Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 2 6, 2018
Hình ảnh
Thương Tín một đời lẫy lừng tình ái, về già lận đận với con thơ Phi Yến (tổng hợp) Chủ Nhật, ngày 04/02/2018 08:27 AM (GMT+7) (Dân Việt) Ít có nghệ sĩ nào có số phận chìm nổi như Thương Tín, đời ông từng ngập trong tiền vàng và giai nhân nhưng cuối đời, ông lại đang vất vả đi đóng phim để lấy tiền nuôi con nhỏ, phải chạy xe máy đến trường quay vì muốn tiết kiệm tiền.     Nghệ sĩ Thương Tín là cái tên nổi đình nổi đám qua các bộ phim về Biệt động Sài Gòn. Ông sinh năm 1956, ở cái tuổi này, đáng nhẽ ông được yên ấm, nghỉ ngơi thì nay phải căng mình nuôi vợ và con gái. Nói về cuộc đời mình, chính nghệ sĩ Thương Tín đã thừa nhận rằng, các chuyện tình một đêm của anh rất nhiều, có thể vài cuốn sách cũng không hết được. Chỉ riêng những người phụ nữ từng "góp gạo thổi cơm chung" với Thương Tín cũng đã trên con số 12.   Nghệ sĩ Thương Tín. Nhớ lại thời oanh liệt, sau khi thành công với sân khấu cải lương, ông bắt đầu tham gia vào lĩnh vực đ

NTK Sĩ Hoàng ước mong bảo tồn nghệ thuật hát bội

Hình ảnh
Vẽ Về Hát Bội đang diễn ra tại Trung tâm thương mại The Garden Mall (từ ngày 1/02 đến 10/02/2018) là dự án tâm huyết của hơn 40 họa sĩ cùng các nhân sự trẻ đến từ nhiều ngành nghề khác nhau. Một trong những người đồng hành, cố vấn cho dự án còn có NTK Sĩ Hoàng, anh đã tiếp thêm lửa để các bạn trẻ mạnh dạn hơn trong dự án làm về nghệ thuật truyền thống. Đặc biệt hơn nữa, NTK Sĩ Hoàng còn mang đến triển lãm những thiết kế ý nghĩa của mình.  Giá trị của hát bội chỉ phát huy nhờ thế hệ trẻ - Xin chào NTK Sĩ Hoàng, cơ duyên nào đã khiến anh gặp gỡ các bạn trẻ của dự án Vẽ Về Hát Bội? Là Giám đốc Nghệ thuật của Nhà hát Chợ Lớn, với vở diễn “Đêm hoa lệ” đầu tiên khai trương nhà hát vào ngày 30/11/2017- Chúng tôi đã kể câu chuyện của Sài Gòn trong khoảng thời gian từ 1914 đến thập niên 80-90 bằng âm nhạc và trang phục, trong đó có biểu diễn trích đoạn vở tuồng kinh điển của Hát Bội là San Hậu. Tại sảnh của nhà hát cũng trang trí nghệ thuật vẽ mặt của Hát Bội. Có lẽ đó là

'Gạo chợ nước sông' tái hiện thời hoàng kim của cải lương

Hình ảnh
Bộ phim  Gạo chợ nước sông của đạo diễn Huỳnh Tuấn Anh gây chú ý đặc biệt khi dựng lại thời hoàng kim của cải lương thập niên 60 - 70 và được phóng tác từ tác phẩm Cuối mùa nhan sắc của Nguyễn Ngọc Tư . Đạo diễn Huỳnh Tuấn Anh (thứ hai từ phải qua) và các nghệ sĩ chia sẻ về tình yêu dành cho cải lương Sáng 5.2, buổi ra mắt dự án phim điện ảnh  Gạo chợ nước sông đã diễn ra tại Viện dưỡng lão nghệ sĩ (Q.8, TP.HCM). Sở dĩ chọn địa điểm này vì ê-kíp thực hiện muốn tri ân các nghệ sĩ lão thành nên đã  kết hợp với Ban ái hữu (trực thuộc Hội sân khấu TP.HCM) cùng các mạnh thường quân chúc tết và tặng quà cho nghệ sĩ tại Viện dưỡng lão.  Theo tiết lộ của đạo diễn Huỳnh Tuấn Anh,  Gạo chợ nước sông  sẽ tái hiện  lại giai đoạn cực thịnh của nghề hát vào khoảng thời gian thập niên 60 - 70 của thế kỷ trước. Đây là thời điểm sân khấu cải lương đã hoàn thiện từ ca diễn, cách dàn dựng và hình thành những gánh hát đại bang với đào kép lẫy lừng khắp Nam bộ như nhữ

