Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 8 17, 2018

GS-TS. Trần Văn Khê: Trước lúc ra đi chỉ muốn nghe lại tiếng đàn tranh

Hình ảnh
(NTD) - GS-TS. Trần Văn Khê, cây đại thụ của nền âm nhạc Việt Nam, nhà văn hóa lớn của dân tộc đã từ trần ở tuổi 94. Ngay cả khi sắp nhắm mắt xuôi tay, Giáo sư vẫn còn rất nặng lòng với văn hóa cổ truyền Việt, những giá trị ông đã theo đuổi cả cuộc đời. Giáo sư Trần Văn Khê qua đời vào rạng sáng 24/6 tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định, TP.HCM. Theo bản di nguyện do Giáo sư lập ra, thi hài sẽ được quàn tại tư gia (đường Huỳnh Đình Hai, Bình Thạnh). Lễ viếng bắt đầu từ 12g trưa ngày 26/6 đến hết ngày 28/6. Lễ động quan diễn ra vào 6g sáng 29/6. Sau đó, linh cữu ông được đưa đi hỏa táng tại Nghĩa trang Hoa Viên, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương. GS-TS Trần Văn Khê và vợ. Di nguyện của Giáo sư là muốn tang lễ được thực hiện theo nghi thức Phật giáo, còn tro cốt được đặt dưới bàn thờ ông bà ở đường Huỳnh Đình Hai. Tại tang lễ sẽ có một ban nhạc đờn ca tài tử gồm những người bạn thân và môn sinh của ông hòa tấu một buổi đặc biệt. Còn số tiền phúng điếu sẽ được dùng để lập một quỹ họ

100 mùa xuân trên mái tóc bạc phơ…

Hình ảnh
(NTD) - Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Văn hóa Dân tộc Việt Nam vừa phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và Phát huy Âm nhạc Dân tộc tổ chức lễ mừng Đại thọ 100 tuổi cho nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo... Mọi người hết sức bất ngờ khi biết ở vào tuổi “bách niên” nhạc sư vẫn đều đặn dạy âm nhạc cổ truyền trên... internet. Nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo sinh năm 1918 (Mậu Ngọ), tại làng Mỹ Trà, quận Cao Lãnh, tỉnh Sa Đéc (nay thuộc tỉnh Đồng Tháp). Từ nhỏ ông đã học đờn với các thầy Hai Lòng (Vĩnh Long), Sáu Tý, Năm Nghĩa (Trà Ôn)… nhưng nếu tính theo “nhất tự vi sư, bán tự vi sư” thì ông đã học với gần 200 “thầy” trên khắp ba miền Nam Trung Bắc. Ông có sở trường về “đờn ta” (đàn tranh, kìm, cò, gáo, bầu…) nhưng cũng rất thuần thục “đờn Tây” (mandoline, guitar, violon, piano…). Năm 1935, ông sáng chế ra dây Tỳ và dây Xề trên cây đàn gáo. Năm 20 tuổi (1938) ông được hãng dĩa BEKA mời đàn cho cô Ba Thiệt. Năm 1955, ông cải tiến cây đàn tranh từ 16 dây thành 17, 19 và 21 dây để có thể

Tâm sự cây đàn Tỳ bà Việt Nam

Hình ảnh
Tâm sự cây đàn Tỳ bà Việt Nam Thứ Bảy, 5/2/2005 18:57  Cùng chung một số phận với chị Đàn Tranh, mà chị càng ngày càng được muôn người ưa chuộng, bao nhiêu thiếu nữ xinh đẹp khắp ba miền Bắc, Trung, Nam nâng niu, chăm sóc, ôm trong tay, để trong tay, để trên đùi, còn tôi chỉ được một số ít nhạc sĩ miền Trung chiếu cố, toàn là những nhạc sư lớn tuổi của đàn Nhã Nhạc cung đình ngày xưa còn sống, hay những thầy dạy đàn Tỳ Bà, các cụ trang nghiêm có mặt trong đàn Ngũ Tuyệt của ca Huế. Còn lại miền Bắc, miền Nam ngày nay số người biết sử dụng tôi theo phong cách truyền thống Việt Nam, chắc chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Cô gái Huế và đàn Tỳ bà. Chúng tôi đã chịu thử thách của thời gian, hơn ngàn năm, đã nói được trung thực tiếng nhạc của dân Việt, chúng tôi mới sống sót đến ngày nay. Không phải như anh Đàn Cầm, cùng có mặt trong đàn Tiểu Nhạc do Lê Tắc ghi lại, sau nổi một thời dưới nhà Trần, nhờ có sách Đại Việt sử ký toàn thư chép lại sự kiện của nhạc sư Trấn Cụ, t

