Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 5 1, 2018

Âm nhạc tài tử nam bộ - dich bai cua Gisa _tai tu_ex-Gisa

Hình ảnh

Nghệ thuật Cải lương cần hỗ trợ tháo gỡ khó khăn

Hình ảnh
Nghệ thuật Cải lương cần hỗ trợ tháo gỡ khó khăn Ngày 28/4, Hội thảo khoa học “Một thế kỷ hình thành, phát triển của nghệ thuật Cải lương ở Việt Nam (1918-2018) - Những vấn đề đặt ra, định hướng và giải pháp phát triển" được tổ chức tại TP.HCM. Hội thảo là cơ hội để nhà nghiên cứu, nghệ sĩ sáng tạo, nhà quản lý chuyên môn tập trung trí tuệ nhằm hóa giải khó khăn, tháo gỡ vướng mắc trên con đường phát triển Cải lương Đến dự hội thảo có Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương – Võ Văn Thưởng cùng các nhà quản lý văn hóa, nhà nghiên cứu, đơn vị nghệ thuật và nghệ sĩ nhiều năm gắn bó với loại hình nghệ thuật Cải lương. Trong 100 năm hình thành và phát triển, nghệ thuật Cải lương có nhiều bước thăng trầm. Tuy "sinh sau đẻ muộn", lại chịu những định kiến nhất thời nhưng Cải lương có sức sống bền bỉ và được nhân dân nuôi dưỡng, bảo tồn, làm đa dạng thêm cho nền văn nghệ dân tộc. Tuy nhiên, ngày nay, với sự thờ ơ của công chúng, nhất là công chúng trẻ

Người nổi danh với 3 trường phái nhạc

Hình ảnh
Người nổi danh với 3 trường phái nhạc Có lẽ, trong những danh cầm bậc thầy của làng nhạc cổ Nam bộ giỏi về 3 trường phái: Nhạc lễ, nhạc tài tử và nhạc cải lương còn sót lại nghệ sĩ ưu tú (NSƯT) – Nghệ nhân dân gian (NNDG) danh cầm Ba Tu. Thông thường, mỗi thầy đờn chỉ chuyên sâu 1 dòng nhạc, nếu giỏi về nhạc tài tử, cải lương thì không rành về nhạc lễ và ngược lại, có người rành cả 3 trường phái nhưng lại không giỏi còn thầy Ba Tu điêu luyện cả 3 trường phái Được nuôi dưỡng từ cái nôi nhạc lễ và nhạc tài tử NSƯT-NNDG danh cầm Ba Tu tên thật là Trương Văn Tự, sinh năm 1936, tại xã Tân Lân, huyện Cần Đước, tỉnh Long An - một vùng quê xưa nay được mệnh danh là cái nôi của nhạc lễ và nhạc tài tử Nam bộ “Nhứt Bạc Liêu, nhì Cần Đước”. Có nghĩa là ở Nam bộ ngày xưa có 2 trường phái nhạc lễ và nhạc tài tử, trường phái miền Tây cái nôi ở Bạc Liêu, trường phái miền Đông là huyện Cần Đước, tỉnh Long An (bởi Long An thuộc Quân khu 7 của miền Đông) - nơi mà đức nghệ nh

Công diễn vở cải lương “Thầy Ba Đợi” tại Long An

Hình ảnh
Công diễn vở cải lương “Thầy Ba Đợi” tại Long An Chủ nhật, 21:47, 29/04/2018 VOV.VN - Vở diễn khắc họa rõ nét chân dung, cuộc đời của Nhạc sư Nguyễn Quang Đại - người đã có công truyền bá nền nghệ thuật Sân khấu Cải lương Nam Bộ. Sau buổi công diễn đầu tiên mang đến nhiều cảm xúc cho khán giả TPHCM vào tối qua (28/4), vở cải lương “Thầy Ba Đợi” tiếp tục buổi công diễn thứ 2 vào tối nay (29/4) tại Nhà hát Đoàn Nghệ thuật Cải lương Long An ở thành phố Tân An, tỉnh Long An.  Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình và ông Nguyễn Thế Kỷ, Uỷ viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đến dự buổi công diễn vở cải lương “Thầy Ba Đợi” tại Long An. Tới dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình; các đồng chí Ủy viên BCH Trung ương Đảng: Mai Văn Chính, Phó

