Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 2 18, 2017

NS Bo Bo Hoàng: Nàng Cám vai diễn có một không hai trên SK Huỳnh Long

Hình ảnh
NS Bo Bo Hoàng: Nàng Cám vai diễn có một không hai trên SK Huỳnh Long Sau năm 1975, sân khấu cải lương có sự thay đổi mới mẻ. Trước năm 1975, cải lương tuồng cổ có một vị trí rất khiêm tốn, không thể so với các đại ban như Thanh Minh – Thanh Nga, Thái Dương, Dạ Lý Hương, Kim Chung,... Thì từ năm 1976 trở đi, hai đoàn hát tuồng cổ Minh Tơ, Huỳnh Long đã trở thành hai đơn vị nghệ thuật mạnh thu hút nhiều khán giả đến xem với phong cách nghệ thuật mới, có chiều sâu, kết hợp nhuần nhuyễn giữa sân khấu truyền thống và những cách tân phù hợp với thời đại. Những nghệ sĩ: Thanh Tòng, Thanh Bạch, Bạch Lê, Hữu Lợi, Bửu Truyện, Thanh Thế, Trường Sơn... trở thành những nghệ sĩ ăn khách, ăn khách, thậm chí, có thời gian cải lương tuồng cổ đông khách hơn những đoàn cải lương khác. Một trong những vở diễn đông khách liên tục trong nhiều năm trên sân khấu đoàn cải lương tuồng cổ Huỳnh Long, đó là vở Tẩm Cám của tác giả Huy Trường, đạo diễn Huỳnh Nga. Lạ một điều, vở tấm Cám được k

Ba nhạc sĩ nước ngoài mê nhạc cổ Việt Nam

Hình ảnh
Say mê tìm hiểu âm nhạc dân tộc truyền thống Việt Nam, các nhạc sĩ trẻ Bretton Dimick, Alexander M. Cannon (Mỹ), Barley Norton (Anh) đã có mặt tại Việt Nam trong những ngày tháng 8 này. Không chỉ tìm đến các trường dạy nhạc các thành phố, các nhạc sĩ còn lặn lội tầm sư học đạo tại nhà nhạc sư Vĩnh Bảo, đến với nhà hàng Lá Thơm (Phú Nhuận, TPHCM), điểm hội ngộ của các nghệ sĩ cổ nhạc ba miền Nam, Trung, Bắc qua những chương trình ca trù, chầu văn, đờn ca tài tử… Từ Đại học Michigan (Mỹ) đến Việt Nam, hai nhạc sĩ - nghiên cứu sinh Bretton Dimick và Alexander Cannon cho biết, họ đã dành thời gian đi thực tế và thật thú vị khi khám phá nhiều điều mới lạ về âm nhạc dân tộc truyền thống Việt Nam ở Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Vĩnh Long… Nhạc sư Vĩnh Bảo (bìa trái) và hai nhạc sĩ Mỹ Bretton Dimick, Alxander M. Cannon. * Bretton Dimick (ĐH Michigan, Mỹ): Trước đây tôi từng học nhạc dân tộc có nguồn gốc từ Ailen, Xcốtlen ở Mỹ, ở Canada. Sau khi tốt nghiệp đại học

Nghệ sĩ trẻ Trúc Ly "bông tràm trắng" Cà Mau

Hình ảnh
Nghệ sĩ trẻ Trúc Ly "bông tràm trắng" Cà Mau Tên thật là Trần Trúc Ly sinh năm 1986 tại Đất Mũi - huyện Ngọc Hiển - tỉnh Cà Mau. Từ nhỏ đã được ông nội là nghệ nhân đờn ca tài tử Trần Đắc Thắng dạy ca vọng cổ và bài bản cải lương. Năm 2001, vừa tròn 15 thổi Trúc Ly được đoàn cải lương Hương Tràm chấm, nhận vào đoàn, thấy Trúc Ly có năng khiếu gia đình cũng đồng ý cho đi. Từ đó Trúc Ly bắt đầu cuộc sống tự lập, trong tập thể một đoàn cải lương nhà nước chính qui có nhiều nghệ sĩ trẻ được lãnh đạo rất quan tâm chăm sóc. Trong môi trường thuận lợi như vậy Trúc Ly nhanh chóng học hỏi, tiếp thu, dần dần tạo cho mình thế đứng riêng trong đoàn. Tre chưa tàn mà măng đã mọc, đoàn cải lương Hương Tràm tỉnh Cà Mau là nơi có lực lượng diễn viên trẻ tại chỗ hùng mạnh, nên luôn giữ vị thế của một đoàn lớn ở đồng bằng sông Cửu Long. Gương mặt sáng đẹp, vóc dáng vừa tầm một cô đào chánh, Trúc Ly lại có thêm làn hơi phong phú ngọt ngào, truyền cảm, chắc nhịp. Cô ca di

