Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 2 2, 2018

Giáo Sư - Tiến Sĩ - NS - Nhà Nghiên Cứu âm nhạc: Trần Văn Khê

Hình ảnh
Trần Văn Khê (tên khai sinh là Trần Quang Khê) sinh ngày 24 tháng 7 năm 1921 tại làng Đông Hòa, tổng Thuận Bình, quận Châu Thành , tỉnh Mỹ Tho (nay là huyện Châu Thành , tỉnh Tiền Giang ) trong một gia đình có bốn đời làm nhạc sĩ, nên từ nhỏ ông đã làm quen với nhạc cổ truyền. Năm lên 6 tuổi ông đã được cô (Ba Viện) và cậu (Năm Khương) dạy đàn kìm , đàn cò , đàn tranh , [3] biết đàn những bản dễ như "Lưu Thuỷ", "Bình Bán vắn", "Kim Tiền", "Long Hổ Hội". Ông nội ông là Trần Quang Diệm (Năm Diệm), cha ông là Trần Quang Chiêu (Bảy Triều), cô là Trần Ngọc Viện (tức Ba Viện, người đã sáng lập gánh cải lương Đồng Nữ ban ), đều là những nghệ nhân âm nhạc cổ truyền nổi tiếng. Cụ cố ngoại ông là tướng quân Nguyễn Tri Phương . [4] Ông ngoại ông là Nguyễn Tri Túc, cũng say mê âm nhạc, có ba người con đều theo nghiệp đờn ca. [5] Một trong số đó Nguyễn Tri Khương , thầy dạy nhạc và nhà soạn tuồng cải lương nổi tiếng. Riêng mẹ ông là Nguyễn T

Tiểu Sử Hùng Cường

Hình ảnh
Tiểu Sử Hùng Cường     Hùng Cường, tên thật Trần Kim Cường (21 tháng 12 năm 1936 - 1 tháng 5 năm 1996), là một ca sĩ, nghệ sĩ cải lương, kịch sĩ và diễn viên điện ảnh Việt Nam. Ông nổi tiếng từ thập niên 1950 tại Sài Gòn với những ca khúc nhạc tiền chiến và sau là nhạc vàng. Ông còn là tác giả của nhiều ca khúc.          Nghệ sĩ Hùng Cường, tên thật là Trần Kim Cường, sinh ngày 21 tháng 12 năm 1936. Đầu thập niên 1960, Hùng Cường và Mai Lệ Huyền chuyển sang thể loại nhạc kích động, gây nên một không khí mới mẻ trong nền âm nhạc thời đó. Trên sân khấu Cải Lương, ông cùng Bạch Tuyết là một cặp đôi ưng ý.          Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, ông có nhiều lần vượt biên nhưng bị bắt và bỏ tù, tuy nhiên cuối cùng ông cũng sang Hoa Kỳ vào ngày 28 tháng 2 năm 1980. Ông cư ngụ tại Garden Grove, California, tiếp tục hoạt động âm nhạc và hoạt động chống cộng. Ông qua đời ngày 1 tháng 5 năm 1996 tại bệnh viện Fountain Valley, Quận Cam, California, hưởng thọ 60 tuổi. S

Tiểu Sử Cao Văn Lầu

Hình ảnh
Tiểu Sử Cao Văn Lầu     Cao Văn Lầu thường gọi Sáu Lầu, (22 tháng 12 năm 1890 - 13 tháng 8 năm 1976) là một nhạc sĩ và là tác giả bài "Dạ cổ hoài lang", một bài ca độc đáo và nổi tiếng nhất trong nghệ thuật cải lương Việt Nam.     Cao Văn Lầu sinh ra tại xóm Cái Cui, làng Chí Mỹ, sau sát nhập với làng Thuận Lễ trở thành xã Thuận Mỹ, huyện Vàm Cỏ, tỉnh Long An.     Khi Cao Văn Lầu được sáu tuổi (năm 1896), thân phụ là Chín Giỏi (tên thật là Cao Văn Giỏi, 1860-1938) vì nghèo, vì bị áp bức nên đã cùng vợ và sáu đứa con nhỏ xuống ghe, tìm đất khác sinh sống.     Buổi đầu, ông Chín Giỏi đến tá túc trên đất của một người bà con ở Gia Hội (Bạc Liêu). Sau 9 tháng đi làm mướn cật lực mà không đủ ăn, gia đình ông lại phải dời sang Xà Phiên (nay thuộc Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang), khẩn hoang làm ruộng.     Khoảng một năm sau, hơn 40 công đất, nhờ khó nhọc mới có được, bị địa chủ chiếm lấy. Nhờ người giới thiệu, gia đình ông Chín Giỏi dọn về Họng Chàng Bè (Giá Rai, Bạc Liêu)

Nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo

Hình ảnh
Nhạc sư Vĩnh Bảo là một nhân vật đã sống trọn vẹn cuộc đời cho đờn ca tài tử Nam bộ qua việc dạy học, diễn giảng, biểu diễn, đóng đàn, sáng tạo nhạc cụ và các loại lên dây (tunings), cùng với kỹ thuật diễn tấu cũng như tư duy mỹ quan âm nhạc Việt Nam.   Nhạc sư Vĩnh Bảo - Ảnh: nhân vật cung cấp Năm 1972, GS-TS Trần Văn Khê và nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo đã thực hiện cho Ocora (Radio-France) một đĩa nhạc Tài tử Nam bộ. Đĩa này đã khiến cho UNESCO chú ý và cơ quan này đã mời 2 người thực hiện thêm đĩa Collection UNESCO (Musical Sources, hãng Philips của Hà Lan sản xuất) với Trần Văn Khê (đàn tỳ bà), Nguyễn Vĩnh Bảo (đàn tranh) hòa tấu các bản Bình bán, Kim tiền, Tây Thi, Cổ bản. Riêng nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo còn độc tấu đàn tranh các bản Nam xuân, Nam ai, Đảo ngũ cung và Tứ đại oán. Ít tháng sau đó, UNESCO đã điều đình với GS-TS Trần Văn Khê để xin mua đứt bản quyền đĩa này. Tiếng đàn tranh của nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo đã in đậm trong trí nhớ củ

Nghệ nhân Út Bù

Hình ảnh
Xứ sở của lúa Chợ Đào trứ danh (Cần Đước, Long An) còn được biết đến với nhiều thế hệ tài tử, nghệ nhân tên tuổi. Họ coi lời ca, tiếng đờn là sự sống. Nghệ nhân Út Bù nổi danh với ngón đờn ghi ta tay trái - Ảnh: T.T Bao thế hệ người dân Cần Đước truyền nhau một đam mê, sự kiêu hãnh là nơi sản sinh ra nhiều anh tài của đờn ca tài tử. Là nơi phát tích và lưu truyền nhiều giai điệu mùi mẫn cho đến ngày nay.  “Tiếng đờn Cần Đước xuân xanh” Trở lại những năm cuối thế kỷ 19, khi thầy Ba Đợi - nghệ nhân, nhạc sư Nguyễn Quang Đại, một quan nhạc triều Nguyễn, người được coi như là “hậu tổ” có công khai sáng bộ môn đờn ca tài tử Nam bộ - chọn vùng đất này làm nơi lưu ngụ và truyền dạy cho đệ tử ngón đờn, lời ca. Thầy Ba Đợi tá túc tại nhà ông Tư Trừ ở Nhà Dài (làng Tân Lân, H.Cần Đước, Long An), một người yêu đờn ca và quý trọng bậc anh tài. Những học trò đầu tiên của ông cũng chính là các cô gái nhà ông Tư Trừ. Về sau các cô này nổi danh với

Nghệ nhân Tư Bền

Hình ảnh
Cây đờn kìm cứ vuột khỏi bàn tay ông. Bàn tay gầy guộc, run rẩy như không còn bấm nổi sợi dây căng. Đã 80 năm, tiếng đờn nhạt dần, yếu đi nhưng nghệ nhân già vẫn vui và tin rằng ngọn đuốc đã được truyền tay.   Nghệ nhân Tư Bền với ngón đờn kìm vang bóng một thời - Ảnh: Tiến Trình Tấm lòng “người giữ lửa” 95 tuổi, hơn 80 năm gắn bó với cây đờn, tiếng ca, nghệ nhân Tư Bền (Võ Văn Chuẩn, xã Mỹ Lệ, H.Cần Đước, Long An) giờ đã mãn nguyện khi liên tục nghe những tin vui về bộ môn nghệ thuật mà ông mang theo cả đời. Tại đình Vạn Phước (xã Mỹ Lệ), nơi thờ linh vị nhạc sư Nguyễn Quang Đại - người được nhìn nhận như là một trong những “tổ sư” của bộ môn đờn ca tài tử (ĐCTT) Nam bộ, tên tuổi nghệ nhân Tư Bền cũng được vinh danh cùng với những nghệ nhân xứ Cần Đước như là người đã có công giữ gìn, truyền thụ bộ môn nghệ thuật này cho các thế hệ tài tử ở quê hương.  

nhạc sĩ Ba Tu

Hình ảnh
Khi nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ được vinh danh, con đường mà các nghệ nhân chọn đã tỏa sáng, tạo thêm “lửa” để lan truyền trên thế giới. Đệ nhất nguyệt cầm Cuộc đời của NSƯT - nhạc sĩ Ba Tu không mấy thăng trầm song niềm đam mê thì cứ bị thử thách bởi 2 chữ “tài tử” đã chỉ rõ công việc ông theo đuổi không dùng làm kế sinh nhai NSƯT - nhạc sĩ Ba Tu và cố Nghệ nhân dân gian Bạch Huệ (hàng đầu) trong một buổi dạy đờn ca tài tử Đôi lúc các nghệ nhân theo đuổi đờn ca tài tử (ĐCTT) bị cho là phí công, rỗi nghề nhưng không phải vì lời mỉa mai đó mà trình độ của người tài tử như ông Ba Tu (tên thật là Trương Văn Tự, SN 1938, quê Long An, hiện ở TP HCM) thấp đi. Ông Ba Tu cho biết để trở thành người tài tử đúng nghĩa, phải trải qua thời gian luyện tập rất công phu: Học từ chữ nhấn, chữ chuyền, ngón đờn sao cho mùi mẫn, cách“sắp chữ” khi ca sao cho đẹp và luôn tạo một phong cách riêng. Chữ tài không gắn chữ tai Ông Ba Tu sớm bộc lộ năng khiếu và niềm đam mê âm nhạc từ n

