Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 2 5, 2019

Bố mẹ Hoài Linh đến thăm nhà thờ Tổ 100 tỷ, fan phát hiện điều bất ngờ

Hình ảnh
Bố mẹ Hoài Linh đến thăm nhà thờ Tổ 100 tỷ, fan phát hiện điều bất ngờ Mới đây, ca sỹ Dương Triệu Vũ - em trai của danh hài  Hoài Linh  đã chia sẻ lên trang cá nhân hình ảnh cha mẹ cùng anh chị em ruột tới thăm nhà thờ Tổ ở TP.HCM. Nam ca sỹ viết: "Hôm nay ở trên nhà thờ tổ cùng bố mẹ. Hôm nay đông đủ quá. Bố mẹ, chị hai, chị ba, anh tư...".  Bên dưới bài đăng của Dương Triệu Vũ, đông đảo bạn bè và khán giả đã để lại lời chúc sức khỏe dành cho bậc thân sinh của hai nghệ sỹ nổi tiếng. Cùng với đó, một số fan đã bày tỏ sự ngạc nhiên khi cha mẹ của Hoài Linh còn rất trẻ trung, khỏe mạnh dù đã ngoài 80 tuổi. Đặc biệt, qua cách ăn mặc giản dị và phong thái của hai bác, người hâm mộ tấm tắc bình luận, giờ đã hiểu vì sao Hoài Linh có lối sống được nhiều người cảm mến đến vậy. "Hai bác có vẻ ngoài rất phúc hậu, thông thái và điềm đạm. Giờ đã hiểu tại sao anh Hoài Linh vừa điềm đạm lại giản đơn dù rất có tài, vì đã thừa hưởng được điều này từ hai Bác (sự giản dị điềm t

Kỷ niệm một trăm năm cải lương: Góc nhìn từ Paris 1931

Hình ảnh
Phôi thai từ sự kết hợp giữa âm nhạc cổ truyền Việt Nam và ảnh hưởng của văn hóa Tây phương, cải lương đã lớn lên thành một hình thái nghệ thuật đáp ứng được thị hiếu của nhiều tầng lớp xã hội. Năm 1931, đoàn Phước Cương với diễn viên chủ lực là cô Năm Phỉ đã có cơ hội quảng bá nghệ thuật sân khấu của Nam bộ đến khán giả nhiều nước tại Hội chợ Quốc tế ở Paris. Qua một số phát hiện từ nguồn tư liệu Pháp, bài viết sẽ mở ra một góc nhìn mới về nghệ thuật sân khấu cải lương trong chuyến lưu diễn lịch sử “đem chuông đi đánh xứ người”. Một chi tiết mới được tìm thấy là tuồng cải lương  Xử án Bàng quý phi  của đoàn Phước Cương đã được đổi tên thành La Favorite (Sủng phi) trong dịp trình diễn tại Paris. Với tựa đề  Những giọt nước mắt của Sủng phi , báo L’Intransigeant ngày 25.6.1931 cho biết tuồng cải lương được trình diễn trong Khu triển lãm Đông Dương và mô tả vai trò của từng nhân vật trong cốt truyện bi thương từ đầu đến đoạn kết  Sủng phi  uống độc dược và ngã gục dưới chân vua Nh

Di sản GS Trần Văn Khê rơi vào quên lãng

Hình ảnh
Hơn ba năm kể từ ngày GS-TS Trần Văn Khê mất, ngoài những buổi kỷ niệm nho nhỏ của học trò tổ chức tại quê nhà ông ở làng Vĩnh Kim (Tiền Giang), tất cả di sản ông để lại, căn nhà nơi ông trú ngụ những ngày cuối đời đều tạm rơi vào quên lãng. GS-TS Trần Văn Khê rời cõi tạm gần ba năm rưỡi. Kể từ ngày đó TP.HCM đã vắng bóng ông trong những buổi trò chuyện âm nhạc. Điều đáng nói là không chỉ mất một con người tài hoa, TP đã mất luôn một địa chỉ văn hóa. Chín năm cuối đời giữ ấm Năm 2006, ở tuổi 85, GS-TS Trần Văn Khê chính thức về nước với tâm nguyện được sống và làm việc những năm cuối đời tại Việt Nam. Sự trở về của ông cũng đã được bàn bạc và có nhiều buổi gặp gỡ giữa ông và các cơ quan liên quan, trong đó đáng chú ý là đề án nhà Trần Văn Khê   do Sở Văn hóa Thông tin TP.HCM (nay là Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM) khởi thảo vào tháng 11.2003. Năm 2005, UBND TP.HCM giao cho Sở ngôi nhà tại địa chỉ 32 Huỳnh Đình Hai (quận Bình Thạnh, TP.HCM) để làm nơi bảo quản, trưng bày hiện vậ