NSƯT Vương Hà – ngôi sao cải lương Bắc

Hình ảnh
NSƯT Vương Hà – ngôi sao cải lương Bắc ...Từ nhỏ, Hà thường theo cha mẹ đi biểu diễn khắp nơi nên từng câu hát lời ca của mẹ đã theo Hà trong giấc ngủ trẻ thơ và rồi những câu vọng cổ, điệu lý như có một sức hút kỳ lạ với Hà. Năm 13 tuổi, Hà đã trúng tuyển lớp diễn viên của Nhà hát Tuồng Trung ương. Tốt nghiệp năm 1983. Hà được giao đóng vai mẫu trong các vở Đào Tam Xuân, Nghêu – Sò - Ốc - Hến... và những vai trích đoạn Tuồng. Thật suôn sẻ với Hà, chị được đánh giá là diễn viên xuất sắc và được Nhà hát cử đi dự Liên hoan những ngày Văn hóa tại Liên Xô... Hà sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật, Bố mẹ Hà đều là diễn viên của Đoàn Tuồng và Cải lương Thanh Hóa, hai cậu em trai là diễn viên của đoàn Cải lương và Kịch nói Thanh Hóa... Từ nhỏ, Hà thường theo cha mẹ đi biểu diễn khắp nơi nên từng câu hát lời ca của mẹ đã theo Hà trong giấc ngủ trẻ thơ và rồi những câu vọng cổ, điệu lý như có một sức hút kỳ lạ với Hà. Năm 13 tuổi, Hà đã trúng

Thanh Thanh Hiền: “Tôi chưa hề bỏ cải lương”

Hình ảnh
NSƯT Thanh Thanh Hiền: “Tôi chưa hề bỏ cải lương” Khán giả trong Nam ít có dịp gặp Thanh Thanh Hiền, ngôi sao cải lương số 1 miền Bắc, mà thường chỉ thấy chị qua băng đĩa, truyền hình... Nhưng thời gian gần đây, chị đã hai lần liên tiếp có mặt tại TP.HCM. Chị nhắc đi nhắc lại câu nói “Tôi chưa hề bỏ cải lương” như để cải chính dư luận từ lâu cho rằng Thanh Thanh Hiền đã bỏ cải lương chạy theo tân nhạc khi mười năm trước, chị đột ngột chuyển biên chế từ Nhà hát Cải lương trung ương về Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long, lúc đang ở vị trí “ngôi sao”. Tuần qua, Thanh Thanh Hiền đã cùng Xuân Hinh biểu diễn tiểu phẩm Ngựa người - người ngựa (tác giả Nguyễn Công Hoan, đạo diễn Lê Hùng) trong ba đêm 28, 29-2 và 1-3 tại nhà hát Bến Thành. Cặp nghệ sĩ tài năng xứ Bắc này đã làm mê hoặc khán giả TP bằng khả năng ca diễn của mình. Xuân Hinh “ma lanh” một cách hóm hỉnh với sở trường hề chèo trong vai phu kéo xe, còn Thanh Thanh Hiền xinh đẹp, quyến rũ và rất mượt mà với điệu

