Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 6 26, 2018

“Đệ nhất nguyệt cầm” Ba Tu

Hình ảnh
“Đệ nhất nguyệt cầm” Ba Tu Ông là bậc thầy đáng kính trong làng cổ nhạc có cái tâm hiền lành và luôn giữ nhân cách, đạo đức sáng ngời của người thầy đờn     Đệ nhất danh cầm Nguyễn Vĩnh Bảo và nỗi trăn trở nghệ thuật truyền thống Nhạc sĩ,  danh cầm Ba Tu  được xem là báu vật của nghệ thuật đờn ca tài tử (ĐCTT) và sân khấu cải lương. Gần tuổi 80, ông vẫn lên sàn diễn cùng con cháu hòa đờn, đặc biệt là vẫn dạy học trò theo ý nguyện, truyền thụ ngón đờn kìm độc nhất vô nhị để nâng bước thế hệ nhạc công trẻ phát triển nghề. Với ngón đờn tinh hoa bậc nhất, ông đã hoàn thành công trình nghiên cứu về ĐCTT Nam Bộ: độc tấu đờn kìm với bộ đĩa 20 bản tổ nhạc tài tử cho tỉnh Long An - quê hương ông - để bảo tồn nguồn gốc, sự sáng tạo của loại nhạc cụ này trong đời sống ĐCTT hôm nay. Ngón đàn mê hoặc nghệ sĩ GS-TS Trần Văn Khê, khi còn sống, mỗi lần hội ngộ với danh cầm Ba Tu, ông đã nhận xét ngón đờn Ba Tu nhấn chữ xang nức nở đến đổ hột như người có tâm sự kể về nhữn

Đừng bắn, nó đờn hay lắm...

Hình ảnh
Đừng bắn, nó đờn hay lắm... 22/01/2016, 06:35 (GMT+7) Hỏi đến tên ông, bất kể người dân nào, từ già đến trẻ ở khư vực miền Tây, cái nôi của đờn ca tài tử, cũng đáp không do dự: “Biết chớ”.  Nghệ nhân Tăng Phát Vinh với ngón đờn kìm điêu luyện Bởi ông là một nghệ nhân, cây từ điển sống của môn nghệ thuật độc đáo này. Ông là nghệ nhân Tăng Phát Vinh (Ba Vinh), năm nay vừa tròn 90 tuổi, ở ấp Cây Trâm, xã Định Bình, TP.Cà Mau. Hai lần thoát chết Tôi tình cờ và may mắn biết đến nghệ nhân Tăng Phát Vinh trong chuyến công tác dài ngày về Cà Mau. Đó là một buổi chiều chạng vạng, trong lúc chúng tôi đang ngồi ăn tối ở một quán cóc ven TP.Cà Mau thì bất ngờ nghe tiếng đàn réo rắt vang lên ở bàn ăn gần đó. Khi tiếng đàn vừa cất lên, tất cả mọi người vội ngừng ăn, hướng mắt về phía ấy. Mặc dù không biết tên bản nhạc là gì, nhưng những âm điệu du dương, thánh thót như đang chạy rần rần trong huyết quản. Khi bản nhạc vừa dứt, tôi vội đứng lên, lại làm quen và biết bản nhạ

“Ai muốn học đờn, ca là tôi dạy miễn phí…”

Hình ảnh
“Ai muốn học đờn, ca là tôi dạy miễn phí…” 25/05/2018 | 09:48 GMT+7 Đó là lời nói chân tình của nghệ nhân Nguyễn Văn Út Chót. Hơn 30 năm theo nghề với nhiều niềm vui, nỗi buồn, anh vẫn giữ nguyên vẹn ngọn lửa đam mê và mong ước bây giờ là được dạy cho thật nhiều người biết đờn, ca tài tử. Chỉ nghe tiếng đờn, lời ca là chân muốn đi… Hỏi vì sao anh bỏ cả việc học để theo nghiệp, dù biết rằng nghề này không kiếm được nhiều tiền, anh cười hiền nói: “Tôi cũng không hiểu vì sao nữa! Chỉ nghe tiếng đờn, lời ca là chân muốn đi rồi. Có lẽ tại hồi nhỏ được sống trong môi trường gần gũi mà thân thiết của đờn ca tài tử nên thấm vào máu, vào tâm hồn mất rồi. Mà nghĩ lại hồi đó phải chi vừa đi học, vừa đi đờn thì tốt biết mấy”. Câu chuyện về niềm đam mê được anh kể sôi động. Những kỷ niệm về những ngày đầu đi học lóm cũng đầy niềm vui. Anh may mắn được sinh ra trong gia đình đam mê nghệ thuật. Ba anh ca cổ rất hay, thường tụ tập những người trong ấp đến đờn ca. Từ nhỏ, anh đã được nghe v

