Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 10 22, 2018

TS. Nguyễn Minh Hòa: Tôi không tin nhà hát nghìn tỷ Thủ Thiêm sẽ là một công trình đặc sắc

Hình ảnh
Kim Yến  - 4 giờ trước The LEADER Nhà đô thị học Nguyễn Minh Hòa cho rằng, việc TP. HCM xây nhà hát giao hưởng là cần thiết, vấn đề quan trọng là thành phố có tạo nên được một công trình kiến trúc đặc sắc, một nhà hát đáng ngưỡng mộ hay không? Quyết định xây dựng nhà hát giao hưởng 1.500 tỷ đồng tại Thủ Thiêm của TP. HCM đã thu hút sự quan tâm của dư luận trong nhiều ngày qua với nhiều quan điểm trái chiều. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý phát triển đô thị, TS. Nguyễn Minh Hòa đã chia sẻ với TheLEADER những góc nhìn thẳng thắn về dự án này.  Được biết ông là thành viên kỳ cựu ở trong Hội đồng qui hoạch kiến trúc TP. HCM, chắc ông có nhiều thông tin về số phận Nhà hát giao hưởng, nhạc và vũ kịch TP. HCM? Ông Nguyễn Minh Hòa:  Đúng là tôi là một trong số ít có thâm niên lâu nhất trong hội đồng này, đã trải qua 5 đời giám đốc Sở Quy hoạch kiến trúc nên tôi khá rành về chuyện này. Thực ra nó không phải là câu chuyện phức tạp, nhưng lại là câu chuyện có nhiều

Nhà hát Trần Hữu Trang và những lo ngại trong tương lai

Hình ảnh
(NTD) - Trong tờ trình của UBND TP.HCM, dự án Nhà hát giao hưởng, nhạc và vũ kịch (Nhà hát Giao hưởng Thủ Thiêm) được giao cho Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM làm chủ đầu tư. Trớ trêu thay, đây cũng chính là chủ đầu tư của Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang có giá trị đầu tư 132 tỷ đồng nhưng không sử dụng được... Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang ngốn hết 132 tỷ đồng nhưng xây xong không ai muốn diễn! Cách đây 10 năm, với hàng loạt lý do như nhu cầu của nhân dân, nguyện vọng của các nghệ sĩ, cần một nơi xứng tầm để tôn vinh cải lương… chủ trương xây lại Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang trên nền rạp Trần Hưng Đạo (515-517 Trần Hưng Đạo, Q.1, TP.HCM) được chính quyền TP.HCM chấp thuận. Công trình ban đầu được duyệt tổng đầu tư gần 60 tỷ đồng nhưng cuối cùng tốn 132 tỷ đồng này khởi công từ tháng 4/2013, đến tháng 5/2017 mới được bàn giao sau 2 năm bị đình chỉ khánh thành để khắc phục sửa chữa lỗi thiết kế xây dựng. Nhưng chỉ một thời gian

Hà Nội: Nhà hát huyện Đan Phượng vốn hơn 117 tỷ đồng giờ ra sao?

Hình ảnh
Dự án nhà hát trăm tỷ trên địa bàn huyện Đan Phượng, Hà Nội được khởi công từ năm 2012 nhưng đến nay 6 năm công trình vẫn đang “đắp chiếu”. Nhà hát trăm tỷ ở huyện Đan Phượng Nhà hát huyện Đan Phượng, Hà Nội do UBND huyện làm chủ đầu tư, nhà hát nằm trong khu Trung tâm Văn Hóa - Thể Thao huyện, được khởi công từ ngày 23/2/2012, cao 3 tầng, có tổng diện tích sàn hơn 7.000 m2, nằm trên mảnh đất rộng 10.500 m2. Nhà hát được xây dựng với quy mô hoành tráng, kiến trúc độc đáo. Nhà hát có tổng vốn đầu tư hơn 117 tỷ đồng, nhà hát huyện Đan Phượng (Hà Nội) có đầy đủ các chức năng của một nhà hát tầm cỡ. Bên ngoài được ốp lớp kính và đá đen bóng loáng, bên trong thiết kế hiện đại. Với 40 phòng chức năng, trong khu biểu diễn là một hội trường rộng 700 ghế ngồi và một sàn diễn rộng tới hàng trăm mét vuông. Trải qua 6 năm xây dựng, đến nay các hạng mục của nhà hát này cơ bản đã hoàn thành. Tuy nhiên, nhà hát huyện Đan Phương đến nay vẫn chưa hoạt động chính thức. Vốn đầu tư xây dựng nh

Liên hoan Nghệ thuật sân khấu chuyên nghiệp Tuồng, Bài chòi và Dân ca kịch toàn quốc năm 2018

Hình ảnh
Sáng 22-10, Đoàn Ca kịch Bài chòi, Sở VH-TT-DL tỉnh Bình Định mở màn liên hoan Nghệ thuật sân khấu chuyên nghiệp Tuồng, Bài chòi và Dân ca kịch toàn quốc năm 2018 tại Quảng Ngãi với tiết mục  Chuyện tình làng võ . Liên hoan kéo dài từ ngày 20 đến 28-10. Tại liên hoan lần này, tỉnh Bình Định mang đến vở diễn  Chuyện tình làng võ  của tác giả NSƯT Ngọc Đạo, với sự tham gia các diễn viên Phương Phú, Thùy Dung, Hoài Tâm, Hoài Nam... Bối cảnh ở  Chuyện tình làng võ  là ở lò võ thuộc môn phái Bình Võ Đạo, thập niên 60, thế kỷ XX. Thời điểm đất nước lâm vào khói lửa chiến tranh, thầy võ Sinh cùng các môn sinh đã khéo léo dùng võ bảo vệ dân, hỗ trợ cách mạng. Vở diễn Chuyện tình làng võ màn đấu võ của các võ sinh. Ảnh: NGUYỄN TRANG Tại lò võ này cũng đã chứng kiến chuyện tình của Điền và Tú, tuy nhiên sau đó họ phải chịu cảnh ly tán do âm mưu của người thứ 3 là Du, người từng là bạn đồng môn của Điền. Hại gia đình, cướp người yêu, nhưng Du vẫn giữ được mạng trong trận quyết đấu với