MINH VƯƠNG - LỆ THỦY: KHÁN GIẢ ĐÃ GẮN KẾT CHÚNG TÔI

Hình ảnh
MINH VƯƠNG - LỆ THỦY: KHÁN GIẢ ĐÃ GẮN KẾT CHÚNG TÔI Tối 27-10 tại rạp Hưng Ðạo, Sân khấu vàng đã tái diễn vở Tô Ánh Nguyệt (TG: Trần Hữu Trang; ÐD: NSND Diệp Lang) sau suất diễn đầu tiên (20-10) được công chúng cổ vũ nồng nhiệt. Tô Ánh Nguyệt đã lấy được nước mắt của người xem với diễn xuất của hai NSƯT Minh Vương và Lệ Thủy. Nghệ sĩ Minh Vương - Lệ Thủy trong vở Lá sầu riêng- Ảnh: Linh Đoan Khi trao kỷ lục "Ðôi nghệ sĩ cải lương đóng chung lâu năm và ăn ý nhất VN" (đầu tháng 10-2008), Trung tâm Sách kỷ lục VN đã thống kê nghệ sĩ Minh Vương - Lệ Thủy cùng diễn ăn ý với nhau suốt 36 năm qua với hơn 200 vở tuồng. Kỷ lục này được nhiều người đồng tình bởi hiếm hoi lắm mới có "liên danh" nghệ sĩ cải lương gắn bó lâu đến vậy và đến nay vẫn chưa có dấu hiệu tách đôi. Hai người bền bỉ trên đường Nghệ sĩ Minh Vương nhỏ hơn Lệ Thủy hai tuổi, khi anh bỡ ngỡ vào nghề thì chị đã là một đào chánh lẫy lừng nhiều người biết đến. Thời điểm năm 1971, 19

Nghệ sĩ Hữu Châu: “Lạy má Ba, con là Châu, con ra hát đây!”

Hình ảnh
Nghệ sĩ Hữu Châu: “Lạy má Ba, con là Châu, con ra hát đây!” Là cháu ruột gọi NSƯT Thanh Nga bằng cô, nghệ sĩ Hữu Châu cùng những thế hệ sau của đại gia đình lừng lẫy bầu Thơ - Năm Nghĩa sẽ đứng ra tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm ngày mất của NSƯT Thanh Nga (10g ngày 23-11-2008 tại rạp Đại Đồng, Q.3, TP.HCM). Khi bắt đầu những hồi ức về người cô tài hoa bạc mệnh, Hữu Châu đã “xin” với Tuổi Trẻ thế này: “Trước giờ tôi thường gọi là “cô” khi có ai hỏi tới cô tôi, nhưng hôm nay cho phép tôi được gọi là “má Ba” - từ mà tôi đã gọi cô tôi suốt tuổi thơ của mình...”. * 30 năm là một mốc quan trọng để anh và gia đình quyết định tổ chức ngày lễ giỗ đặc biệt này? - Má Ba của tôi đã nằm xuống 30 năm nhưng chưa bao giờ má ra đi trong lòng những người thân trong gia đình và hàng bao thế hệ khán giả. Tôi biết rõ điều này bởi bây giờ chỉ cần lên mạng là có thể bắt gặp vô cùng nhiều hình ảnh, tư liệu, diễn đàn về cuộc đời và sự nghiệp của NSƯT Thanh Nga. Những ngày giỗ trước đây

NS Khánh Tuấn: “…Nhận cả vinh quang lẫn đoạn

Hình ảnh
NS Khánh Tuấn: “…Nhận cả vinh quang lẫn đoạn trường” 21.11.2008 19:53 Mê cải lương từ hồi còn nhỏ, đặc biệt, Khánh Tuấn rất thích giọng ca của NSUT Thanh Tuấn nhưng trong lòng Khánh Tuấn không bao giờ nghĩ rằng sau này lớn lên mình sẽ trở thành một nghệ sĩ. Nhưng rồi định mệnh đầy đưa, sau cái chết đột ngột của người cha, gia đình Khánh Tuấn lâm vào cảnh túng quẫn. Để đỡ phần nào gánh nặng cho mẹ, Khánh Tuấn vào đời kiếm sống. Trong những tháng ngày bôn ba đó, duyên may đã giúp Khánh Tuấn có dịp làm quen với một người trong đoàn hát. Đó chính danh Ba Nhỏ - họa sĩ của đoàn CL Khánh Hổng. Thầy Khánh Tuấn dễ mến, lanh lợi lại rấtmê cải lương nên anh Ba Nhỏ đã giới thiệu cho Khánh Tuấn vào đoàn làm chân gác cửa, chỉ ghế cho khán giả. Từ lối rẽ đó, cuộc đời của Khánh Tuấn bước sang một trang khác... Trong buổi ban đầu đầy gian nan ấy, Khánh Tuấn cho rằng mình đã rất may mắn khi được những bậc đàn anh, đàn chị hết lòng giúp đỡ và dìu dắt. Thấy Tuấn có khả năng, nhạc sĩ

