Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 2, 2020

Các nghệ sĩ Thanh Tuấn, Lệ Thủy, Cẩm Tiên tiếc thương soạn giả Thanh Hiền

Hình ảnh
(NLĐO) – Ba danh ca này từng thể hiện thành công các bài ca cổ nổi tiếng của soạn giả Thanh Hiền, khi biết tin ông qua đời, họ bàng hoàng, xúc động. NSND Lệ Thủy và soạn giả Thanh Hiền trong chương trình vinh danh những sáng tác của ông Soạn giả, nhạc sĩ, nghệ nhân ưu tú Thanh Hiền tên thật Đỗ Văn Trượng, sinh ngày 3-10-1941; nguyên quán xã Gia Lộc, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. Ông vừa được trao huy hiệu 50 năm tuổi Đảng. Sau thời gian điều trị bệnh già, ông đã từ trần lúc 7 giờ ngày 26-2, hưởng thọ 79 tuổi. Lễ truy điệu lúc 9 giờ ngày 29-02, sau đó an táng tại Nghĩa trang Liệt sĩ huyện hòa Thành, tỉnh Tây Ninh. Nói về sự cống hiến của ông, NSND Thanh Tuấn đã xúc động: "Ông là tấm gương sáng cho các thế hệ văn nghệ sĩ noi theo về sự đam mê nghệ thuật đờn ca tài tử cải lương. Tôi mang ơn ông khi bài ca cổ "Chuyến xe Tây Ninh" được đông đảo khán thính giả trong và ngoài nước yêu thích". Soạn giả Thanh Hiền xuất thân từ gia đình có truyền t

Đại thụ của đờn ca tài tử đột ngột qua đời

Hình ảnh
(NLĐO) – Tác giả Thanh Hiền – người được giới chuyên môn gọi là "vua viết vọng cổ của Đài Phát Thanh Giải Phóng", cha đẻ của bài ca cổ "Chuyến xe Tây Ninh" - vừa qua đời lúc 7 giờ ngày 26-2. Soạn giả Đăng Minh vừa thông tin tác giả Thanh Hiền do tuổi già sức yếu đã qua đời trong sự thương tiếc của gia đình và các thế hệ nghệ nhân đờn ca tài tử Nam Bộ, hưởng thọ 78 tuổi. Tác giả Thanh Hiền Không chỉ là cây viết sáng tác vọng cổ nổi tiếng với hơn 2.000 bài vọng cổ và bản tài tử, tác giả Thanh Hiền còn là nghệ nhân đờn kìm, nhạc tài tử tiêu biểu của khu vực miền Đông Nam bộ. Ông lớn lên từ môi trường nghệ thuật cách mạng và chất liệu sáng tác từ chiến khu đã cho ông nhiều cảm xúc để viết những bài ca cổ đi vào lòng người. Tác giả Thanh Hiền tên thật là Đỗ Văn Trượng sinh năm 1942, tại xã Gia Lộc, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. Lúc nhỏ, ông được gia đình cho học cả tiếng Pháp và tiếng Hán. Ngoài học chữ, ông còn yêu thích đơn ca tài tử. Ông họ

Danh hài Tấn Beo kể chuyện bắt trộm thời chèo ghe đi hát

Hình ảnh
(NLĐO) – Danh hài Tấn Beo nhớ lại chuyện theo chân gánh hát do cha mẹ làm bầu từ thuở nhỏ. Thời đó, Tết đến là mùa hoạt động của trộm miệt vườn Danh hài Tấn Beo Tấn Beo kể thời đó, cả đoàn hát chất lên ghe, đi vào tận các vùng kênh rạch hẻo lánh để diễn kiếm sống. "Hồi đó tôi được trông coi nhiệm vụ gác cửa hậu trường phụ với mấy chú bảo vệ. Ba tôi – danh ca Tấn Tài, người được mệnh danh "Hoàng đế dĩa nhựa" đã nói "con cái của nghệ sĩ trong gánh hát đều phải kinh qua các công việc hậu đài, gác cửa, đồ hội, quân sĩ, làm đạo cụ…". Do vậy, tôi đi từ thấp đến cao, nghề nào trong gánh hát của gia đình, tôi cũng đều thành thạo" - Tấn Beo nhớ lại. Một lầnTấn Beo thấy chiếc ghe đậu trên kênh cách xa bãi đất dựng sân khấu để tối gánh hát mở màn bỗng dưng lắc lư. Nghi có người, Tấn Beo định báo bảo vệ nhưng ai nấy đều bận. Thế là anh bước nhẹ đến bờ kênh, leo lên ghe thật khẽ để không tạo tiếng ồn và phát hiện 2 thanh niên đang cố mở cái gương đ