Người trẻ vẽ về hát bội

Hình ảnh
Thứ Hai, 05/02/2018, 21:22:09   Triển lãm "Vẽ về hát bội" đã thu hút người trẻ đến với nghệ thuật truyền thống của dân tộc. Họ là những họa sĩ với tuổi đời còn rất trẻ. Nhưng bằng tình yêu hội họa và đặc biệt là tình yêu dành cho nghệ thuật truyền thống hát bội, các bạn trẻ đã làm nên một cuộc triển lãm “Vẽ về Hát bội” lần đầu được tổ chức tại TP Hồ Chí Minh, như một lời tri ân đến những người đang nỗ lực giữ gìn những giá trị văn hóa của dân tộc. Sảnh của Garden Small, quận 5 thu hút nhiều bạn trẻ hơn mọi ngày, mọi người đến chung vui với những họa sĩ trẻ đồng trang lứa với mình và để chiêm ngưỡng những tác phẩm vẽ về hát bội vô cùng đặc sắc đang được trưng bày tại đây. Hơn 50 tác phẩm hội họa của 42 họa sĩ trẻ đã giúp khách tham quan có cái nhìn khá toàn diện về nghệ thuật hát bội. Người xem bắt gặp phía sau chiếc mặt nạ tuồng là biết bao nhân vật, biết bao số phận đã làm nên sức sống cho nghệ thuật hát bội suốt hàng trăm năm qua. Ðó là sự thảng t

NSND Bạch Tuyết, Huy Khánh mang Tết sớm đến viện dưỡng lão nghệ sĩ

Hình ảnh
Thứ ba , 06/02/2018 07:41 AM GMT+7 (VTC News) - Các nghệ sĩ trẻ, lớn tuổi cùng đoàn phim "Gạo chợ nước sông" có mặt từ khá sớm, quây quần chúc tết những nghệ sĩ lão thành tại Viện dưỡng lão nghệ sĩ TP.HCM. Mới đây, đoàn làm phim Gạo chợ nước sông kết hợp với ban Ái hữu tương tế nghệ sỹ sân khấu (trực thuộc Hội sân khấu TP. HCM) cùng các mạnh thường quân tổ chức chúc tết và tặng quà tết cho nghệ sỹ đang sống tại Viện dưỡng lão nghệ sĩ - đây hiện là mái nhà chung của 22 nghệ sĩ lão thành. Các nghệ sĩ ở đây đa phần không có gia đình hoặc có hoàn cảnh đặc biệt nên tề tựu về đây sống cùng đồng nghiệp, sinh hoạt, ca hát ở tuổi già. Ngoài những phần quà giá trị, các nghệ sĩ từ trẻ đến lớn tuổi đều tề tựu về đây sống và trải qua những khoảnh khắc giao lưu văn nghệ rất ý nghĩa và xúc động.  Ngoài việc thăm hỏi, chúc tết các nghệ sĩ lão thành thì quan khách con được nhìn thấy bút

