiệu "Hoàng đế dĩa nhựa", mà cuộc thi năm nay đúng vào dịp kỷ niệm 100 năm sân khấu cải lương, do vậy tôi gác lại các sô hài để tham gia như một cách tri ân đối với bộ môn đã nuôi sống gia đình mình" – danh hài tâm sự. Danh hài Tấn Beo và ba vị giám khảo chuyên môn: NSƯT Minh Vương, Hoa Hạ, Thanh Tuấn Cuộc thi năm nay có 330 thí sinh ở nhiều vùng miền tham gia. Sau các đêm thi vòng sơ tuyển, 36 thí sinh đã lọt vào vòng tuyển chọn. Ban giám khảo vòng tuyển chọn có các nghệ sĩ: NSƯT Phư

NSƯT Kim Tử Long: Không thể tự bơi khi cạn kiệt tâm huyết

Hình ảnh
(NLĐO) - Ngày 24-7, NSƯT Kim Tử Long đưa lên sàn tập vở "Rạng ngọc Côn Sơn" của tác giả Xuân Phong. Lần này anh vừa đạo diễn, vừa hóa thân vào vai Nguyễn Trãi. Vợ anh, NS Trinh Trinh, sẽ thể hiện vai Thị Lộ. NSƯT Kim Tử Long và Quế Trân luôn tạo dấu ấn trong các vở diễn trên sân khấu cải lương Có thể nói NSƯT Kim Tử Long là "chàng kép" năng động nhất hiện nay với liên tục các dự án: "Ba thế hệ về lại cội nguồn", "Ngôi sao phương Nam" – chương trình cải lương biểu diễn trên đất Bắc và các vở diễn góp phần làm cho sân khấu sáng đèn.  Việc tái dựng vở "Rạng ngọc Côn Sơn" là cách anh đo lường khán giả khi đến với các vở diễn được dàn dựng mới trên sân khấu Nhà hát Bến Thành và quy tụ lực lượng diễn viên trẻ từ cuộc thi "Đường đến danh ca vọng cổ" và "Chuông vàng vọng cổ". NSƯT Kim Tử Long "Bộ môn cải lương có sống được trong ngôi nhà của chính mình hay không đang là điều trăn trở của những