Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 2 14, 2017

Người sáng chế những chiếc đờn độc chạy bằng pin

Hình ảnh
Ở cái tuổi lục tuần, dù sức đã yếu, tóc đã bạc, nhưng những ngón đàn của ông Chín Quý (còn gọi là ông Chín đờn cò ở phường Hiệp Thành, TX.Ngã Bảy, Hậu Giang) vẫn rất mượt mà, bay bổng làm say đắm lòng người. Chưa thỏa mãn niềm đam mê, ông còn sáng chế ra rất nhiều loại đờn mới. Không chỉ giỏi về ngón đàn, ông Chín còn sáng chế ra nhiều nhạc cụ phục vụ sự nghiệp lưu diễn của mình. Cả nhà tài tử Sinh ra và lớn lên tại phường Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa trong một gia đình có truyền thống đờn ca. Dù có tay nghề với các ngón đờn, nhưng ba mẹ ông sinh sống bằng nghề tráng bánh tráng. Năm 1962, ông bắt đầu theo thầy Nguyễn Như Đăng học đờn bầu. Sau khi thành thạo, ông tiếp tục học chơi các loại nhạc cụ khác như violon, kìm, tranh,... Tới năm 17 tuổi, ông đã biết kiếm tiền với sở trường chơi đờn ca tài tử, lưu diễn khắp nơi và trải qua cả chục đoàn hát. Ông cho biết: “Lúc mới vào nghề khó khăn lắm, hết theo gánh hát này đến gánh khác, nhưng tôi trụ lâu nhất là đoàn hát Kim Chung 1 và

Nghệ sĩ cải lương: Tuổi "xế chiều" và muôn nẻo mưu sinh

Hình ảnh
Muốn tìm nhiều nghệ sĩ nổi tiếng một thời ở các đoàn cải lương Chuông Vàng (Sóc Trăng), Cao Văn Lầu (Bạc Liêu), Hương Tràm (Cà Mau), bây giờ phải vô các quán nhậu. Còn tìm nghệ nhân đờn ca tài tử từng rộn ràng sân khấu hội thi một thời, lại loanh quanh đám cưới trong ấp. Ông Phạm Thanh Hùng ôm đàn khi vắng khách xe ôm. Mở quán Con hẻm bên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa ở khóm 4, phường 7 (Tp Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng) có các quán cải lương của nghệ sĩ Đoàn Cải lương Chuông Vàng (Sóc Trăng). Đó là quán Nghệ sĩ Linh Tuấn - Thanh Kim Hiền của vợ chồng nghệ sĩ Linh Tuấn - Thanh Kim Hiền; quán Ca cổ 9999 của vợ chồng nghệ sĩ Vương Tuấn - Kiều Loan. Các nghệ sĩ của Đoàn Cải lương Cao Văn Lầu (Bạc Liêu) mở một loạt quán ca cổ: Công Tràng, Ngân Trinh - Mạnh Tường, Lệ Mỹ, Hoài Cổ…trải dài theo con đường từ trung tâm Tp Bạc Liêu đến Cầu Xáng. Còn con đường Nguyễn Du ở phường 5 (TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau) có lúc được người dân gọi là Đường "Quán nghệ sĩ", vì có loạt quán nhậu

Phạm Tân - Tuấn Anh: Ước mơ một sân khấu riêng

Hình ảnh
Một trong năm giải C dành cho kịch bản sân khấu (SK) xuất sắc (giải thưởng cho các tác phẩm SK, các cá nhân xuất sắc năm 2012 khu vực phía Nam của Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam) thuộc về hai tác giả trẻ Phạm Tân - Tuấn Anh với kịch bản Gió hoàng cung. Ra mắt khán giả trong đợt Liên hoan Tài năng trẻ đạo diễn SK 2012, Gió hoàng cung không chỉ gây nhiều tranh luận về cách làm mới cải lương của những người trẻ mà còn để lại sự ngạc nhiên thú vị khi những người trẻ mạnh dạn lao vào đề tài lịch sử với góc nhìn, quan điểm riêng của thế hệ mình. Thật ra, với khán giả SK, Phạm Tân - Tuấn Anh không phải là cái tên quá xa lạ. Năm 2007, bộ đôi này từng tạo được sự chú ý với vở Giếng lạ ở SK kịch Hồng Vân; tiếp theo là Cuộc chơi nghiệt ngã trên SK Idecaf và Bao Công kỳ án trong liveshow Hoài Linh. Tại Liên hoan Tài năng trẻ đạo diễn SK 2012, ngoài Gió hoàng cung, vở Xin một cái tên của bộ đôi tác giả này cũng đã góp phần mang về chiếc huy chương vàng cho tác giả Phan Nhật Phi Long. T