Phạm Thị Huệ: "Đào" - "Kép" hai vai

Hình ảnh
Phạm Thị Huệ: "Đào" - "Kép" hai vai Thứ Ba, 6/2/2007 17:08 Bến tầm dương canh khuya đưa khách Quạnh hơi thu, lau lách, đìu hiu... Giọng ca trù hát theo thể “Dựng Đường thi” bài “Tỳ bà hành” cùng đàn rập phách vang lên trong căn nhà nhỏ ở 39 Lý Quốc Sư, Hà Nội, với sự quyến rũ kỳ lạ đã níu chân bao khách lạ...  Con phố nằm bên hông Nhà thờ lớn, vốn tĩnh mịch nên là điểm đến cho khách bộ hành vào mỗi lúc đêm về; nay lại trở nên xưa cũ hơn khi vẳng bên hè phố rêu phong một giọng ca trù trầm lắng, da diết. Phạm Thị Huệ trên chiếu ca trù. Một cụ già người Hà Nội gốc, đã ngoại bát tuần thốt lên: “Nghe tiếng đàn, nhịp phách ấy, tôi như sống lại một thời xuân sắc”. Bà chủ của không gian xưa cũ ấy là đào nương kiêm kép đàn Phạm Thị Huệ, sinh năm 1973. Mồ côi mẹ khi mới 5 tuổi. 8 tuổi cô bé có đôi mắt tròn trong sáng, khuôn mặt trái xoan đã phải sống tự lập “ăn cơm bụi, ngủ giường tầng” tại ký túc xá Nhạc viện Hà Nội để đeo đuổi ước mơ bầu bạn với cổ nhạc.

Trót mang nghiệp…tài tử

Hình ảnh
Trót mang nghiệp…tài tử Chủ Nhật, 20/4/2014 00:04 Gần như cả cuộc đời họ gắn với nghiệp tài tử. Tiếng đờn của họ vang khắp, từ thôn xóm đến thị thành. Ngoài ra, họ truyền nghề bằng cả tâm huyết như những con tằm cần mẫn nhả tơ, làm đẹp cuộc đời. Với họ, âm nhạc tài tử đã là máu là thịt, là hơi thở mỗi ngày. NSƯT - NNDG Ba Tu (bìa phải) và dàn nhạc tài tử trong lễ đón nhận bằng vinh danh của UNESCO, tại TPHCM 1. Là bậc thầy của nhiều loại nhạc cụ như cò, tranh, sến, guitar phím lõm nhưng cuộc đời và tên tuổi NSƯT - nghệ nhân dân gian (NNDG) Ba Tu (nay gần 80 tuổi đời, hơn 60 năm tuổi nghề) gắn liền với cây đờn kìm (nguyệt cầm) như máu thịt. Ông tên thật là Trương Văn Tự, quê Long An. Từ nhỏ, phát hiện con trai sớm có năng khiếu cổ nhạc nên cha ông (cũng là người biết nhạc tài tử) quyết tâm tìm thầy giỏi cho con. Ngày học chữ, đêm ông học đờn kìm dưới sự hướng dẫn của thầy Chín Phàn. Những thanh âm khi trầm bổng, lúc réo rắt từ loại nhạc cụ ít phím hiếm dây này (2 dâ

Nhớ thầy dạy nhạc Huế xưa

Hình ảnh
Nhớ thầy dạy nhạc Huế xưa Thứ Bảy, 15/11/2014 23:43 Thời Pháp thuộc, trường học luôn có giờ dạy nhạc và nhiều lớp dạy đàn tư gia, như thầy Văn Giảng, Ưng Lang dạy đàn guitage Hawien, gọi là đàn Hạ uy di, thầy Nguyễn Hữu Ba dạy đàn tỳ bà hay thầy Tô Kiều Ngân dạy sáo trúc. Thầy cô dạy các trường thì rất nhiều như thầy Lê Cao Phan, Ngô Ganh, Đỗ Kim Bảng, Lê Quang Nhạc và cô Trương Huệ Mẫn… thời còn học ca nhạc Pháp, tỉ như bài J‘ai deus amours - tạm gọi là  Hai mối tình ta. Thầy Nguyễn Hữu Ba dùng nhạc cụ cổ để dạy hát tân nhạc, theo phương pháp chuyển ký âm nhạc ngũ cung sang ký âm Pháp của Văn Giảng. Vui nhất là ở bậc tiểu học, các thầy còn sáng tác những ca khúc hài hước, để giúp học trò vui học như thầy Lê Cao Phan với bài ca Ba bà đi bán lợn xề, vui nhất là ca khúc Chú chuột cắp trứng và bài Hai chú gà con của thầy Ngô Ganh: “Chú chuột cắp trứng ra không biết làm sao kéo đi. Liền mời chú khác, chú kia vô bày mưu khó gì! Anh nằm ngữa bốn chân, lo ghì ôm trứng đi

