Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 1 2, 2018

Tiểu Sử Kim Thoại

Hình ảnh
Tiểu Sử Kim Thoại     Tên thật: Trần Kim Thoại     Ngày sinh: 1962     Thể loại: Việt Nam, Cải Lương     Quốc Gia: Việt Nam Với nhiều khán giả TPHCM, cái tên Kim Thoại vừa lạ nhưng lại vừa quen.     Lạ, vì chị chưa hát với bất kỳ đoàn hát nào ở TP. Gần 30 năm nay, chị cộng tác duy nhất với một đoàn hát, đó là đoàn CL Tây Ninh.     Quen, vì năm 1990, khi giải Trần Hữu Trang được tổ chức năm đầu tiên, chị là nghệ sĩ đoàn tỉnh duy nhất được độc giả báo SK bầu chọn vào danh sách chính thức 15 diễn viên được yêu thích. Tiếc rằng đến vòng biểu diễn để chấm điểm trao HCV cho diễn viên xứng đáng, thì chị đã không thể tham gia vì một lý do cá nhân.     Còn nhớ năm 1985, khi còn bé xíu, tôi đã được xem trên TV vở tuồng Học trò quan ngự y, rất thích, nhưng vì còn nhỏ quá không thể biết được tên hai diễn viên chính. Mãi sau này, khi đủ lớn và đủ kiến thức mới biết hai diễn viên đó là Minh Tiến - Kim Thoại.     Năm 1990, nữ nghệ sĩ Kim Thoại đã đoạt HCV Hội diễn SKCL chuyên nghi

Tiểu Sử Kim Thoa

Hình ảnh
Tiểu Sử Kim Thoa     Nghệ sĩ Kim Thoa tên thật là Trần Thị Kim Thoa, sinh năm 1968 tại Bình Trước, Biên Hòa. Thân phụ cô là ông Trần Nhựt Quang (tức soạn giả Vũ Minh Quang, còn gọi là Mười Quang), mẹ của cô là bà bầu Đỗ Thị Cơ (Mười Cơ) – Trưởng đoàn cải lương Tinh Hoa thuộc Sở VHTT TP.Vũng Tàu. Tuy là đoàn hát của TP.Vũng Tàu, nhưng Tinh Hoa là bảng hiệu lưu diễn thường xuyên ở các tỉnh ĐBSCL. Năm 1983 khi đoàn diễn tại Sa Đéc, vào dịp nghỉ hè, ba mẹ cho Kim Thoa xuống đoàn chơi. Một hôm, nghệ sĩ Hồng Nhung bệnh nặng, đoàn không có người đảm đương vai đào chính. Kim Thoa đã xin mẹ cho cô thử đóng hai màn cuối, còn Phượng Hằng đóng hai màn đầu trong vở Ngai vàng và nữ tướng. Sắp đến giờ mở màn biểu diễn, bà bầu Mười Cơ không có cách nào khác, đành chấp thuận giao cho nghệ sĩ Minh Tiến (anh ruột nghệ sĩ Phượng Hằng) tập vai Dương Ngọc cho Kim Thoa và Phượng Hằng. Không ngờ trong suất diễn ấy, mỗi lần Kim Thoa xuống câu vọng cổ, khán giả đã vỗ tay tán thưởng rất lâu.

