Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 11 15, 2018

Bảo tồn di sản diễn xướng trong hát bộ

Hình ảnh
Nhà hát Nghệ thuật Hát bội TPHCM vừa phối hợp với Ban quản lý Di tích lịch sử văn hóa Lăng Tả quân Lê Văn Duyệt tổ chức buổi tọa đàm và biểu diễn nghệ thuật chủ đề “Bảo tồn di sản diễn xướng trong hát bội”.  Hoạt động văn hóa nghệ thuật này được thực hiện nhằm thiết thực chào mừng Ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23-11. Vượt qua trở ngại về sức khỏe và tuổi tác, NSND Đinh Bằng Phi đã tham dự buổi tọa đàm với vai trò diễn giả. Ông giới thiệu tổng quát về hành trình phát triển và hoạt động bảo tồn bộ môn nghệ thuật hát bội trong đời sống xã hội, từ giai đoạn thịnh hành đến những thăng trầm và bao gian khó trong công cuộc gìn giữ, phát huy những giá trị nghệ thuật độc đáo của các tuồng tích hát bội hơn 100 năm. Đặc biệt là quá trình Việt hóa đầy gian nan và thử thách của nghệ thuật hát bội trong giai đoạn mới du nhập vào nước ta…  Minh họa cho những đặc sắc và độc đáo của nghệ thuật hát bội, các nghệ sĩ Nhà hát Nghệ thuật hát bội TPHCM đã trình diễn một loạt trích đoạn: Trần Bì

Ca trù ai hát, ai nghe...

Hình ảnh
Ca trù ai hát, ai nghe... (NB&CL) Sự kiện hai địa phương được coi là trung tâm lớn của ca trù là Vĩnh Phúc và Nam Định vắng mặt tại Liên hoan Ca trù toàn quốc năm 2018 khiến nhiều người không khỏi có những băn khoăn, tâm tư về bộ môn nghệ thuật đang nằm trong “sách đỏ của UNESCO” này. Con số thì rất lạc quan... Từ năm 2005, ngày 23/11 hằng năm được công nhận là ngày Di sản văn hóa Việt Nam. Và cứ như một thông lệ, càng đến gần ngày này, người ta càng có cớ để bàn đi bàn lại các vấn đề hầu như... năm nào cũng bàn. Đã 9 năm kể từ khi bộ môn nghệ thuật Ca trù được UNESCO chính thức ghi nhận là Di sản văn hóa cần được bảo vệ khẩn cấp. Năm nay, Liên hoan ca trù toàn quốc 2018 có sự tham gia của các đơn vị, câu lạc bộ ca trù của 13 tỉnh thành có di sản này gồm: Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình, Bắc Giang, Bắc Ninh, Phú Thọ, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và TP. Hồ Chí Minh. Tổng cộng có 88 tiết mục được diễn tấu tại Liên hoan. Liên hoan lần này

Nghệ sĩ sắp khỏi làm đơn xin danh hiệu

Hình ảnh
(PL)- Cục Nghệ thuật biểu diễn đang tính toán việc lập hồ sơ từng cá nhân nghệ sĩ trực tuyến, từ đó làm cơ sở để vinh danh nghệ sĩ, chống nạn nhái tác phẩm… Trên số báo ngày 14-11,  Pháp Luật TP.HCM  đã có bài viết nói về một số điểm mà  Cục Nghệ thuật biểu diễn  (NTBD), Bộ VH-TT&DL đang dự thảo trong nghị định mới về hoạt động NTBD. Ngoài vấn đề xóa bỏ ranh giới trong cấp phép phổ biến tác phẩm sáng tác trước năm 1975 và tác phẩm của người Việt Nam đang sinh sống tại nước ngoài; cấp phép trực tiếp cho cá nhân nghệ sĩ người Việt định cư tại nước ngoài về diễn…, dự thảo còn có nhiều điểm mới nổi bật khác. Một trong những điểm mới là  lập hồ sơ  nghệ sĩ trực tuyến để từ đó làm căn cứ cho những quyết định  vinh danh nghệ sĩ . Hồ sơ cá nhân là cơ sở vinh danh NSƯT, NSND Lâu nay, cứ có nghệ sĩ vi phạm vấn đề về đạo đức nghề lẫn hoạt động biểu diễn, công chúng lại dấy lên câu chuyện cấp thẻ hành nghề. Từ năm 1999, thẻ hành nghề của nghệ sĩ từng được Bộ Văn hóa-Thông tin