Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 7 11, 2018

Nặng nợ tiếng đờn kìm

Nặng nợ tiếng đờn kìm Ở cái tuổi gần 80, nhưng ông vẫn nặng nợ với tiếng đờn kìm. tình yêu của ông dành cho âm nhạc tài tử chưa bao giờ “già”. Ông là ,  nghệ nhân dân gian Đặng Quất vân , mà mọi người trong giới tài tử vẫn hay gọi một cách thân thương - chú Bảy vân, ở phường 2, TP.Tân An. 12 tuổi, dù chưa hiểu nhiều về âm nhạc tài tử nhưng điệu du dương, trầm lắng từ tiếng đờn của cha đã níu hồn ông Bảy Vân. Thế rồi, ông bắt đầu học đờn và cha ông chính là người thầy đầu tiên truyền dạy. Theo lời kể của ông Bảy Vân, ngày đó, ông học đàn rất nhanh vì “vốn là con nhà nòi khi cả cha và anh trai đều là những tay đờn khá nên được truyền dạy tỉ mỉ. Hơn nữa, niềm đam mê cùng với năng khiếu dường như đã có sẵn trong máu thịt, chỉ cần có người dìu dắt thì tố chất sẽ phát huy”. Sau những bản đơn giản được học đầu tiên, ông tiếp tục học những bản Tây thi, Cổ bản, Xuân tình, Bình bán chấn, Lưu thủy và Phú lục. Năm đó, ông vừa tròn 15 tuổi. Mỗi ngày, ông đều dành vài giờ để khảy đờn

Tiếng đờn kìm bên bờ Vàm Thủ

Hình ảnh
Tiếng đờn kìm bên bờ Vàm Thủ   Sinh ra và lớn lên trong âm hưởng trang nghiêm của nhạc lễ, tuổi thơ lại được dưỡng nuôi bằng tiếng đờn dìu dặt của cha và những người hàng xóm đam mê đờn hát, nghệ nhân (NN) dân gian Tấn Khoa (xã Bình An, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An) nhận ra cuộc sống của mình không thể vắng những tiếng đờn. Nghệ nhân Tấn Khoa chơi nhiều loại nhạc cụ nhưng tiếng đờn kìm của ông được nhiều bạn bè, đồng nghiệp đánh giá là nổi bật hơn hết Người gieo chữ đờn điêu luyện NN dân gian Tấn Khoa được giới đờn ca tài tử (ĐCTT) biết đến là một NN đờn, với phong cách đờn lót chữ vô cùng điêu luyện. Từng chữ đờn, “chữ nhúng” được NN sắp xếp một cách chính xác và tỉ mỉ, để cứ hễ nghe đến Tấn Khoa, giới ĐCTT lại biết rằng, đó là một “tay đờn đáng nể”. Ông “đáng nể” không chỉ bởi biết chơi rất nhiều loại nhạc cụ: Đờn kìm, đờn cò, đờn sến, đờn guitar, đờn violon, đờn hạ uy di,... mà còn bởi dù là loại đờn nào thì ông chơi cũng rất hay. NN Tấn Khoa có phong cách chơi

Tiếng rao đàn của nghệ nhân mù

Hình ảnh
Tiếng rao đàn của nghệ nhân mù Sinh ra và lớn lên ở Cần Đước, tỉnh Long An cái nôi của đờn ca tài tử nên tình yêu dành cho lời ca, tiếng đờn dường như thấm sâu vào máu của nghệ nhân Trần Ngọc Nương. Dù đôi mắt không còn nhìn thấy ánh sáng nhưng ông là thầy đờn có tiếng ở thị trấn Cần Đước. Nghệ nhân Trần Ngọc Nương dạy ca cho các học trò trong ngôi nhà nhỏ của mình Căn nhà nhỏ của nghệ nhân Ngọc Nương gọn gàng, ấm áp. Trên vách, dàn nhạc cụ và giấy khen treo đầy. Nghệ nhân Ngọc Nương cho biết, không chỉ chơi được guitar mà cả đờn sến, đờn cò, đờn hạ uy di,... ông cũng có thể chơi thành thạo. Không chỉ vậy, ông còn ca được những bản tài tử. Tổ ấm của ông thường “ngập” tiếng đờn, lời ca như một cách giải tỏa những mệt nhọc trong cuộc sống đời thường. Nghệ nhân nói: “Tôi có 4 người con, không ai theo đờn ca tài tử chuyên nghiệp nhưng đứa nào cũng biết ca. Con dâu, cháu nội, cháu ngoại cũng ca được nên những lúc rảnh rỗi, cả nhà thường quây quần đờn ca hát xướng”. Cả cu