Nhạc sĩ Huỳnh Khải

Hình ảnh
Nhạc sĩ Huỳnh Khải - người hết lòng vì âm nhạc dân tộc Sinh ra trong cái nôi của nghệ thuật đờn ca tài tử, nhạc sĩ, nghệ sĩ ưu tú Huỳnh Khải hiện là trưởng khoa âm nhạc của Nhạc viện Tp. Hồ Chí Minh. Ông là tác giả của nhiều sáng tác cải lương, tài tử làm say đắm lòng người cũng như nhiều đóng góp khác trong việc giữ gìn và phát triển âm nhạc dân tộc Việt Nam. Nhạc sĩ Huỳnh Khải sinh ra ở huyện Thủ Thừa (Long An), một trong những cái nôi của nghệ thuật đờn ca tài tử. Ba của ông là một nghệ nhân đàn kìm (đàn nguyệt) có tiếng trong vùng. Mỗi lần đi biểu diễn cậu bé Huỳnh Khải đều được ba dắt theo để nghe “lõm”. Nhận thấy Huỳnh Khải say mê âm nhạc, người cha đã truyền dạy “ngón đờn” của mình cho con. Lớn lên, Huỳnh Khải tiếp tục tự học thêm qua băng, đĩa. Ông cũng theo học thêm về đàn tranh và đàn ghita phím lõm từ các nghệ sĩ có tiếng, như: Nghệ sĩ ưu tú Võ Văn Khuê, Nguyễn Văn Đời. Sau đó, Huỳnh Khải chuy

Nhạc sĩ Minh Nhường

Hình ảnh
Nhạc sĩ Minh Nhường tên thật là Nguyễn Văn Nhường, sanh năm 1952 tại tỉnh Kiến Hoà (nay là Bến Tre). Là con thứ 10 của nghệ nhân Ba Móng, thầy đờn nhạc lễ (Cao Đài Bến Tre), nhạc tài tử nổi tiếng ở Kiến Hoà (Bến Tre). Từ 10 tuổi được cha dạy đờn, (trong gia đình anh, chị, em đều biết đờn ca) chơi hay nhiều nhạc cụ như guitar phím lõm, tranh, kìm, cò, gáo, violon. Từng là cây đờn chánh cho nhiều đoàn hát khi mới tròn 18 tuổi. Từ năm 1975 đến 1983, trưởng ban nhạc tân, cổ của đoàn cải lương Bến Tre, năm 1983 rời đoàn Bến Tre Minh Nhường lên Sài Gòn, đờn chánh cho Đoàn 2 nhà hát Trần Hữu Trang, đến năm 1985 ông Chín Bùng, Trưởng đoàn cải lương Trung Hiếu, người cùng quê Bến Tre mời về nắm dàn nhạc cho đoàn, đang chuyển từ bán chuyên nghiệp, lên chuyên nghiệp. Năm 1990 anh nghỉ đờn ở đoàn Trung Hiếu, lập nhiều nhóm nhạc lễ phục vụ cho các đám tang, đám cúng đình, mở lớp dạy đờn ca, học trò của anh như Lệ Thu Thảo, Ngọc Thảo, Lê Văn Gàn, Võ Thành Phê... đều đ

NS Khải Hoàn

Hình ảnh
KHẢI HOÀN : NGÓN ĐỜN ĐỘC ĐÁO CỦA CẢI LƯƠNG NAM BỘ Khải Hoàn - Ngón đờn độc đáo của cải lương Nam Bộ Trước năm 1975, sân khấu cải lương (SKCL) Nam bộ có khá nhiều nhạc sĩ khiếm thị nổi tiếng như Văn Vĩ, Văn Giỏi, Văn Bền, Út Mù, Thanh Hồng... Sau năm 1975, có lẽ Khải Hoàn là nhạc sĩ khiếm thị duy nhất của SKCL phía Nam, đang được Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang đề nghị Nhà nước xét phong tặng Nghệ sĩ ưu tú đợt này. CON ĐƯỜNG GIAN TRUÂN Nhạc sĩ Khải Hoàn (Nguyễn Khải Hoàn) sinh quán tại Cần Thơ (1953) trong một gia đình cách mạng (ông nội là liệt sĩ, cha là cán bộ nghỉ hưu) hiện đang sinh sống tại TPHCM. Anh là trưởng nam và là người duy nhất trong gia đình theo con đường nghệ thuật và đã thành danh khi còn rất trẻ. Người ta thường nói “có tật có tài”. Nhưng tài năng của nhạc sĩ Khải Hoàn là kết quả của quá trình nỗ lực, phấn đấu... Anh bị căn bệnh đậu mùa cướp mất nguồn sáng quý báu của đời mình ngay từ lúc mới tròn 4 tuổi. Từ đó, không biết đâu