Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 2, 2019

Người trẻ đi học đờn ca tài tử

Hình ảnh
Mỗi chiều thứ bảy, nhiều bạn trẻ lại đến The Culturis Hub (76 Ngô Tất Tố, P.19, Q.Bình Thạnh, TP.HCM) để  học đờn ca tài tử. Cô Lý Thị Kiều Hạnh (áo đen) dạy các học viên giai điệu đờn ca tài tử ẢNH: NGUYÊN TRANG Học để thưởng thức Địa điểm cho người mê đờn ca tài tử Vào mỗi thứ sáu hằng tuần, những người yêu thích bộ môn đờn ca tài tử có thể đến Câu lạc bộ cà phê tài tử (1208 Lạc Long Quân, Q.Tân Bình, TP.HCM) để giao lưu, ca hát. CLB do nghệ sĩ Thanh Lựu tổ chức. Nghệ sĩ Thanh Lựu cũng là giảng viên dạy ca và đờn tại Nhà hát Trần Hữu Trang. Ông chia sẻ: “Đây không phải là lớp học hát hay đờn mà là tụ điểm cho những bạn có năng khiếu, đam mê bộ môn đờn ca, diễn xuất tới để giao lưu cùng nhau”. Ngoài lớp dạy về kỹ thuật hát, đàn cho dàn nhạc đờn ca tài tử, mỗi cuối tháng, nhạc sĩ Đặng Anh Thy sẽ tổ chức một chương trình giao lưu cho học viên (59/12 Hoàng Hoa Thám, Q.Bình Thạnh, TP.HCM). Chương trình tái hiện như sân khấu. Học viên lớp hát, đờn sẽ cùng kế

Lập hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu "Nghệ nhân Nhân dân" đối với Nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo

Hình ảnh
(Tổ Quốc) - Nhằm ghi nhận, tôn vinh những đóng góp to lớn của Nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo đối với nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ và văn hóa nghệ thuật tỉnh Đồng Tháp, Sở VHTTDL tỉnh Đồng Tháp sẽ lập hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân” đối với Nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo. Nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo - Báu vật sống của nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ. (Nguồn: tuoitre.vn) Ngày 27/02, UBND tỉnh Đồng Tháp đã ban hành Văn bản số 83/UBND-THVX về việc lập hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu "Nghệ nhân Nhân dân" đối với Nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo. Theo đó, UBND tỉnh Đồng Tháp giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch rà soát, lập hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu "Nghệ nhân Nhân dân" đối với Nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo, trình UBND tỉnh chậm nhất vào ngày 04/4/2019. Nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo sinh năm 1918 tại làng Mỹ Trà, tổng Phong Thạnh, quận Cao Lãnh, tỉnh Sa Đéc (nay là xã Mỹ Trà, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp). Ông là người duy nhất trong làng cổ nhạc Nam Bộ và

Đề nghị xét tặng danh hiệu "Nghệ nhân Nhân dân" đối với vị Nhạc sư 101 tuổi

Hình ảnh
(CLO) Nhằm ghi nhận, tôn vinh những cống hiến to lớn của ông đối với nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ, UBND tỉnh Đồng Tháp đã ban hành Văn bản số 83/UBND-THVX về việc lập hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu "Nghệ nhân Nhân dân" đối với Nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo. Theo đó, UBND tỉnh Đồng Tháp giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch rà soát, lập hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu " Nghệ nhân Nhân dân"  đối với Nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo, trình UBND tỉnh chậm nhất vào ngày 4/4/2019. Nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo sinh năm 1918 tại làng Mỹ Trà, tổng Phong Thạnh, quận Cao Lãnh, tỉnh Sa Đéc (nay là xã Mỹ Trà, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp). Nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo. Ảnh: Tuoitre.vn Có thể nói, Nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo là người duy nhất trong làng cổ nhạc Nam Bộ và cả nước khi vừa là Nhạc sĩ chơi nhạc, vừa là nghệ sĩ trình diễn âm nhạc. Đồng thời ông cũng có thể giảng dạy cổ nhạc bằng nhiều ngôn ngữ, và là Nghệ nhân đóng đàn bậc thầy, Nhà nghiên cứu âm nhạc uyên thâm. Ông được ví

