Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 3 8, 2018

NSND Ngọc Giàu: "Cười phải trí tuệ mới gọi là cười"

Hình ảnh
(NLĐO) Báo NLĐ khởi đăng loạt bài trò chuyện với NSND Ngọc Giàu. Bà luôn trăn trở về sự nghiệp nghệ thuật và những dự đoán đối với xu hướng phát triển của sân khấu sàn diễn – truyền hình. Những suy nghĩ của bà còn chen vào đó phận đời, phận nghiệp mà bà đã trải nghiệm. Phóng viên: Từ hơn 5 năm qua, cứ mở truyền hình lên người xem lại gặp ngay những chương trình giải trí đủ thể loại từ ca hát, nhảy múa, tấu hài đến thi người mẫu, thi vận động, thi tìm kiếm tài năng… Tỉ lệ thuận với sự ra đời của các chương trình giải trí này là sự chỉ trích, bất bình của dư luận về độ nhàm chán, đôi lúc nhảm ở một số chương trình. Bà có thấy điều đó? NSND Ngọc Giàu: Báo chí phản ảnh và bà con khán giả xem truyền hình đều thấy. Những chương trình đạt được thành tựu tốt sẽ tiếp tục sống năm thứ hai, thứ ba, còn một số chương trình mất tiêu, có nghĩa là nó bị đào thải. Xu thế người xem ngày nay chuộng ngồi trước màn ảnh, hoặc xem lại những chương trình tích hợp vào máy điện t

NSND Ngọc Giàu: Trò câu khách không vực dậy cải lương

Hình ảnh
(NLĐO) Lời khuyên bà dành cho các diễn viên trẻ chính là sự tận tụy với nghề và làm điều gì cũng không mang sự phản phúc, dối trá NSND Ngọc Giàu năm 16 tuổi Phóng viên: Dân gian có câu "Khôn đâu tới trẻ, khỏe đâu tới già", và "Thầy già con hát trẻ". Bởi vậy, đã là các cuộc thi, về nguyên tắc những người làm giám khảo, hay huấn luyện viên đào tạo thí sinh phải xứng tầm là thầy, có chuyên môn sâu, uy tín cao. Với vị trí một người nghệ sĩ đi trước, đã đạt được nhiều thành tựu trong sự nghiệp từ giải Thanh Tâm cho đến danh hiệu NSND. Bà sẽ có những lời khuyên gì dành cho các diễn viên trẻ? NSND Ngọc Giàu: Đâu đó trong giới sân khấu vẫn còn nghe những chuyện phê phán, trách móc nhau về những người trẻ nổi tiếng nhờ tôi, nhờ sân khấu này, công ty nọ nhưng họ phản phúc, trở mặt. Tôi và nhiều anh chị tiền bối nghe rất buồn. Sở dĩ mỗi năm vào ngày truyền thống sân khấu, nghệ sĩ tụ họp rất đông để thắp hương cầu nguyện Tổ nghiệp chính là vì

NSND Ngọc Giàu: "Không viết hồi ký vì sợ nhiều người tổn thương"

Hình ảnh
(NLĐO) Trong từng con đường đến với nghệ thuật, bà không quên bất cứ một lối rẽ nào. Vì đó là trải nghiệm đáng quý của đời nghệ sĩ. Nhưng bà cho biết mình không viết hồi ký vì những gì mình viết ra sẽ làm tổn thương nhiều người. NSND Ngọc Giàu trong vai bà mẹ (vở "Tình mẫu tử") Phóng viên: Vì sao bà khóc khi biết tin mẹ cố NS Kim Ngọc qua đời?  Giữa bà và gia đình này có mối liên hệ gì? NSND Ngọc Giàu: Như vậy là bà mẹ cuối cùng của các nghệ sĩ thuộc thế hệ nghệ sĩ Vàng đã ra đi. Hồi đó ba tôi mất lúc ông 105 tuổi, sống thọ nhất, nay đến mẹ của Kim Ngọc mất ở tuổi 92. Cách đây ba năm là mẹ của NS Phượng Liên, rồi thân sinh của NSND Bạch Tuyết. Chúng tôi lần lượt đều mồ côi cha mẹ. Nói như lời của chị hai Kim Cương. Tuổi trẻ mất cha mẹ đã thấy đau, tuổi già mất đi chỗ dựa tinh thần là một điều khủng khiếp, nhất là với nghệ sĩ chúng tôi, sống vậy chứ cô độc lắm. Mẹ của Kim Ngọc hồi đó bán thịt heo tại chợ Giồng Ông Tố. Khi sân khấu lâm vào cảnh hi

