Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 11 26, 2018

40 năm ngày mất của NSƯT Thanh Nga – Huyền thoại sân khấu miền Nam

Hình ảnh
 Cách đây 40 năm, khi vừa bước qua tuổi 36 tuổi và ở đỉnh cao của sự nghiệp, nghệ sĩ Thanh Nga bị bắn chết cùng chồng ngay trước cửa nhà ở đường Ngô Tùng Châu (nay là Lê Thị Riêng, quận 1, TP.HCM). Vụ án gây chấn động dư luận. NSƯT Bảo Quốc về nước tham gia liveshow của cháu đích tôn Gia Bảo Chân dung NSƯT Quyền Văn Minh - Huyền thoại Jazz Việt Nam Kỷ niệm 40 năm ngày mất NSƯT Thanh Nga, cháu trai – nghệ sĩ Hữu Châu và gia đình sẽ tổ chức lễ giỗ tại TP.HCM vào trưa ngày 2/12 (nhằm ngày 26/10 âm lịch). Ngày 26/11/1978 (nhằm ngày 26/10 Âm lịch), khi vừa bước qua tuổi 36 và đang ở đỉnh cao của sự nghiệp, tham gia nhiều vở diễn, bộ phim nổi tiếng, nghệ sĩ Thanh Nga bị bắn chết cùng chồng ngay trước cửa nhà ở đường Ngô Tùng Châu (nay là Lê Thị Riêng, quận 1, TP.HCM). Từ lúc 10 tuổi, Thanh Nga bắt đầu ca vọng cổ phụ họa và rất thành công trên sân khấu Thanh Minh, do nghệ sĩ Năm Nghĩa, dưỡng phụ của Thanh Nga làm bầu gánh. Thanh Nga được khán giả hoan nghênh nhiệt liệt khi

Nhìn lại ảnh thời trẻ của cố nghệ sĩ Thanh Nga nhân 40 năm ngày mất

Hình ảnh
TPO - Hôm nay (26/11/2018) là tròn 40 năm nghệ sĩ cải lương Thanh Nga bị sát hại dã man ngay trước cửa nhà riêng. 40 năm trước, vào ngày 26/11/1978, nữ  nghệ sĩ Thanh Nga  và chồng là luật sư Phạm Duy Lân bị sát hại ngay trước cửa nhà riêng  tại quận 1, Tp.HCM. Vụ việc đã gây chấn động dư luận Nghệ sĩ Thanh Nga tên thật là Nguyễn Thị Nga, sinh ngày 31/7/1942 tại Tây Ninh. Tài sắc vẹn toàn bà được mệnh danh “Nữ hoàng sân khấu cải lương miền Nam” vào thập niên 60 -70 của thế kỷ trước. Thanh Nga ra đi khi bà đang ở đỉnh cao của sự nghiệp đã để lại nhiều thương tiếc cho người thân, đồng nghiệp và khán giả. Bà từng đoạt giải "Thanh Tâm triển vọng" với vai sơn nữ Phà Ca trong tuồng "Người vợ không bao giờ cưới". Năm 1966, nghệ sĩ đoạt giải "Thanh Tâm xuất sắc" với vai Giáng Hương trong vở "Sân khấu về khuya". Hơn 20 năm hoạt động nghệ thuật, tên tuổi Thanh Nga gắn liền với nhiều vở cải lương gây tiếng vang như: Tiếng trống

Giới thiệu bộ tem “Đờn ca tài tử - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”

Hình ảnh
Để góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định phát hành bộ tem “Đờn ca tài tử - di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”, bộ tem gồm 3 mẫu tem và 1 bloc tem, giới thiệu nét đặc trưng văn hóa dân gian vùng sông nước Tây Ban bộ. Đờn ca tài tử Nam bộ là một dòng nhạc dân tộc của Việt Nam đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể, có vùng ảnh hưởng lớn, với phạm vi 21 tỉnh thành phía nam. Đờn ca tài tử hình thành và phát triển từ cuối thế kỉ 19, bắt nguồn từ nhạc lễ, Nhã nhạc cung đình Huế và văn học dân gian. Đờn ca tài tử là loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của vùng Nam Bộ. Đây là một loại hình nghệ thuật của đàn và ca, do những người dân, thanh niên nam nữ nông thôn Nam Bộ hát ca sau những giờ lao động. Đờn ca tài tử xuất hiện hơn 100 năm trước, là loại hình diễn tấu có ban nhạc gồm 4 loại là đàn kìm, đàn cò, đàn tranh và đàn bầu (gọi là tứ tuyệt), sau này, có cách tân bằng cách thay thế độc huyền cầm bằng

Vai trò của đàn nhị trong âm nhạc cổ truyền Việt Nam

Vai trò của đàn nhị trong âm nhạc cổ truyền Việt Nam  29 Tháng Chín 2016                                             D ương Thùy Anh   [*] Đàn Nhị là một trong những nhạc khí đa năng trong kho tàng nhạc khí cổ truyền Việt  Nam . Với sự độc đáo về tính năng, đa dạng trong thể hiện, với âm sắc đặc thù, phản ánh được nhiều trạng thái tình cảm, đàn Nhị xuất hiện trong rất nhiều thể loại âm nhạc từ cổ truyền đến những sáng tác mới theo hình thức châu Âu; hiện diện đầy đủ với các hình thức diễn tấu từ độc tấu, song tấu, tam tấu đến hòa tấu, từ thính phòng đến sân khấu, đâu đâu đàn Nhị cũng thể hiện rõ khả năng diễn tấu linh hoạt của mình mà khó có một nhạc cụ cổ truyền nào đạt được. Trong âm nhạc cổ truyền, Nhị là một trong những nhạc cụ chính, trong cuốn  Nhạc khí dân tộc Việt Nam  của hai tác giả Lê Huy và Huy Trân có viết: “Nhị tham gia trong nhiều tổ chức dàn nhạc x ưa và nay như phường bát âm, dàn nh ã nhạc, ban nhạc chầu văn, ban nhạc tài tử, dàn nhạc dân tộc tổng hợp… C

Đàn Bầu của Việt Nam hay Trung Quốc

Hình ảnh
Đàn Bầu của Việt Nam hay Trung Quốc Th12 29 Thông tin Nhân Nhạc hội đàn Bầu toàn quốc với chủ đề “TRỞ VỀ CỐ ĐÔ” tại Học viện Âm nhạc Huế ngày 21/12/2017 và trên báo Pháp luật online ngày 26/12/2017 có đăng bài: “ĐỀ NGHỊ ĐÀN BẦU LÀ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ THẾ GIỚI” cho biết: Theo các chuyên gia âm nhạc, để có thể làm tốt hơn công tác bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị của đàn bầu – nhạc cụ truyền thống độc đáo của Việt Nam, đồng thời khẳng định rõ ràng cây đàn bầu là của người Việt Nam, từ đó lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam ra thế giới, Nhà nước cần nhanh chóng lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận cây đàn bầu là giá trị văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại của Việt Nam… Xin đăng lại bài viết “Độc huyền cầm trong luận văn “Kinh tộc độc huyền cầm nghiên cứu” của nghiên cứu sinh tống đường (Trung quốc)” của Đinh Văn Minh (Viện nghiên cứu Hán Nôm) và dẫn thêm từ nguồn sử liệu cổ của Trung Quốc nói về đàn bầu của người Việt xưa. Sau đây là bài viết của Đinh Văn Minh (nguồn: