Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 3 29, 2017

Một tự tình từ đời thực đến hư cấu

Hình ảnh
Một tự tình từ đời thực đến hư cấu (Thethaovanhoa.vn) - Hôm nay 27/9, tại Cà phê thứ Bảy (TP.HCM) có buổi giao lưu với nhà nghiên cứu Nguyễn Lê Tuyên về cuốn sách Hát bội, đờn ca tài tử và cải lương cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 (Phương Nam Book & NXB Văn hóa - Văn nghệ TP.HCM, 2013), do Nguyễn Lê Tuyên và Nguyễn Đức Hiệp biên soạn. Cuốn sách bổ túc một cứ liệu xác tín để hi vọng tháng 12/2013 UNESCO sẽ xét duyệt hồ sơ công nhận đờn ca tài tử là Di sản văn hóa phi vật thể nhân loại. Còn tại sao chọn ngày 27/9 để ra mắt và phát hành? Vì để kỷ niệm ngày sinh nữ nghệ sĩ ba-lê Cléo de Mérode (27/9/1875-17/10/1966). Tại Hội chợ thế giới Paris năm 1900, khi đờn ca tài tử Việt Nam được mời trình diễn, tài tử - nhạc sĩ Nguyễn Tống Triều đã đệm đàn cho Cléo de Mérode múa. Đây cũng là năm mà nhà nhạc học Julien Tiersot ký âm Vũ khúc Đông Dương trên 5 dòng kẻ nhạc - bản ký âm đầu tiên của đờn ca tà

Nghệ nhân tiên phong của nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ

Hình ảnh
Nghệ nhân tiên phong của nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ Cập nhật: 25-03-2017 | 08:02:18 Vào ngày 5-12-2013, Đờn ca tài tử (ĐCTT) Nam bộ được Tổ chức Văn hóa - Khoa học và Giáo dục của Liên hiệp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây là thành quả do nhiều thế hệ nghệ nhân (bao gồm những nghệ nhân đã mất và đang hoạt động) vun đắp, trong đó có công đóng góp của cố Nghệ nhân dân gian (NNDG) - nhạc sư Nguyễn Quang Đại, người mà nhạc giới tài tử thường gọi ông với cái tên kính mến là cụ Ba Đợi và tôn vinh là một trong những nghệ nhân tiên phong của di sản “đặc thù” vùng đất phương Nam.  Đại diện các ban ĐCTT nhận hoa và cờ lưu niệm tại Liên hoan ĐCTT Nam bộ lần thứ 23 tỉnh Long An năm 2017   Đôi nét về tiểu sử Theo nhiều tài liệu có ghi, cố NNDG - nhạc sư Nguyễn Quang Đại thuộc dòng họ Nguyễn Nhữ ở Hải Quế, Hải Lăng, Quảng Trị; sinh năm Mậu Ngọ (1855), mất ngày 19 tháng Giêng, nhưng năm nào không rõ. Ông sinh sống v

Nửa đêm sầu hận (st: Viễn Châu) - NS Mỹ Châu

Hình ảnh
Hãy nghe và cảm nhận nha bà con chứ mấy nghệ sỹ này khó 888 quá! Vì quá nổi tiếng rồi! 888 bậy bạ là bị quất liền vì fan hâm mộ của các nghệ sỹ như Mỹ Châu không ít ...kakakaka

