Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 11 22, 2017

Đàn thau cổ nhạc

Hình ảnh
Những lày đàn cực đỉnh ...kakaka Nghe phê quá hà! ...kakaka

Độc thau cầm, đàn thau

Hình ảnh
Tuyệt vời quá đi! Đây mới đúng là nghệ nhân dân gian nè ...kakaka

Tiếng đàn quá điêu luyện// Mời cả nhà thư giản 3 câu vc 1 2 6 dây kép. C...

Hình ảnh
Tiếng đàn này không biết của ai mà nghe  nhấn nhá đã quá Biết chừng nào mình mới dàn được như vậy ta? kakakaa Có ai biết người đàn thì cho thông tin nha

Nghệ sĩ trẻ kỳ vọng tỏa sáng

Hình ảnh
Nghệ sĩ trẻ kỳ vọng tỏa sáng Cập nhật lúc 07:43, Thứ Bảy, 21/10/2017 (GMT+7) Từ ngày 4 đến 14-11, tại TP.Biên Hòa sẽ diễn ra cuộc thi tài năng trẻ diễn viên sân khấu cải lương và dân ca kịch chuyên nghiệp toàn quốc 2017 dành cho nghệ sĩ có tuổi đời không quá 35. Nghệ sĩ Trần Phương Trang (trái) trong trích đoạn Người đánh rơi hạnh phúc. Cuộc thi do Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch) tổ chức 4 năm/lần và đây là lần đầu tiên Đồng Nai đăng cai tổ chức. Đồng Nai góp mặt với 6 nghệ sĩ trẻ đến từ 2 đoàn biểu diễn của Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Đồng Nai. Ngoài Trần Phương Trang và Xuân Chúc từng góp mặt trong cuộc thi diễn ra tại TP.Cần Thơ cách đây 4 năm, có 4 gương mặt mới lần đầu thử sức là: Nguyễn Thị Thanh Tâm, Nguyễn Thị Phương Thảo, Nguyễn Phước Dư và Nguyễn Thị Sang Sang. * Mỗi người một vẻ Nghệ sĩ Nguyễn Thị Thanh Tâm là người có độ tuổi cao nhất trong 6 nghệ sĩ tham gia cuộc thi (33 tuổi). Lần đầu tham gia cuộc thi, dù t

Khát khao sàn diễn...

Hình ảnh
Khát khao sàn diễn... Cập nhật lúc 22:53, Thứ Sáu, 13/10/2017 (GMT+7) Tháng 8 vừa qua, một nhóm nghệ sĩ tên tuổi gồm: Thanh Hằng, Phương Hồng Thủy, Thoại Mỹ, Phượng Loan, Phượng Hằng, Hữu Quốc… đã cùng nhau tổ chức đêm diễn Toàn nữ ban tại rạp Công Nhân (TP.Hồ Chí Minh). Đêm diễn không chỉ phục vụ khán giả mà để phần nào giúp họ thỏa nỗi nhớ nghề! Ảnh minh họa. 1. Từ “nhớ nghề” có lẽ khiến nhiều người ngạc nhiên. Thì họ vẫn đang xuất hiện, vẫn được công chúng nhìn ngắm trên các phương tiện truyền thông, vẫn đang hoạt động nghề nghiệp kia mà? Nhưng với những người nghệ sĩ này xuất hiện chưa hẳn là được làm nghề trọn vẹn. Nghệ sĩ Phượng Loan tâm tư: “Ở TP.Hồ Chí Minh chỉ còn Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang. Còn rất nhiều anh em nghệ sĩ sống chết mấy chục năm trong nghề mà không có điều kiện tham gia đoàn hát nào. Tụi tui bây giờ cũng có sô, nhưng chủ yếu chỉ là ca salon, hoặc diễn trích đoạn đơn giản. Làm nghề đúng nghĩa là phải được khóc cười cùng nhân

Phận đời nghèo túng của ba danh cầm

Hình ảnh
Họ đã có nhiều công lao đóng góp cho sự nghiệp sân khấu cải lương, đồng thời cũng là 3 người thầy đáng kính của nhiều thế hệ nghệ sĩ, đang gặp hoàn cảnh thương tâm, cần giúp đỡ Cả đời gắn với sàn diễn, sống với ban cổ nhạc ở các đoàn hát. Cuộc đời ăn quán ngủ đình, rày đây mai đó, lênh đênh phận bạc, đến khi về chiều, họ lâm vào bệnh tật, ốm đau, không còn đủ sức gắn với tiếng đàn, lời ca, gia cảnh khánh kiệt vì bệnh tật cứ đeo đẳng. Đó là nhạc sĩ đàn tranh Kim Son, Lâm Nghĩa và nhạc sĩ đàn guitar phím lõm Hoàng Hoa. Còn đâu "Tiếng đàn tranh nức lòng quân tử" Nhắc đến nữ danh cầm đàn tranh Kim Son, "Khôi nguyên vọng cổ" - NSƯT Minh Vương - nói: "Chị là ngón đàn tuyệt vời. Thời tôi đi hát ở đoàn Kim Chung, chị là người đã tập cho nhiều nghệ sĩ ca mỗi buổi trưa khi đoàn tan buổi tập tuồng. Tận tụy với nghề và luôn niềm nở trong cuộc sống, chị là người nhạc sĩ có tâm với sự nghiệp sân khấu cải lương". Danh cầm Hoàng Hoa trên giường bệnh