Lịch sử hình thành và phát triển Nhã nhạc Cung đình Huế

Hình ảnh
Lịch sử hình thành và phát triển Nhã nhạc Cung đình Huế Huế được lựa chọn làm Kinh đô Triều Nguyễn, là trung tâm văn hóa chính trị của dân tộc Việt (1788-1945). Nơi đây hội tụ nhiều nhân tài trên khắp mọi miền đất nước và cũng là nơi giao thoa của các nền văn hóa khác nhau. Chính nơi đây, Nhã nhạc Cung đình Huế được hình thành, đúc kết và phát triển đạt đỉnh cao. Trải qua ngàn năm lịch sử, khi Kinh đô Triều Nguyễn xây dựng ở Huế, thì Nhã nhạc Cung đình Huế được phát triển với sự đa dạng và phong phú về thể loại. Thể thức của loại hình Nhã nhạc này thể hiện tính Vương quyền, tính uy nghi, hoành tráng của Triều đại. Nhã nhạc Cung đình Huế được xem là loại hình âm nhạc chính thống, là Quốc nhạc, được sử dụng trong các cuộc tế lễ của Triều đình (như lễ Đăng quang, lễ Băng hà, lễ tế Nam Giao, lễ tế Xã tắc, và nhiều lễ trang nghiêm khác...). Loại hình âm nhạc này trở thành một biểu tượng cho Vương quyền về sự trường tồn, hưng thịnh của Triều đại. Chính vì vậy, các Vua nhà Nguyễn đã coi

Đặc cách xét danh hiệu NSND cho Minh Vương, Thanh Tuấn, Giang Châu?

Hình ảnh
Đặc cách xét danh hiệu NSND cho Minh Vương, Thanh Tuấn, Giang Châu? TPO - Ông Huỳnh Thanh Nhân, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao cho biết TPHCM sẽ có văn bản đề nghị Trung ương xem xét, đặc cách việc phong tặng danh hiệu NSND đối với ba nghệ sĩ lão thành tài danh đã có nhiều cống hiến nhưng không đủ số lượng huy chương nên bị “đánh trượt” trong đợt phong tặng vừa qua. NSƯT Trần Hạnh, Công Lý đủ tiêu chuẩn xét danh hiệu NSND ‘Nghệ sĩ Trần Hạnh cũng không được đặc cách xét danh hiệu NSND’ NSND Hoàng Dũng nói gì về diễn viên 'Người Phán Xử' bị khởi tố? Công Lý: Không cát-xê nào sánh với niềm tự hào được xét tặng NSND Một số nghệ sĩ gạo cội TP.HCM trượt NSND, Bộ Văn hóa nói gì? Sáng 11/7, thảo luận tại kỳ họp thứ 9 HĐND TPHCM, đại biểu Nguyễn Thị Quế Trân (Nghệ sỹ Quế Trân) đã bày tỏ bức xúc về các tiêu chí xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú (NSƯT), Nghệ sỹ Nhân dân (NSND). “Nhiều tiếng hát đã đi vào lòng người. Nhiều nghệ sỹ có rất nhiều cống hiến cho nghệ t

Nghệ nhân tài tử thấy ấm lòng khi được quan tâm

Hình ảnh
Nghệ nhân tài tử thấy ấm lòng khi được quan tâm 18/06/2018 | 08:06 GMT+7 Thông tin 10 nghệ nhân tài tử của Hậu Giang vừa được Hội đồng xét duyệt Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chọn vào danh sách trình lên Hội đồng cấp Nhà nước xét để công nhận, làm nức lòng những người yêu thích nghệ thuật đờn ca tài tử (ĐCTT). Đờn ca tài tử luôn sống và phát triển trong dòng chảy cuộc sống, nhiều em còn nhỏ tuổi đã hát được bài bản khó… Miệt mài phát triển trong dòng chảy cuộc sống Từ rất lâu, tài tử là món ăn tinh thần không thể thiếu ở vùng đất miền Tây sông nước nói chung, Hậu Giang nói riêng. Vào những dịp cuối tuần, sau những giờ nông nhàn hay những đêm sáng trăng, những người đam mê tài tử lại tập hợp cùng nhau để đờn ca cho thỏa chí đam mê. Đó là những người hát vì yêu thích, tạo nên phong trào rộng rãi ở khắp nơi. Nhờ vậy, phong trào ngày càng được nhân rộng, góp phần giữ gìn và phát huy bộ môn nghệ thuật này trong lòng Nhân dân. Ở Hậu Giang, hiện tại có hàng trăm CLB ĐCTT với