Danh hài Tấn Beo lý giải vì sao vai giả gái "ăn khách"

Hình ảnh
(NLĐO) – Trưa 25-3, danh hài Tấn Beo đã có cuộc giao lưu với khán giả sinh viên trong chương trình "Nét đẹp sân khấu Việt" do HTV tổ chức. Danh hài Tấn Beo trong chương trình giao lưu với sinh viên do HTV tổ chức Theo danh hài Tấn Beo, thời gian gần đây, sân khấu kịch nói có những biểu hiện về đề tài đậm chất đặc tả nhân vật thuộc "giới tính thứ ba". Những vở kịch về đề tài này thường hấp dẫn người xem vì tạo cho họ những cảm giác mạnh, những hình ảnh lạ như nam diễn viên đóng giả gái với các trò diễn gây cười, hài hước, mang tính giải trí là chính.  "Thể loại kịch này thu hút nhiều khán giả trẻ đến với sân khấu vì họ thích thú, tò mò và nhanh chóng được coi là đề tài nhạy cảm, buộc những người làm sân khấu phải thận trọng, những nhà quản lý không khuyến khích" - anh nói. Theo nghệ sĩ Tấn Beo, trước áp lực của người xem và thị trường sân khấu, số đông khán giả trẻ hằng ngày tương tác trên các trang mạng xã hội, nắm bắt rất nhanh nhữn

Web drama cải lương: Thị phần mới của nghệ sĩ?

Hình ảnh
Hàng loạt sản phẩm web drama cải lương sẽ được các nghệ sĩ thực hiện, giúp công chúng yêu bộ môn này có thêm sự lựa chọn trên "bàn tiệc" giải trí Nhiều nghệ sĩ (NS) cải lương gần đây đã nỗ lực tìm kiếm thị phần mới nhằm tự cứu lấy nghề trong lúc sàn diễn đìu hiu. Web drama là sản phẩm được họ chọn lựa. Thế nhưng, khác với web drama hài, đặc thù của nghệ thuật cải lương đòi hỏi những tiêu chí khác biệt khi làm ra sản phẩm này. Thành công bước đầu "Vui xuân không quạu" là sản phẩm thử nghiệm đầu tay của NS Võ Minh Lâm, nhận được gần 800.000 lượt xem với hàng chục ngàn bình luận tích cực từ khán giả. Anh chuẩn bị thực hiện tiếp các sản phẩm khai thác hậu trường NS theo từng tập, có chủ đề, với sự tham gia của các NS: Thoại Mỹ, Ngọc Huyền, Tấn Beo… hứa hẹn sẽ nhận được lượt xem lớn. Võ Minh Lâm và Thoại Mỹ trong “Vui xuân không quạu” thu hút đông lượng truy cập trên mạng xã hội NSƯT Thoại Mỹ cho biết trong mùa phòng chống dịch, nhiều NS đang trống

Minh Vương, Bạch Tuyết, Ngọc Giàu, Lệ Thủy thương tiếc đạo diễn Huỳnh Nga

Hình ảnh
(NLĐO) – Tang lễ của NSND Huỳnh Nga được tiến hành tại Nhà tang lễ TP HCM. Sáng 22-2, đông đảo nghệ sĩ sân khấu của các thế hệ đã tề tựu đưa tiễn ông NSND Huỳnh Nga và các nghệ sĩ: Hùng Minh, Bảo Quốc, Tuấn Thanh trong vở "Thái hậu Dương Vân Nga" - ông đóng vai thầy cúng NSND Ngọc Giàu cho biết NSND Huỳnh Nga là đạo diễn tìm hiểu và đi sâu vào mỗi cuộc đời của người diễn viên. Ông chia sẻ và động viên như chính người thân trong nhà. "Vai cô Bảy Cán vá của tôi trong vở " Đời cô Lựu"   là nhờ ông gợi ý. Vở này là thành tựu lớn của sân khấu cải lương miền Nam sau ngày thống nhất đất nước và chúng tôi đã sang Tây Âu biểu diễn theo lời mời của UNESCO tháng 2-1984. Mãi nhớ ơn ông" - NSND Ngọc Giàu bày tỏ. Bức ảnh NSND Ngọc Giàu tặng NSND Huỳnh Nga trong đêm vinh danh ông tại Nhà hát TP (4-4-2013) NSND Bạch Tuyết chia sẻ: "Cùng với "Đời cô Lựu", những tác phẩm của ông đã tạo vị trí lớn mạnh cho sân khấu cải lương thời h