Đề cử Giải Mai Vàng 2018: Nhiều vai hài duyên dáng, sâu sắc

Hình ảnh
Nhiều diễn viên hài trẻ đã có sự bứt phá nhưng thước đo giá trị phải là những vai diễn trên sân khấu có đời sống số phận và sự tương tác trực tiếp với khán giả Năm 2018, sự xuất hiện của nhiều diễn viên hài trẻ với diễn xuất duyên dáng, tinh tế bên cạnh những tên tuổi thâm niên của nghề chọc cười này đã mang đến cho sân khấu và các chương trình truyền hình giải trí mùa bội thu vai diễn mới.  Dấu ấn duyên hài mới Bên cạnh những cái tên quen thuộc với khán giả yêu tiếng cười như: Thành Lộc, Hữu Châu, Hồng Vân, Hoài Linh, Minh Nhí, Thanh Thủy, Bạch Long, Hoàng Sơn, Lê Giang, Việt Hương, Thúy Nga, Thu Trang, Tiến Luật, Trường Giang, Trấn Thành, Gia Bảo, Đình Toàn..., nhiều gương mặt hài trẻ xuất hiện trên sân khấu và trong các chương trình truyền hình giải trí trong năm được khán giả yêu thích: Chánh Trực, Xuân Nghị, Mạc Văn Khoa, Minh Dự, Tuyền Mập, Quốc Thịnh, Lê Lộc, Tuấn Dũng… Bạch Long, Đình Toàn trong vở nhạc kịch “Tiên Nga” Trong số các gương mặt diễn viên hài tr

"Kiều Nữ" Bích Sơn bây giờ ra sao?

Hình ảnh
(NLĐO)- Sau một thời gian dài sống ẩn danh, không xuất hiện bất cứ nơi nào, nghệ sĩ Bích Sơn – người được mệnh danh là "Kiều Nữ" của sân khấu cải lương - đã tái xuất trong sự bất ngờ của nhiều nghệ sĩ đồng nghiệp. "Kiều nữ" Bích Sơn của đoàn cải lương Thanh Minh, Thanh Nga ngày xưa và bây giờ Với mái tóc bạc trắng, gương mặt phúc hậu, nữ nghệ sĩ từng được khán giả yêu mến cải lương đặt nghệ danh là "Kiều nữ của sân khấu cải lương" năm nay đã 82 tuổi. Dáng đi của nữ nghệ sĩ vẫn còn nhanh nhẹn, nụ cười vẫn tươi khi gặp khán giả nhận ra bà. Nghệ sĩ Bích Sơn không tham gia bất kỳ một sự kiện văn nghệ nào của cộng đồng kiều bào tại Mỹ hơn 20 năm qua. Bà sống tại một khu vực có đông người Mỹ gốc Hoa và Việt tại Los Angeles. Bà cho biết sức khỏe vẫn tốt do mỗi ngày bà chịu khó cùng chồng đi dạo bộ quanh các con phố gần nhà. Dù không tham gia các sự kiện văn nghệ nhưng bà vẫn liên lạc thường xuyên với các nghệ sĩ sinh sống ở hải ngoại. NS Phư

Nghệ sĩ Nhân dân Lệ Thủy ở tuổi 70 niềm đam mê còn mạnh hơn xưa

Hình ảnh
ANTD.VN - 58 năm đi hát, NSND Lệ Thủy không chỉ in dấu trong lòng công chúng với tên gọi “cô đào ngoại hạng” của sân khấu cải lương mà còn hăng say với công việc từ thiện. Sau ánh đèn sân khấu, NSND Lệ Thủy trở về với gia đình cũng như bao người phụ nữ bình dị khác. Tuổi 70 nhưng NSND Lệ Thủy vẫn đam mê với cải lương Trời và Tổ nghề thương Từ một giọng ca ru em với bài vọng cổ, cô bé 12 tuổi đã bước vào nghề hát cải lương với bài ca cổ “Cô gái bán đèn hoa giấy”. Những vai đóng thế, ngâm thơ hậu trường, đóng kép con trên sân khấu tới các vai đào nhì, vai phụ rồi vai chính. Dần dần, NSND Lệ Thủy có bước đi lớn trong con đường nghệ thuật cải lương.  Lệ Thủy có một giọng ca thổ pha kim hiếm có và cách ca rất chân phương, nhẹ nhàng. Trong các nghệ sĩ cải lương ngày đó, chỉ có Lệ Thủy được thu đĩa khi mới 12 tuổi vì cô có một chất giọng lạ, gây tò mò với người nghe. Niềm đam mê ca cải lương của bản thân cùng với sự ham học hỏi từ những đàn anh đi trước đã giúp Lệ Thủy nổi tiếng