Trần Phước Thuận - từ điển sống về đờn ca tài tử Nam bộ

Hình ảnh
Xuất thân làm Đông y, nhưng từ khi lấy vợ, Trần Phước Thuận (ảnh), Tổng thư ký Hội Khoa học lịch sử tỉnh Bạc Liêu, hội viên Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, lại say mê nghiên cứu đờn ca tài tử (ĐCTT) Nam bộ - loại hình nghệ thuật mà phía nhà vợ - cụ thể là bố vợ - nghệ sĩ Trần Tấn Hưng, đã góp công cải tiến bản vọng cổ 20 câu nhịp 16 thành sáu câu nhịp 32 tồn tại đến bây giờ. Trong những ngày chuẩn bị Festival ĐCTT Quốc gia lần thứ nhất - Bạc Liêu 2014, nhà nghiên cứu Trần Phước Thuận được Ban tổ chức mời làm thành viên hội đồng cố vấn chuyên môn cho những gì liên quan đến ĐCTT, ông như một nhà đờn-ca-tài-tử-học. Trần Phước Thuận trông trẻ hơn cái tuổi 65 của ông rất nhiều, lúc nào cũng áo đóng thùng, quần tây thẳng nếp, giày vớ tinh tươm. Đó là con người mà sự nghiêm túc hiện rõ ra bên ngoài. Ông có nhiều công trình nghiên cứu có giá trị khoa học như Truyện Kiều tập chú (viết chung với Trần Văn Chánh, Phạm Văn Hòa), những bài thuốc kinh nghiệm đơn giản của Hải Thượng Lãn

Út Bạch Lan: 'Thế hệ trẻ sẽ cứu lấy cải lương'

Út Bạch Lan: 'Thế hệ trẻ sẽ cứu lấy cải lương' Soạn giả Viễn Châu đã tạo nên cái tên "Sầu nữ" cho Út Bạch Lan bằng bài vọng cổ "Hoa lan trắng", viết riêng cho giọng ca bi ai, não nuột của bà. Mỗi khi bà cất tiếng, người ta như thấy cả nỗi đau của kiếp người đa đoan. Nhưng nghe kỹ mới thấy cái thâm trầm, tự tại giúp người ca vượt qua sóng gió... Nghệ sĩ Út Bạch Lan. Nghệ sĩ Út Bạch Lan. - Bà nghĩ gì về các nghệ sĩ trẻ bây giờ? - Tôi nhớ ngày xưa tôi và Thanh Hương đều là đào chính của một đoàn lớn, nhưng hễ bữa nào Thanh Hương đóng chính thì tôi làm cung nữ múa hầu, và ngược lại. Chúng tôi còn có thói quen nhắc tuồng cho nhau để thuộc tuồng luôn, nhỡ ai bệnh hoặc có chuyện gì phải nghỉ thì người kia thế vai liền, rất trôi chảy. Nhiều nghệ sĩ trẻ bây giờ không chịu nhau, cầm kịch bản lên coi thấy có cô X, cô Y mà mình không ưa thì từ chối vai diễn liền. Một số em cũng chưa hết lòng hết dạ yêu nghề, không chịu khó trau dồi. - Còn quán ăn nghệ sĩ củ

Chuyện đời buồn của “Quân tử cầm” lẫy lừng Nam Bộ

Chuyện đời buồn của “Quân tử cầm” lẫy lừng Nam Bộ Đã hơn 30 năm trôi qua, kể từ ngày danh cầm Năm Cơ ra đi mãi mãi, giới mộ điệu vẫn chưa thể quên hình bóng "Quân tử cầm" một thủa. Lời ân hận muộn màng của ông trước lúc ra đi đã làm cảnh tỉnh không biết bao nhiêu nghệ sĩ trót "mua vui" với thú "đốt tiền ngửi khói" của cả một thời kỳ. Danh cầm lắm nỗi niềm bi uẩn Năm Cơ tên thật là Dương Văn Cơ (1919-1980), thân phụ ông vốn người Triều Châu (Trung Quốc) sang Việt Nam sống nghề buôn bán nhỏ. Do gia cảnh, từ khi lên 7 Năm Cơ đã phải đi chăn bò cho người cô ruột. Nhỏ tuổi nên ít bạn mục đồng chơi, buồn không biết làm gì, cậu bé lấy cây đàn đoản (loại đờn kìm có cần ngắn) ra ngân nga mấy khúc nhạc học "lóm" của người ta. Mỗi khi nghe được đâu đó bài tấu từ đờn kìm là cậu lại "run" lên, và "tập tễnh" tấu theo cho... mấy con bò "nghe". Những "tuyệt phẩm" của bộ ba Năm Cơ - Văn Vĩ - Bảy Bá “Lớn lên, mỗ

Anh Minh Trí: Đàn tặng bạn (Nhịp và Nhấn nhá rất hay)

Hình ảnh
Cổ nhạc mình thiệt là hay quá đi! Chuyện kể rằng: - Hôm trước có 1 người nước ngoài hỏi tui: "Sao cổ nhạc của mầy lạ vậy, tao nghe mà tao không hiểu?" - Tui bó tay không biết trả lời thế nào, suy nghĩ một hồi trả lời đại: "Không có thằng nào lớn lên tự nhiên hiểu đâu kon, đi học không tui chỉ thầy cho học. Học xong sẽ ghiền hà...Học đến khi lắc ngón được là gái nó theo mầy nhiều lắm ...kakakakaka...giống như cái ông trong clip nè ...có 8000 cô gái theo đó ...kakaka" - Nói xon g nó đánh tui quá trời! ...kakakaka Thôi nghe nha, không 888 nữa ...kakakaka