Nhiều kỷ niệm đẹp với đờn ca

Hình ảnh
Nhiều kỷ niệm đẹp với đờn ca Cập nhật: 25-03-2017 | 08:02:18 ĐCTT có một hấp lực mạnh mẽ, lôi cuốn khán giả mộ điệu. Và tôi cũng thực sự bị cuốn hút với chuyên đề tuyên truyền trên báo Bình Dương về ĐCTT Nam bộ trong thời gian qua.  Tác giả bài viết và nghệ nhân Ba Bá (nghệ nhân chế tác nhạc cụ bằng dừa ở Bến Tre) Mỗi lần coi ĐCTT là mỗi lần trong tôi gợi lên bao kỷ niệm đẹp của một thời đã qua. Đó là tuổi thơ cùng với bà nội đi coi cải lương ở các gánh hát. Tuy không được thưởng thức ĐCTT một cách thực thụ nhưng những lời ca mang âm hưởng ĐCTT đã đọng lại trong ký ức của tôi. Khi vào đại học, tôi may mắn được gặp TS Mai Mỹ Duyên, một người dành hết tâm huyết, trí lực để nghiên cứu về ĐCTT. Lần đầu tiên tôi được nghe cô ca bài Xuân hoan thể điệu Nam xuân do chính người ba mến yêu của cô sáng tác, tôi như đang đi lạc trong những âm thanh huyền diệu của lời ca, tiếng đờn. Quả thật, ĐCTT có một hấp lực mạnh mẽ, lôi cuốn khán giả mộ điệu

Vang mãi ngón đờn kìm đất Thủ

Hình ảnh
Vang mãi ngón đờn kìm đất Thủ Cập nhật: 28-03-2017 | 08:33:04 Nhắc đến nghệ thuật đờn ca tài tử (ĐCTT) ở Bình Dương, không ai không biết đến cố NSƯT Tư Còn. Ông là một trong những người được phong tặng danh hiệu NSƯT đầu tiên của tỉnh nhà. Dù đã đi xa, nhưng tên tuổi, tiếng tăm của ông luôn gắn liền cùng cây đờn kìm với ngón đờn lăn tay độc đáo vẫn còn vang mãi...  Được nhiều thầy tổ truyền dạy Lúc NSƯT Tư Còn còn sống, nhiều lần tôi được tiếp chuyện với ông và nghe ông kể về quá trình đến với âm nhạc dân tộc, những người thầy dạy đờn và truyền cho ông ngọn lửa đam mê. Để rồi từ đó, ông cùng cây đờn kìm yêu quý của mình bắt đầu rong ruổi khắp chốn, gieo vào lòng giới mộ điệu những cảm xúc khó phai. NSƯT Tư Còn bên cây đờn kìm với cú lăn tay độc đáo “có một không hai” của đất Thủ Sinh ra trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật, từ nhỏ ông đã sớm làm quen với những điệu nhạc, câu hát chan chứa tình quê. Cha ông, trước đây là m

Điệu cổ nhạc được ưa chuộng ở Nam bộ

Hình ảnh
Điệu cổ nhạc được ưa chuộng ở Nam bộ  So với những làn điệu cổ nhạc khác thì “Vọng cổ” là làn điệu được thịnh hành trong nghệ thuật đờn ca tài tử (ĐCTT) và sân khấu cải lương. Bởi chỉ có “Vọng cổ” mới hội đủ các hơi điệu: Xuân - Ai - Bắc - Oán; rồi dung nạp thêm các điệu lý, câu hò của dân ca Việt Nam. Thậm chí, một số nghệ nhân còn sáng tạo kết hợp giữa làn điệu “Vọng cổ” với một số bản tân nhạc thành một điệu ca mới gọi là “Tân cổ giao duyên” phát triển cực thịnh vào thập niên 60, 70 của thế kỷ XX.  Cha đẻ của “Tân cổ giao duyên” là ai? Hầu hết các tài liệu nghiên cứu và cả những ghi nhận của giới chuyên môn, những nhân chứng sống của nghệ thuật ĐCTT và sân khấu cải lương Nam bộ đều công nhận người đi tiên phong sáng tạo ra thể loại “Tân cổ giao duyên” chính là NSND - soạn giả Viễn Châu. Sinh thời, cố GS-TS Trần Văn Khê khẳng định: “Anh Bảy Viễn Châu chính là người khai sinh và viết nhiều nhất thể loại “Tân cổ giao duyên”. Những năm đầu thập niên 6