Nghệ sĩ Hoài Linh đọ hơi dài cùng cô gái hát vọng cổ tại “Người bí ẩn”

Hình ảnh
VOV.VN - Phấn khích với cải lương, nghệ sĩ Hoài Linh đã tiến lên sân khấu để so hơi dài cùng Phương Cẩm Ngọc. Ở vòng 1, đi tìm người nghệ sĩ hát vọng cổ hơi dài chính là đề bài đặt ra cho hai đội chơi. Để cố chứng minh mình là người bí ẩn, nhiều thí sinh đã mang cả bình thở oxy để lấy sức hát. Với kinh nghiệm lão luyện, đội khách Ngọc Giàu - Thoại Mỹ liên tục chất vấn về khả năng lấy hơi, nhả chữ để lật tẩy kẻ nói dối. Trong khi đó, nghệ sĩ Hoài Linh lại hỏi sâu về lịch sử cải lương và những tên tuổi tiền bối có khả năng hát hơi dài. Nghệ sĩ Hoài Linh đã tiến lên sân khấu để so hơi dài cùng Phương Cẩm Ngọc. Cuối cùng, cả hai đội đã gọi đúng thí sinh Phương Cẩm Ngọc là người có khả năng thiên phú đó. Cùng tác phẩm “Chiến công thầm lặng”, cô đã gửi đến chương trình câu vọng cổ dài 40 giây với hơn 90 chữ với duy nhất 1 làn hơi. Phấn khích với cải lương, Hoài Linh đã tiến lên sân khấu để so hơi dài cùng Phương Cẩm N

Những “người tình âm nhạc” của ca sĩ Hương Lan

Hình ảnh
VOV.VN - Sự nghiệp ca hát gần 60 năm của ca sĩ Hương Lan để lại nhiều gia tài âm nhạc cho người hâm mộ. Ngoài các ca khúc hát đơn, Hương Lan còn song ca với rất nhiều nam ca sỹ như: Chế Linh, Elvis Phương, Thái Châu, Tuấn Vũ. Bên cạnh đó, Hương Lan cũng thường hoà giọng với các đồng nghiệp đàn em khác như Ý Lan, Hoài Linh, Đàm Vĩnh Hưng hay Quang Linh, Quang Lê, Đức Tuấn... Hương Lan-Ý Lan Hương Lan (bên phải) và Ý Lan. Ca sĩ  Ý Lan và nghệ sỹ Hương Lan là 2 nữ ca sĩ có nhiều điểm chung khá thú vị. Cả hai đều tên Lan, đều là con nhà nòi. Nếu Hương Lan có cha là cố nghệ sỹ cải lương nổi tiếng Hữu Phước thì Ý Lan có mẹ là danh ca Thái Thanh. Cả hai đều thuộc thế hệ 5X, đều nhan sắc tài năng hơn người. Nếu Ý Lan được biết đến qua nhạc Phạm Duy thì Hương Lan định hình với khán giả bằng cải lương, vọng cổ, bolero và tân nhạc… Dù hát ở dòng nhạc nào thì hai nghệ sỹ này cũng dành hết tâm tư tình cảm cũng kỹ thuật há

Vở cải lương “Thầy Ba Đợi” chạm đến cảm xúc người xem

Hình ảnh
Tối nay (28/4), Vở cải lương “Thầy Ba Đợi” công diễn buổi đầu tiên tại TPHCM . Đây là vở diễn chào mừng kỷ niệm 100 năm hình thành và phát triển của nghệ thuật cải lương ở Việt Nam.  Vở có sự tham gia diễn xuất của hơn 60 nghệ sĩ tài danh đến từ Nhà hát Cải lương Việt Nam, Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang, Nhà hát Đài Tiếng nói Việt Nam, Đoàn nghệ thuật cải lương Long An. Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương tại TPHCM đã đến tham dự buổi công diễn vở cải lương "Thầy Ba Đợi". NSƯT Lê Tứ vào vai thầy Ba Đợi thời trung niên. Vở Cải lương “Thầy Ba Đợi” kể lại một giai đoạn lịch sử bi hùng của dân tộc thời vua Hàm Nghi. Trong đó, câu chuyện khắc họa rõ nét chân dung của thầy Ba Đợi, tên thường gọi là Nhạc quan- Nhạc sư Nguyễn Quang Đại, người có công lớn đối với quá trình hình thành và phát triển buổi đầu của nghệ thuật Cải lương.