"Đêm hoa lệ" - Nâng niu truyền thống đáng quý

Hình ảnh
Sau chương trình "À ố show", TP HCM đã có thêm một điểm dừng chân thú vị đối với du khách yêu thích khám phá nghệ thuật trình diễn. Một dấu ấn mới mà họa sĩ Sĩ Hoàng đã kỳ công tạo dựng Chương trình "Đêm hoa lệ" diễn ra tại Nhà hát Chợ Lớn (TP HCM) vào các tối cuối tuần đã là một điểm nhấn độc đáo khiến những ai yêu thích bộ môn truyền thống hát bội, cải lương và dòng nhạc boléro đều phải trầm trồ khen ngợi. Đây là dự án tạp kỹ do nhà thiết kế thời trang Sĩ Hoàng, biên kịch Trác Thúy Miêu, đạo diễn Vũ Trần thực hiện. Chương trình quy tụ hơn 50 diễn viên trẻ và những nghệ sĩ nổi tiếng của lĩnh vực cải lương, hát bội. Họa sĩ Sĩ Hoàng và NSND Bạch Tuyết, MC Trác Thúy Miêu trong chương trình “Đêm hoa lệ” Phục hồi dấu tích xưa Sô diễn bắt đầu nhẹ nhàng, phóng khoáng như chính suy nghĩ của người Sài Gòn về cuộc sống thường nhật. Ở đó quyện vào tiếng đàn nguyệt, đàn kìm của các nghệ nhân chơi đờn ca tài tử, không gian sân khấu Sài Gòn những năm đầu

NSND Ngọc Giàu: Lễ nghĩa giáo dục không thể bị đảo lộn như thế!

Hình ảnh
(NLĐO) - Cứ dịp lễ Quốc tế phụ nữ 8-3, NSND Ngọc Giàu lại nhớ về những ngọn roi nghiêm khắc của mẹ và cô giáo đã uốn nắn bà nên người. NSND Ngọc Giàu và NSND Kim Cương đến thăm các bệnh nhân mổ thủy tinh thể "Đây là dịp để tôn vinh vẻ đẹp, khẳng định vai trò của những người phụ nữ trong xã hội và trong cuộc sống. Với nghệ sĩ chúng tôi, là phụ nữ chịu nhiều khó nhọc, phải hy sinh rất nhiều để vừa được làm nghề, vừa là vợ, là mẹ trong gia đình. Dung hòa điều này không phải nữ nghệ sĩ nào cũng làm được. Và chính vì không thể vượt qua cái tôi, sự hạn chế khi những bất đồng giữa người chồng, người vợ trong gia đình nghệ sĩ mà dẫn đến những đổ vỡ. Vào ngày này tôi luôn nhớ đến mẹ tôi. Người phụ nữ yêu chồng, thương con, sống nghèo khó nhưng cho con cái một gia tài rất lớn, đó là những ngọn roi nghiêm khắc" - NSND Ngọc Giàu kể lại trong xúc động. NSND Ngọc Giàu, NSƯT Lê Thiện, NS Phượng Liên, nhà báo Thanh Hiệp và mẹ của NS Phượng Liên (ảnh Tố Trâm)