Tiểu Sử Kim Ngọc

Hình ảnh
Tiểu Sử Kim Ngọc     Nghệ sĩ ưu tú Kim Ngọc (1943 - 2011) là nghệ sĩ hài, diễn viên và là nghệ sĩ sân khấu cải lương của Việt Nam. Người ta thường gọi nghệ sĩ Kim Ngọc là nữ quái.     Tên thật của bà là Lê Thị Kim Ngọc sinh năm 1943 trong một gia đình bán thịt heo tại Giồng Ông Tố, quận Thủ Đức (hiện nay là quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh). Bà được sinh ra trong 1 gia đình mà không có ai theo nghề ca hát. Những năm đầu sự nghiệp bà đã xin gia đình đi theo đoàn cải lương Tây Đô (Sài Gòn) vừa học vừa diễn. Sau đó, bà theo đoàn Minh Bằng, rồi lần lượt qua các đoàn Dạ Lý Hương, đoàn Bạch Tuyết, Hùng Cường, đoàn Trần Hữu Trang...     Sau năm 1975 bà tham gia chương trình Trong nhà ngoài phố (Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh), đóng cặp với diễn viên hài Quốc Hòa với nổi lên với vai cô Tư "Xả Láng".     Bà có con trai là diễn viên Hiếu Hiền     Bà mất vào lúc 11g30 ngày 16-1-2011 tại nhà riêng C9/4B10 đường Phạm Hùng, Bình Hưng, Bình Chánh (Thành phố Hồ Chí Minh

Tiểu Sử Kim Lan

Hình ảnh
Tiểu Sử Kim Lan     Tôi nhìn lên sân khấu và cho mãi đến bây giờ vẫn không thể nào quên một lớp diễn đầy thương cảm của Ngô Phù Sai – Năm Châu và Tây Thi – Kim Lan trong vở “Tây Thi gái nước Việt”. Đó là lớp Phù Sai vì nghe lời Tây Thi và Bá Hỉ, liệng thanh kiếm Chước Lâu, bức tử Ngũ Tử Tư.     Khi quân vào báo Tử Tư đã tự trảm thủ, Tây Thi – Kim Lan chết lặng, gương mặt lạnh lùng như băng còn Ngô Phù Sai – Năm Châu thì gục xuống trong cơn say, chới với gọi Tây Thi:     “Đêm tàn rồi ái phi hỡi có hay     Lòng khao khát đắn đo không thể dứt     Tha thiết quá chút tình riêng rạo rực     Tình đôi ta sao cảm thấy mong manh     Luồng cảm thông theo gió lọt qua mành...”     Tây Thi – Kim Lan vẫn bất động, gương mặt vẫn lạnh như băng như trong tâm hồn nào là một cơn bảo tố: Nhiệm vụ đã hoàn thành, giết người Ngũ Tử Tư trong hoàn cảnh quân Việt đã sang sông thì cơ nghiệp nhà ngô nhất định phải sụp đổ. Nhưng còn nàng? Nội tâm xung đột dữ dội giữa tình riêng – bao nhiêu năm sống

Tiểu Sử Kim Hương

Hình ảnh
Tiểu Sử Kim Hương     Mấy ông bạn già nhớ lúc nữ nghệ sĩ Thanh Nga bị bắn chết, người ta cho là bị bọn bá quyền phương Bắc ám sát nên Sở Văn Hóa kêu gọi: “Một người ngã xuống, trăm người đứng lên” và cho rằng Thanh Nga bị bắn chết vì Thanh Nga dám hát tuồng Thái Hậu Dương Vân Nga và Tiếng Trống Mê Linh, nhắc lại tinh thầnquật khởi của toàn dân chống sự xâm lăng của bá quyền nước lớn cách hiện nay trên một ngàn năm. Nữ nghệ sĩ Kim Hương, một cô đào hạng ba của đoàn hát ThanhMinh được chọn để hát vai Thái Hậu Dương Vân Nga, thế vai cho Thanh Nga vừa nằm xuống, biểu dương tinh thần “nghệ sĩ - chiến sĩ” trong thời kỳ dầu sôi lửa bỏng vào những năm 1978 - 1979.     Trong tuần lễ đầu hát thế vai Thái Hậu Dương Vân Nga, nữ nghệ sĩ Kim Hương được nhân viên công an mặc thường phục bí mật bảo vệ. Họ theo Kim Hương từ nhà của Kim Hương ra rạp hát. Khi Kim Hương hát thì hai công an viên túc trực trong hậu trường, đứng hai bên cánh gà, theo dõi mọi cử động khả nghi chung quanh h