“Thầy Ba Đợi” và tình yêu nước thấm đẫm trong tim

Hình ảnh
 VOV.VN - Vở cải lương “Thầy Ba Đợi” là một đề tài ấp ủ lâu năm, một trăn trở khôn nguôi về việc “uống nước nhớ nguồn”, vinh danh nhân tài nghệ thuật dân tộc... Một trong những hoạt động văn hóa nghệ thuật có ý nghĩa kỷ niệm 43 năm ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975- 30/4/2018), 100 năm nghệ thuật Cải lương ở Việt Nam, là sự ra mắt và công diễn vở cải lương “Thầy Ba Đợi” trong tối 28/4 tại Nhà hát Bến Thành - TP Hồ Chí Minh, lần đầu tiên tụ họp các nghệ sĩ của ba miền Bắc- Trung- Nam, giống như một thông điệp đoàn kết một nhà, chung tay bảo tồn, phát huy những giá trị di sản lịch sử, văn hóa tinh hoa của ông cha…. “Thầy Ba Đợi” có thể nói là một vở cải lương mang đến công chúng tiếng nói từ trái tim của những người dân Việt luôn thấm đẫm tinh thần yêu nước, luôn có ý thức gìn giữ những di sản văn hóa quý báu của ông cha. Thông qua hình ảnh một “Thầy đờn”, nhạc sư, nhạc quan triều Nguyễn tên Nguyễn Quang Đại - “Thầy Ba Đợi” cùng với những bể dâu

Thầy Ba Đợi xúc động nỗ lực nghệ sĩ, tiếc nuối nội dung

Hình ảnh
Thầy Ba Đợi xúc động nỗ lực nghệ sĩ, tiếc nuối nội dung 30/04/2018 22:00 GMT+7 TTO - Rất đông khán giả đã đến xem đêm công diễn vở cải lương Thầy Ba Đợi, đây là công trình chào mừng sự kiện 100 năm sân khấu cải lương do Nhà hát Cải lương Việt Nam phối hợp với Nhà hát Trần Hữu Trang thực hiện. Cảnh trong vở Thầy Ba Đợi : tình yêu vừa chớm nở đã phải chia lìa giữa chàng trai Nguyễn Quang Đại và Ái Hoa - Ảnh: QUANG ĐỊNH Thầy Ba Đợi mở đầu vào năm 1888 khi vua Hàm Nghi bị Pháp đày sang châu Phi. Mang sứ mệnh của vua truyền phải giữ gìn nhã nhạc cung

NSƯT Xuân Hanh nghỉ hưu 10 năm vẫn đắm đuối với chèo

Hình ảnh
NSƯT Xuân Hanh nghỉ hưu 10 năm vẫn đắm đuối với chèo Gian phòng nơi nghệ sĩ sống ngổn ngang kịch bản chèo, những kỷ vật nghề bên cạnh thuốc men cho tuổi già. Cuộc đời nghệ sĩ cải lương Mỹ Châu lên sách  /  Tuổi già an nhàn của 'Xúy Vân' Diễm Lộc “Anh còn vấn vít tơ vương, vẫn yêu vẫn nhớ vẫn thương một người". Câu hát chèo vọng ra từ chiếc radio trên tầng ba của khu tập thể Nguyễn Công Trứ (Hà Nội) - nơi Nghệ sĩ Ưu tú Xuân Hanh sống. Xuân Hanh thuộc thế hệ "vàng" của Nhà hát Chèo Hà Nội, là người chuyển thể kịch bản vở Quan lớn về làng - tác phẩm gây tiếng vang khi giành tới bốn Huy chương vàng tại Liên hoan Chèo toàn quốc năm 2011. Nghệ sĩ Ưu tú Xuân Hanh. Về hưu tròn 10 năm, ông sống cùng con trai út trong căn nhà rộng chừng 20 m vuông. Không gian chật chội nên mọi vật dụng thiết yếu trong nhà được nghệ sĩ kê g