Nghệ sĩ Bảy Nhiêu và cuốn hồi ký thất lạc

Hình ảnh
Vài bài viết về nghệ sĩ sân khấu tiền phong Bảy Nhiêu có đề cập đến cuốn hồi ký ông viết ở tuổi 70 ở Sài Gòn đăng trên báo Sóng thần. Hồi ký có tên Những vui buồn trong đời đi hát, ghi trên chục cuốn vở, được ký giả Ngọa Long biên tập, báo chưa đăng trọn thì phải ngưng trong cơn khó khăn của báo giới giữa những biến động xã hội năm 1974. Qua phần trích viết về nghệ sĩ Ba Lễ trong  Tạp bút năm Nhâm Thân 1992  của cụ Vương Hồng Sển, người đọc cảm nhận hồi ký nghệ sĩ Bảy Nhiêu là một tài liệu quý giá để tìm hiểu nghệ thuật cải lương Nam bộ và về chính tác giả - một trong những nghệ sĩ tiền phong được đánh giá cao của sân khấu cải lương. Rất tiếc tài liệu quý này - ngoài một ít trích đoạn đăng trên sách báo – sau 40 năm vẫn chưa có dịp ra đời...   Những mảnh hồi ức vội bán đi Đạo diễn Hồng Dung, cháu ngoại nghệ sĩ Bảy Nhiêu kể rằng khi ông ngoại chị còn sống, chị có thấy ông tập hợp lại từng kỳ hồi ký đăng báo dán vào trong một cuốn sổ ca-rô lớn. Sau năm 1975, ông giao cho con gái

Đầu năm nói chuyện với nghệ sĩ hát xẩm

Hình ảnh
(PL+) - Là một ca nương còn quá trẻ (1985). Thu Phương đang dần khẳng định tài năng cũng như vị trí của mình trong lòng người hâm mộ. Thu Phương được sinh ra trong một gia đình không có ai làm nghệ thuật. Cách đây 10 năm một sự tình cờ đưa cô biết đến bộ môn nghệ thuật hát xẩm tại khu di tích lịch sử Đình Đền Hào Nam .Khi đó trung tâm phát triển nghệ thuật âm nhạc Việt Nam đang tuyển lớp học sinh hát xẩm đầu tiên để giảng dạy bài bản chính qui do cố Giáo sư Minh Khang và Nghệ sĩ Thao Giang làm giảng viên chính. Thu Phuong đã được tuyển chọn trong số hơn 200 học viên đăng kí tham gia.  Nghệ sĩ Thu Phương đến với hát xẩm như một cái duyên  Nghệ sĩ Thu Phương chia sẻ :' Từ khi được nhận làm nhân viên và là học viên tại Trung tâm Phát triển Âm nhạc Việt Nam, Thu Phương đã hết sức cố gắng học tâp, ngoài việc thực hành các làn điệu thì việc học lý thuyết thì mình tranh thủ đọc sách hỏi các thầy các cô'. Là một người ham học hỏi, Thu Phương không để các thầy ngồi yên cứ r

Cặp đôi vàng làng cải lương: Vũ Luân – Tú Sương: Cặp tiên đồng ngọc nữ của làng cải lương tuồng cổ

Hình ảnh
Nhắc đến Vũ Linh người ta nhớ ngay ra Tú Sương và ngược lại, không yêu không nhớ mà hợp nhau đến kỳ lạ. Vũ Luân: Từ chàng kép trở thành ông bầu Vũ Luân tên thật là Lương Văn Bình. Anh sinh ra tại khu Bà Quẹo (quận Tân Bình,TP.HCM) trong một gia đình không có truyền thống làm nghệ thuật. Vũ Luân có nét hao hao giống nghệ sĩ Kim Tử Long. Ba mẹ Vũ Luân đều là những công nhân nghèo, họ chưa từng nghĩ gia đình mình có ai đó sẽ bước vào duyên nghiệp cầm ca. Ngày còn nhỏ, niềm vui của Vũ Luân là được theo ba ra các công trình để sửa chữa máy móc. Là đứa con trai áp út trong gia đình, nhưng Vũ Luân rất tháo vát và khéo tay phụ giúp ba. Khi xong công việc, gia đình Vũ Luân sum vầy bên nhau, ba anh thường mở cải lương cho cả nhà cùng nghe. Giọng hát truyền cảm của Minh Cảnh, Mỹ Châu đã thấm vào con người Vũ Luân lúc nào cũng chẳng hay. Thật tình cờ, một lần biểu diễn trong tiệc cưới của bạn, Vũ Luân đem tiếng hát của mình để góp vui cho mọi người. Khi chàng trai trẻ vừa cất gi

Ngày xuân nhớ đến bài học của Thầy

Hình ảnh
(NLĐO) Tiết xuân trong lành, hương xuân bàng bạc khiến đất trời tươi thắm. Theo chân những nghệ sĩ đến thăm thầy cô đã dìu dắt họ trên con đường nghệ thuật để cảm nhận tinh thần tôn sư trọng đạo đã giúp cho người nghệ sĩ từ nhiều thế hệ giữ vững lửa nghề. NSND đạo diễn Trần Minh Ngọc, NSƯT Hoàng Nhứt, NSND Lệ Thủy, Minh Vương Bốn bậc thầy đáng kính Các nghệ sĩ thuộc các khoa đào tạo đạo diễn, diễn viên cải lương, kịch nói trường Nghệ thuật Sân khấu II (nay là trường Đại học Sân khấu Điện ảnh TP HCM) đã tề tựu chúc mừng xuân mới đối với bốn nghệ sĩ lão thành là bậc thầy trong đào tạo nghề: NSND Trần Minh Ngọc, NSƯT Ca Lê Hồng, đạo diễn Lê Văn Tĩnh và Nguyễn Văn Phúc. Với PGS – TS Trần Yến Chi – Trưởng Khoa đào tạo Trường ĐH Sân khấu Điện ảnh TP HCM, chị nhớ về các thầy cô đã có nhiều thành tựu trong nghệ thuật và giảng dạy bằng niềm tự hào của thế hệ tiếp nối. "Khi về công tác tại Trường ĐH Sân khấu Điện ảnh TP HCM, tôi đã nhận được rất nhiều bài học quý từ các