Ngày giỗ lần thứ 30 cố NSƯT Thanh Nga

Hình ảnh
Ngày giỗ lần thứ 30 cố NSƯT Thanh Nga: Trang trọng, cảm động, ấm tình nghệ sĩ 23.11.2008 17:15 Hình: ngocanh 10 giờ Chủ nhật (23-11), tại sân khấu Đại Đồng đã diễn ra “Lễ kỷ niệm 30 năm - NS Thanh Nga qua đời”, một không khí đầm ấm, trang trọng, thân thương mà con, cháu, bạn bè, đồng nghiệp của NS Thanh Nga đã cùng về đây tưởng nhớ về cô – NS Thanh Nga tài hoa - bạc mệnh. Rất đông nghệ sỹ cải lương, diễn viên điện ảnh, kịch nói ...cùng đến tham dự. Đứng trước cửa rạp từ rất sớm, khi mà ngay cả người thân trong gia đình của NS Thanh Nga còn chưa tới, cốt yếu chỉ để “gặp ai bắt nấy” – 30 năm biết bao giờ có dịp ghi lại hình ảnh như thế này nữa, kia là Tô Định – NS Văn Ngà – là nghệ sĩ đến đầu tiên, một bà cụ trông rất quen vừa nhờ xe ôm chở đến, thì ra đó là cô 8 Trống (làm đồ hội cho đoàn Thanh Minh) – cô bảo: “Cô đi xe ôm tới, để đốt nhang cho Thanh Nga. Đầu mùa Thanh Nga - cuối mùa cũng Thanh Nga”, một năm rồi nay mới gặp lại, cô vừa lãng tai và bị bệnh thận nặng

Nhớ về một huyền thoại sân khấu, Thanh Nga

Hình ảnh
Nhớ về một huyền thoại sân khấu, Thanh Nga 30 năm khuất bóng ! 26.11.2008 19:28 NS Hữu Phước & Thanh Nga 30 năm trôi qua, thời gian dài đăng đẳng vẫn không bôi xoá được hình bóng của nữ diễn viên tài sắc Thanh Nga trong ký ức của nghệ sĩ cải lương, của khán giả Sàigòn và cả miền Nam trong ba thập niên cuối thế kỷ hai mươi. Các ký giả kịch trường, các nghệ sĩ cải lương và khán giả ái mộ đều xem Thanh Nga là một thần tượng nghệ thuật; những chuyện về cuộc sống, tình yêu và nghệ thuật liên quan đến Thanh Nga đều được xem như là huyền thoại sân khấu; nhan sắc và nghệ thuật ca diễn của Thanh Nga còn lưu lại những nét đẹp trác tuyệt mà các nghệ sĩ đồng thời và các thế hệ sau đều mơ ước được như Thanh Nga. Phải chăng vì Thanh Nga đang ở trên đỉnh cao của thành tựu nghệ thuật, của sắc đẹp, của sự giàu sang, danh vọng mà cô bất ngờ bị bức hại phải đột ngột rời bỏ cuộc đời một cách quá đau thương tức tửi nên người đời càng thêm thương tiếc cho Thanh Nga, một hồng nhan b