Nghệ nhân Nhã nhạc cuối cùng triều Nguyễn qua đời ở tuổi 106

Hình ảnh
Ngày 15/9, cụ Lữ Hữu Thi, nghệ nhân Nhã nhạc cuối cùng của triều Nguyễn đã qua đời tại nhà riêng đường Đặng Tất, Huế, hưởng thọ 106 tuổi. Cụ Lữ Hữu Thi được xem là “báu vật nhân văn sống”, là nghệ nhân cuối cùng của Nhã nhạc cung đình Huế. Sinh năm 1910, cụ biết sử dụng nhiều nhạc cụ truyền thống từ nhỏ như đàn nhị, đàn tam, đàn nguyệt, đàn tỳ bà, địch, phách tiền, tam âm, trống bản… Từ năm 15 tuổi, cụ Thi đã phục vụ nhã nhạc cho vua Khải Định và sau đó là Bảo Đại. Nghệ nhân Lữ Hữu Thi thuộc đội Tiểu nhạc thuộc đoàn Nhã nhạc cung đình Huế đã biểu diễn không biết bao nhiều lần cho triều đình nhà Nguyễn tại Huế. Cụ Lữ Hữu Thi trong đêm tôn vinh các nghệ nhân ở Festival Huế 2014 Sau khi Nhã nhạc cung đình Huế được UNESSCO công nhận là Kiệt tác Di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại năm 2003, cụ Thi được Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế mời làm cố vấn, dạy truyền nghề cho Đội Nhã nhạc cung đình Huế từ đó cho đến nay. Năm 2015, nghệ nhân nhã nhạc Lữ H

Khơi nguồn hạt giống dân gian

Hình ảnh
Khơi nguồn hạt giống dân gian SGGP   Thứ Ba, 10/4/2018 08:06 Có một chủ đề rất đỗi thân quen là diễn xướng ở Nam bộ, nhưng không phải ai cũng tỏ tường. Đó chính là lý do khiến một ê kíp gồm rất nhiều người trẻ tâm huyết quyết định làm nhịp cầu nối để những hạt giống ấy được ươm mầm và phát triển.  Nối mạch văn hóa “Cái gì đến lúc đi thì phải đi, đến lúc mất thì phải mất. Vấn đề là mình muốn có sự liên tục trong mạch phát triển văn hóa, chứ thật ra mình không phải là người bảo thủ, cũng không muốn “ăn mày dĩ vãng”. Bây giờ, nếu những cái mới đi nhanh quá, bỏ lại những loại hình văn hóa có giá trị tinh thần với ông bà ngày xưa, thì ai sẽ chịu thiệt thòi? Là người trẻ…”, chia sẻ của nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng, diễn giả của diễn xướng Nam Bộ, chia sẻ. Đó cũng là tâm niệm của các thành viên nhóm Cultural Community Discourse (CCD) - Đối thoại Văn hóa cộng đồng, khi quyết định thực hiện chương trình này. Đây là chuỗi chương trình nhằm giới thiệu các hình thức diễn xướ

Nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo - Người kết tinh tài hoa thành giá trị

Hình ảnh
VOV.VN - Dù năm nay đã hơn trăm tuổi, nhưng tiếng đàn của nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo vẫn rất ngọt ngào, sâu lắng. Sau gần 90 năm kể từ ngày rời xa quê, nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo, người được xem là "báu vật sống" của nghệ thuật đờn ca tài tử đã quyết định trở về sinh sống tại nơi mình sinh ra và cống hiến quãng đời còn lại trên quê hương Đồng Tháp. Bí thư tỉnh ủy Lê Minh Hoan tiếp nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo khi ông về Đồng Tháp. Hiện ông đang sống tại ngôi nhà do chính quyền tỉnh Đồng Tháp vận động một số doanh nghiệp và gia đình cùng nhau đóng góp xây dựng. Đây là việc làm nhằm tri ân sự đóng góp của nhạc sư đối với nền nghệ thuật của nước nhà.  Ngôi nhà tại địa chỉ số 134, đường Đinh Bộ Lĩnh mà nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo sinh sống rộng khoảng 200m2, nằm bên dòng kênh xanh, mát rượi, yên tĩnh ở thành phố Cao Lãnh. Đây cũng là quê hương nơi nhạc sư lớn lên. Ngôi nhà này sẽ là nơi mà nhạc sư cho biết sẽ   tiếp tục cống hiến cho nền âm nhạc; tổ chức các buổi giao lưu nghệ