THẦY ƠI VỀ TỚI NHÀ RỒI…

Hình ảnh
Tình cờ… Niềm vui nối tiếp niềm vui! Đúng vào những ngày khánh thành cầu Cao Lãnh, người dân Đồng Tháp đặc biệt là giới văn nghệ sĩ của xứ sở Sen hồng quá đỗi vui mừng được đón vị Nhạc sư đáng kính vừa trở về quê hương. Căn nhà 134 A tổ 17, khóm 2, phường 4, từ đường Phạm Hữu Lầu quẹo vô rạch Cái Sâu chỉ vài trăm mét từ nay sẽ là nơi mà người nhạc sư 101 tuổi đời, tài hoa, ước nguyện về trú ngụ tới cuối đời sau khoảng thời gian 90 năm trời tha hương nay ông đã quá “chùn chân, mỏi gối”. Tôi không nhắc lại những gì ông đã đóng góp cho nền âm nhạc dân tộc cổ truyền Việt Nam bởi nhiều, quá nhiều người đã viết, đã nói về ông. Tôi chỉ muốn nhắc lại những dòng Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Khê, nhà nghiên cứu văn hóa, âm nhạc cổ truyền nổi tiếng ở Việt Nam, thành viên danh dự Hội đồng Âm nhạc Quốc tế, UNESCO. Ông là người có bề dày trong hoạt động nghiên cứu, giảng dạy, có công trong quảng bá âm nhạc Việt Nam nói riêng, văn hóa Việt Nam nói chung ra thế giới vẫn nể phục ông: “Nhạc sư Vĩn

Nghệ sĩ Võ Minh Lâm làm giám khảo 'Chuông vàng vọng cổ'

Hình ảnh
Nghệ sĩ Võ Minh Lâm làm giám khảo 'Chuông vàng vọng cổ' Giọng ca 29 tuổi cùng NSƯT Hồ Ngọc Trinh chấm sơ khảo cuộc thi tìm kiếm tài năng ca cổ. Võ Minh Lâm tham gia vở cải lương 'Cơn hồng thủy' Võ Minh Lâm và Hồ Ngọc Trinh từng tham gia  Chuông vàng vọng cổ  năm 2006 - lúc đó có tên  Ngôi sao vọng cổ truyền hình . Minh Lâm là quán quân, Ngọc Trinh đoạt giải á quân mùa đầu tiên. Nghệ sĩ kể anh xúc động khi trở lại cuộc thi với vai trò giám khảo. "12 năm qua cũng là thời gian chúng tôi nỗ lực rèn luyện trên con đường ca diễn chuyên nghiệp", anh chia sẻ.  Nghệ sĩ Võ Minh Lâm. Tại vòng sơ kết ngày 29 và 30/6 ở Cần Thơ, cuộc thi thu hút hơn 120 thí sinh ở Tây Nam bộ tham gia. Nhiều bạn trẻ từ Trà Vinh, Sóc Trăng, Cà Mau... chạy xe máy đến Cần Thơ dự thi. Phần lớn thí sinh hát các bản vọng cổ được biến tấu từ ca khúc nhạc trẻ. "Nhiều chất giọng mới lạ, thể hiện được sự trẻ trung qua những bài tân cổ giao duyên mượt mà", Hồ Ngọc Trinh chia s

Minh Vương lần thứ ba trượt danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân

Hình ảnh
Minh Vương lần thứ ba trượt danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân Nghệ sĩ Ưu tú chia sẻ cảm giác ngỡ ngàng khi bị loại ở Hội đồng cấp Nhà nước.  NSƯT Minh Vương được đề xuất trao danh hiệu NSND Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa công bố danh sách 77 hồ sơ đủ tiêu chuẩn xét duyệt danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân. Danh sách được chọn ra từ 105 hồ sơ do Hội đồng cấp Bộ và Sở Văn hóa các tỉnh, thành gửi lên. Nghệ sĩ Ưu tú  Minh Vương  vắng mặt trong danh sách. Theo quy định, các hồ sơ đạt tiêu chuẩn phải có 90% tỷ lệ phiếu đồng ý của các thành viên Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước. Minh Vương chia sẻ với  VnExpress  ông ngỡ ngàng khi hay tin. "Tôi cảm thấy thiếu công bằng. Đây là lần thứ ba tôi trượt danh hiệu này", nghệ sĩ nói. Cách đây vài tháng, thông qua báo chí, ông biết tin hồ sơ của mình được Sở Văn hóa Thể thao TP HCM đề xuất lên cấp Nhà nước. Lúc đó, ông đã rất phấn khởi, tự hào vì danh hiệu là một trong những phần thưởng ghi nhận nghề hát của ông, bên cạnh tình cảm khán giả.