Tiểu Sử Kim Cương

Hình ảnh
Tiểu Sử Kim Cương     Nghệ sỹ Kim Cương có tên họ đầy đủ là Nguyễn Thị Kim Cương là một nghệ sĩ sân khấu Việt Nam.     Tên thật: Nguyễn Thị Kim Cương     Sinh ngày: 25 tháng 1 năm 1937     Nơi sinh:     Nguyên quán:     Cha: Nguyễn Phước Cương (bầu gánh Đại Phước Cương)     Mẹ: Lê Thị Nam (Nghệ sĩ Nhân dân Bảy Nam)     Tôn giáo: Phật giáo (pháp danh: Từ Huệ)     Nghệ sĩ Nhân dân Kim Cương là một nghệ sĩ nổi tiếng người Việt Nam. Bà được mệnh danh là "Kỳ nữ" trong giới sân khấu Việt Nam và được Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam chính thức xác nhận kỷ lục là "Nghệ sĩ viết nhiều kịch bản kịch nói nhất Việt Nam". Bà hiện nay là Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa VII, Ủy viên Hội đồng Tư vấn về lĩnh vực Văn hoá - Xã hội của Ủy ban Trung ương Mặt trận nhiệm kỳ 2009 - 2014; Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc TP. Hồ Chí Minh khóa IX, Phó Chủ tịch thứ nhất Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi TP. Hồ Chí Minh, Ủy viên Ban Chấp hành Liên hiệp

Tiểu Sử Kim Chưởng

Hình ảnh
Tiểu Sử Kim Chưởng     Ấn tượng đầu tiên khi chúng tôi đến nhà nữ nghệ sĩ tài danh Kim Chưởng là trên hai bức tường của phòng khách, đầy những hình ảnh thời bà được phong làm “đệ nhất nữ nghệ sĩ sân khấu võ hiệp” trên sân khấu cải lương vào những thập niên 50 - 60, được trưng bày một cách rất trang trọng.      Người giúp việc trở thành đào hát     “Con có nghe nó ca mấy lần. Hơi con nhỏ này ngọt lắm. Để con gởi nó vô gánh hát…” - Anh Son (anh rể của Chưởng) đã nói như vậy với mẹ cô Kim Chưởng. Lúc đó gánh hát Tân Đồng Ban đang diễn ở Ô Môn. Do anh Son quen được với Tư Sum - làm nghề gác cửa gánh hát, đồng thời cũng là một tay anh chị, một võ sĩ có hạng được bầu gánh mướn gác cửa để ngăn ngừa đám du côn hay phá phách các đoàn hát khi về diễn tại địa phương - nên đã giới thiệu cho Chưởng vào gánh hát này. Công việc đầu tiên Chưởng làm là… buổi sáng nấu ăn, giặt đồ, buổi tối bán nước sâm cho khán giả ngồi xem hát. Nghệ sĩ mà Chưởng “thần tượng” nhất trong gánh hát này

Tiểu Sử Kiều Phượng Loan

Hình ảnh
Tiểu Sử Kiều Phượng Loan     Sau 15 năm rời xa sân khấu, nghệ sĩ Kiều Phượng Loan bất ngờ quay lại với chuyên đề kỷ niệm 40 năm theo đuổi con đường nghệ thuật vào tối 17/9 tại rạp Hưng Đạo (TP.HCM).     Kiều Phượng Loan là một trong số ít nữ nghệ sĩ đã thành công trên cả hai lĩnh vực kịch nói và cải lương vào thập niên 1980. Chị được khán giả yêu mến qua những vai diễn đúp vai với “kỳ nữ” Kim Cương và “người đẹp Bình Dương” Thẩm Thúy Hằng trên sân khấu kịch Kim Cương và kịch Bông Hồng với các vở diễn: Tania, Lôi vũ, Lá sầu riêng, Dưới hai màu áo, Đôi bông tai... Sau khi NSƯT Thanh Nga qua đời, Kiều Phượng Loan đã thể hiện thành công các vai diễn mà “nữ hoàng sân khấu” để lại trên sân khấu Đoàn Cải lương Thanh Nga.     Trong lần trở lại này, khán giả sẽ được gặp lại những vai diễn đã gắn liền với tên tuổi Kiều Phượng Loan như: Trưng Trắc (Tiếng trống Mê Linh), Ỷ Lan (Nhiếp chính Ỷ Lan), Nữ vương (Truyền thuyết tình yêu), Phồn Y (kịch Lôi vũ)... Source: thethaovanho