Cần có "U23" cho văn hóa nghệ thuật

Hình ảnh
06/02/2018 05:46 Đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật là phải tạo ra được những con người tài năng, có tâm hồn thay vì chỉ giỏi kỹ năng Nhiều lỗ hổng trong đào tạo nguồn nhân lực cho văn học, nghệ thuật (VHNT) là vấn đề đặt ra tại tọa đàm "Đào tạo nguồn nhân lực VHNT: Thực trạng và giải pháp" do Hội đồng Lý luận Phê bình VHNT TP HCM tổ chức chiều 5-2. Nghiệp dư hóa nghề diễn Bà Phạm Phương Thảo - nguyên Phó Bí thư Thành ủy, nguyên Chủ tịch HĐND TP HCM - cho rằng: "Hiện nay, chúng ta đang bị "xâm lăng" về văn hóa. Riêng về đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực văn hóa - nghệ thuật càng khó, bởi vì đây là lĩnh vực của tài năng, của trái tim, tâm hồn chứ không chỉ là đào tạo kỹ năng, kỹ thuật". "Công tác đào tạo nhân lực cho VHNT đang có nhiều khoảng trống, đặc biệt là mảng điện ảnh truyền hình…" - PGS-TS-NSƯT Phan Bích Hà, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sân khấu Điện ảnh TP HCM, khẳng định. "Chưa có các ng

TP Hồ Chí Minh đẩy mạnh đưa âm nhạc dân tộc vào trong nhà trường

Hình ảnh
TP Hồ Chí Minh đẩy mạnh đưa âm nhạc dân tộc vào trong nhà trường GD&TĐ - Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh vừa có văn bản yêu cầu các đơn vị đẩy mạnh việc đưa âm nhạc dân tộc vào trong nhà trường. Trong đó nêu rõ tổ chức giới thiệu cho học sinh biết về các loại nhạc cụ dân tộc, dân ca các vùng miền, nghệ thuật đờn ca tài tử... thông qua các buổi nói chuyện chuyên đề, sinh hoạt văn hóa nghệ thuật và trong các tiết học ngoại khóa, học tập trải nghiệm; giáo dục học sinh tình yêu quê hương đất nước, khơi gợi sự hứng thú, sáng tạo trong học tập và trong các hoạt động giáo dục truyền thống lịch sử văn hóa kết hợp với những hoạt động bảo tồn các giá trị truyền thống của dân tộc trong điều kiện đổi mới phương thức giáo dục. Phòng GD&ĐT quận, huyện chọn những trường tiểu học và trung học cơ sở (THCS) có điều kiện về cơ sở vật chất và những thuận lợi khác để thí điểm xây dựng mô hình câu lạc bộ âm nhạc dân tộc trong nhà trường (mỗi quận, huyện chọn ít nhất 1 trường T

Đạo diễn phim 'Lô tô' làm phim về thời hoàng kim của cải lương

Hình ảnh
Đạo diễn phim 'Lô tô' làm phim về thời hoàng kim của cải lương 08:03 06/02/2018 Đạo diễn Huỳnh Tuấn Anh tái hiện cuộc sống của nghệ sĩ cải lương vào thời hoàng kim 1960-1970 trong phim "Gạo chợ nước sông". Ngày 5/2, đạo diễn Huỳnh Tuấn Anh tổ chức buổi ra mắt dự án phim điện ảnh Gạo chợ nước sông tại Viện dưỡng lão nghệ sĩ TP.HCM. Tham dự sự kiện có NSND Bạch Tuyết, Huy Khánh, Kiều Trinh, Tường Linh... Nam đạo diễn cho hay đã ấp ủ làm phimbuổi về cải lương từ 4 năm trước, từ khi đọc truyện ngắn Cuối mùa nhan sắc của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư. "Truyện ngắn đó tạo cảm xúc mạnh trong tôi. Năm nay, nhân kỷ niệm 100 năm cải lương tôi quyết tâm thực hiện bộ phim. Theo anh tham vọng của ê-kíp là gieo vào lòng khán giả tình cảm với nghệ thuật cải lương và sự cống hiến hết mình của các nghệ sĩ xưa", đạo diễn chia sẻ. Đạo diễn Huỳnh Tuấn Anh bên các khách mời như Huy Khánh, người đẹp Tường Linh và Hằng Nguyễn. Gạo chợ nước sông  c