"Hậu duệ gia tộc Minh Tơ" nhân rộng quân số

Hình ảnh
(NLĐO) - Tối 27-2, nghệ sĩ Thanh Sơn - con trai nghệ sĩ Minh Tơ và là em của cố NSND Thanh Tòng - đã giới thiệu đến khán giả chương trình "Hậu duệ tuồng cổ" tại Hội quán Nghĩa An - Miếu Quan Đế, quận 5, TP HCM, thu hút đông đảo khán giả. Nghệ sĩ Thanh Sơn trong vai Quan Công Lần đầu tiên chương trình nghệ thuật vinh danh thế hệ hậu duệ của gia tộc Minh Tơ được biểu diễn kết hợp với Đoàn 2 "Triều Kịch Sơn Đầu" tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Chính điều này đã tạo sức hút đối với công chúng yêu nghệ thuật tuồng cổ dưới sự dàn dựng của nghệ sĩ Thanh Sơn. Sinh ra trong gia đình 6 đời theo nghề hát, từ nghệ thuật hát bội đến cải lương tuồng cổ, nghệ sĩ Thanh Sơn được xem là hậu duệ duy nhất thuộc đời thứ tư của gia tộc Vĩnh Xuân - Bầu Thắng - Minh Tơ – Thanh Tòng, đã nuôi ý chí gầy dựng một đoàn hát theo phong cách tiền nhân, đồng thời truyền dạy cho thế hệ diễn viên trẻ những kinh nghiệm diễn xuất. Nghệ sĩ Thanh Sơn và các nghệ sĩ Đoàn 2 "Triều K

NÓI VỀ GIẢI THANH TÂM

Hình ảnh
NÓI VỀ GIẢI THANH TÂM Posted on  13.09.2018  by hongoccan2017 HCV GIẢI THANH TÂM : NHỮNG NGÔI SAO CẢI LƯƠNG NGÀY ẤY GIỜ RA SAO ? – Soạn giả Nguyễn Phương Xem trên internet, một ông bạn nào đó khi viết về cuộc đời của một nữ nghệ sĩ cải lương ngày xưa đã có nói tới giải thưởng Thanh Tâm và ông bạn đó kể là ông cựu Bộ trưởng Thông Tin Trần Chánh Thành đã đứng ra phát huy chương vàng cho cô Thanh Nga, nữ nghệ sĩ đầu tiên đoạt được giải Thanh Tâm. Ông bạn đó còn mô tả là Đài truyền thanh, Đài truyền hình Saigon loan tin, chiếu hình ảnh và phát sóng trực tiếp buổi lễ phát giải thưởng đó. Ông bạn thật là giàu trí tưởng tượng. Giải Thanh Tâm đầu tiên được phát là vào năm 1958, khi đó thì Sàigòn chưa có đài truyền hình, làm sao mà phát hình phát song ? Vả lại giải thưởng Thanh Tâm là một giải Văn nghệ do tư nhân tổ chức nên không có việc một ông bộ trưởng Thông Tin đứng ra trao giải thưởng. Nhắc đến giải thưởng Thanh Tâm, huy chương vàng cho diễn viên triển vọng cải lương l

Soạn giả VIỄN CHÂU

Hình ảnh
Soạn giả VIỄN CHÂU Posted on  14.09.2010  by hongoccan2017 SÁNG NGỜI TÊN TUỔI VIỄN CHÂU VỚI TIẾNG ĐÀN BẢY BÁ & SOẠN GIẢ CẢI LƯƠNG – Nguy ễn Văn Danh Thuở nhỏ, ông học quốc văn ở trường làng và học Hán văn với những bậc túc nho ở tại nhà. Ngoài ra, ông còn học thêm âm nhạc. Ông khá sành Hán văn và sử dụng khá thành thạo các nhạc cụ dân tộc, đặc biệt là đàn tranh. Soạn giả Viễn Châu sinh trưởng trong một gia đình Nho giáo vào năm 1924, ông theo đuổi Nho văn và sớm có thiên tư về âm nhạc nhưng khi lớn lên, ông lại không có thiên hướng về khoa cử hay sân khấu. Ông đam mê viết văn và làm thơ hơn. Truyện ngắn “Chàng trẻ tuổi”, truyện ngắn đầu tay của ông đã được đăng trên báo Dân Mới vào năm 1942. Cùng năm này, bài thơ “ Thời mộng ” của ông cũng đã được đăng trên báo “Tổng xã mới”. Ông viết văn, làm thơ nhưng không có duyên nợ với văn chương. Năm 1945, ông chuyển sang soạn tuồng cải lương. Vở tuồng “Hồn chiến sĩ”, vở tuồng đầu tay của ông, có nội dung chống thực d