Tiểu Sử Kiều Oanh

Hình ảnh
Tiểu Sử Kiều Oanh     Kiều Oanh, tên thật Nguyễn Kiều Oanh (sinh năm 1980) là một nữ diễn viên hài kiêm diễn viên điện ảnh nổi tiếng Việt Nam, cô có lối diễn xuất đặc trưng Nam Bộ qua các tiểu phẩm hóm hỉnh và nhiều ý nghĩa. Từ nhỏ cô đã được đào tạo để trở thành diễn viên cải lương nhưng cô lại gắn bó với kịch nói, cô từng tham gia các vở kịch trên sân khấu kịch Sài Gòn như: Lặng lẽ khóc cười, Em lấy chồng xứ lạ, Vàng ơi là vàng, Bến đục bến trong..., ngoài ra cô cũng từng tham gia trong các bộ phim như Đất phương Nam, Những nẻo đường phù sa, Giã từ dĩ vãng, Chuyện ông thần nước...     Kiều Oanh quê ở thị trấn An Phú, huyện An Phú, tỉnh An Giang, khi bước vào tuổi thanh thiếu niên cô đã đi tham gia rất nhiều vở hài vui nhộn mặc dù trước đây cô đã từng được đào tạo thành nghệ sĩ cải lương, hai bạn diễn nam diễn hài rất ăn ý với Kiều Oanh là Tấn Beo và Bảo Chung. Năm 2003, Kiều Oanh sang Mỹ hoạt động nghệ thuật và làm việc với trung tâm Thúy Nga. Mãi đến tháng 4 năm

Tiểu Sử Kiều Mai Lý

Hình ảnh
Tiểu Sử Kiều Mai Lý     Tên thật: Nguyễn Thị Lý     Ngày sinh: 1950     Thể loại: Việt Nam, Cải Lương     Quốc Gia: Việt Nam     Nhà ở Bà Chiểu, ngay từ thời còn đi học, cô bé Nguyễn Thị Lý đã mê hát cải lương. ở gần nhà có ông Năm Đồng, biết ca, nhưng không biết đởn. Thấy bé Lý có giọng ca hay, ông nhận Lý làm đệ tử, dạy cô bé phân nhịp bằng cách Lý hát ông gõ tay lên bàn. Đình Cây Quéo thời đó có nhiều đoàn cải lương về hát, một hôm đi học về, Lý ghé qua coi đoàn Thanh Hương - Hùng Minh tập tuồng. Từ đó Lý có ý định đi hát, gia đình có người thuận ý, có người không, vậy là Lý lén nhà đi theo đoàn hát.     Đó là năm 1965, là đoàn Hoa Xuân - Minh Bá, nghệ danh Kim Mai Lý do ông Năm Đồng đặt cho, ông luôn tin tưởng đứa học trò cưng của mình sẽ làm nên sự nghiệp. Vào đoàn chưa được bao lâu, nhưng nhờ giọng ca cao vút, ngọt ngào, gương mặt sáng sủa, có duyên, Kiều Mai Lý đã được ông bầu cho hát đào chánh, thay thế cô đào chánh vừa chuyển sang đoàn khác. Những tưởng bướ