HOA PHƯỢNG: VẬN MAY CHƯA ĐẾN

HOA PHƯỢNG: VẬN MAY CHƯA ĐẾN Hoa Phượng là diễn viên trẻ nhất trong số các HCV giải triển vọng Trần Hữu Trang. Hoa Phượng đạt HCV khi vừa tròn 18 tuổi. Huỳnh Bích Phượng sinh năm 1982 tại cái Nước – tỉnh Cà Mau, lớn lên trong gia đình biết đờn ca tài tử, cải lương, những buổi đờn ca ở gia đình đã thấm vào tâm hồn Phượng từ bé, khi vừa tròn 13 tuổi (1995). Phượng được người cô vốn rất mê cải lương dẫn vào đoàn Hương Tràm xin cho Phượng học hát. Sau khi thử năng khiếu, Ban lãnh đạo đoàn Hương Tràm đã nhận ngay cô bé có đôi mắt to đen tròn, gương mặt dễ thương với nụ cười rất có duyên. Đặc biệt là giọng ca rất ngọt ngào, truyền cảm, âm hưởng lạ, không giống bất cứ ai, một khả năng tiềm ẩn nếu biết khai thác sẽ trở thành một diễn viên nhiều triển vọng. Thật vậy, sau một thời gian được rèn luyện, học tập với sự hướng dẫn của NSƯT Minh Đương cùng các thầy cô khác, Hoa Phượng đã tiến bộ vượt bậc. Cùng với Lịch Sử, Hoàng Nhất, tạo nên một bộ ba tài năng trẻ nhiều năm liền làm

Định mệnh của NSƯT Thanh Sang

Hình ảnh
ĐỊNH MỆNH CỦA NSUT THANH SANG Giọng hát buồn, phong thái từ tốn, chậm rãi, đôi mắt lúc nào cũng u uẩn... như dự báo cho cuộc đời lận đận của anh đánh cá trở thành kép hát. 15 tuổi bỏ nhà đi theo gánh hát, 50 năm gắn liền với sân khấu là một giấc mơ buồn nhiều hơn vui, sóng gió nhiều hơn an bình... Hẹn 9g30 sáng tại nhà riêng, đúng 9g25 Thanh Sang về, ngồi sau xe của vợ. Đã mấy năm nay ông không lái xe được, sau cú ngã vì tai biến mạch máu não. Người nghệ sĩ già ngoài đời không có gì khác biệt với trên sân khấu, vẫn phong thái nhẹ nhàng, khoan thai... Ông diện áo hồng bên trong, vest trắng bên ngoài, chỉn chu, đạo mạo như một công chức. “Lịch làm việc” buổi sáng của Thanh Sang vừa hoàn thành: thức dậy từ sớm, đi ăn sáng, châm cứu ở nhà thầy. Đáng lẽ ra còn vài việc phải làm, nhưng ông vội về vì đã có hẹn, không trễ dù chỉ một phút. Nửa ngày còn lại của ông sẽ là đọc sách, xem tivi đến khi nào cảm thấy mệt thì nghỉ ngơi. Kép đẹp từng nổi tiếng trong làng cải lương Nam

NSND Thanh Tòng và nỗi oan “mất gốc”

Hình ảnh
Nói đến NSND Thanh Tòng là nói đến cả một dòng họ của ông bầu Thắng lừng danh đã để lại cho sân khấu khoảng 30 người con, cháu, hiện là nghệ sĩ tên tuổi trong làng sân khấu. Vậy mà đã có lúc Thanh Tòng muốn bỏ nghề trước những định kiến về bộ môn nghệ thuật do ông chủ trương sáng lập - cải lương tuồng cổ. 3 tuổi, Thanh Tòng đã lên sân khấu hát bội của ông nội mình (bầu Thắng) trong vở Hoàng Phi Hổ quy Châu và San Hậu. Gánh hát hồi ấy đóng đô ở đình Cầu Quan (khu Cầu Muối, quận 1, TP.HCM), nhưng cũng lang bạt kỳ hồ theo mùa chầu tứ xứ. Lên sân khấu được vài tuồng là Thanh Tòng ... ghiền luôn, và tiếp tục theo học múa, hát với các cô chú. 10 tuổi, ông chính thức theo nghề, rồi 11 tuổi nổi tiếng “thần đồng” trên sân khấu cải lương hồ quảng do báo Tiếng Dội bình chọn. Thế cho nên mới học lớp 7 ông đã nghỉ ngang, bởi mê hát đến nỗi hôm nào cũng đi học trễ, bà mẹ phải vô năn nỉ thầy giáo hoài, chịu sao thấu. Ông đã có khung trời tuổi thơ sau cánh màn nhung, quá say mê,