TỔNG QUAN VỀ ĐÀN NGUYỆT

Hình ảnh
TỔNG QUAN VỀ ĐÀN NGUYỆT Email   Print Với vai trò là một nhà sản xuất nhạc cụ truyền thống cao cấp, TẠ THÂM xin chia sẻ một số kiến thức tổng quan về đàn Nguyệt  với những người yêu đàn và muốn tìm hiểu về đàn Nguyệt - một trong những nhạc cụ truyền thống của dân tộc Việt. Tạ Thâm hy  vọng sẽ giúp các bạn có được những kiến thức bổ ích. Đàn Nguyệt  là nhạc khí dây gảy của dân tộc Việt còn gọi là đàn Kìm, đàn Vọng nguyệt cầm hoặc Quân tử cầm  vì mặt đàn hình tròn như mặt trăng rằm nên gọi là đàn Nguyệt. Đàn Nguyệt với nhiều ngón kỹ thuật độc đáo như nhấn, luyến, vê…có nhiều khả năng độc tấu và hòa tấu. Đàn Nguyệt rất phổ biến từ Bắc đến Nam, dễ dàng sử dụng và hợp với tiếng nói của dân tộc. Đàn Nguyệt là nhạc khí dây gảy loại có dọc (cần đàn) khác với đàn Nguyệt của Trung Quốc, đàn Nguyệt Việt Nam có dọc đàn dài hơn và hàng phím cao. Đàn Nguyệt có 8 phím, sau này gắn thêm 2 phím là 10 phím theo hệ thống âm nhạc ngũ cung. Hình thức cấu tạo: Thùng đàn: hình tr

NGUYỄN TẤN NHÌ : Đờn kìm và dịch học Đông phương

NGUYỄN TẤN NHÌ : Đờn kìm và dịch học Đông phương ĐỜN KÌM VÀ DỊCH HỌC ĐÔNG PHƯƠNG Đã từ lâu , Đờn Kìm còn có tên là Nguyệt Cầm , một nhạc cụ dân tộc , luôn luôn được giao nhiệm vụ chỉ huy dàn nhạc , nhưng chưa thấy có sách vở nào đề cập đến nó một cách chuyên sâu và khoa học . Hiện nay , nhạc cụ mang đậm nét quê hương này có nguy cơ bị thất truyền vì có nhiều người không hiểu rõ tính năng và nét độc đáo của nó trong nền âm nhạc ngũ cung đông phương cho là một nhạc cụ nhà quê quá thô thiển cần phải được cải tiến hoặc phải thay thế bằng một nhạc cụ khác dù là ngoại lai như ghi ta, đờn sến , v,v.. Thật ra , sự cấu trúc của Đờn Kìm rất hoàn chỉnh về phương diện kỹ thuật , toán học , âm học cũng như tượng số học đông phương . Do đó , tôi xin nêu lên một vài suy nghĩ và sự hiểu biết của tôi về cây Đờn Kìm hầu được đóng góp một phần tư liệu nhỏ trong việc bảo tồn và cải tiến nhạc cụ dân tộc . I . Về Tên Gọi  Có rất nhiều ý kiến về cách gọi tên Đờn Kìm . Tôi xin nêu ra sau đây những ý

“Quân tử cầm” trong đời sống âm nhạc tài tử

“Quân tử cầm” trong đời sống âm nhạc tài tử Cây đờn kìm (Nguyệt cầm) vốn được tôn vinh là “Quân tử cầm” và là… “thầy” của các loại nhạc cụ khác trong dàn nhạc tài tử cải lương. Vai trò, vị trí của cây đờn kìm quan trọng như thế nào trong giới đều đã rõ, thế mà có một thời gian khá dài, nó đã bị lu mờ và tưởng chừng bị mai một… Song, từ khi phong trào đờn ca tài tử cải lương được khơi dậy, những năm gần đây, cây đờn kìm đã dần khôi phục lại được “chỗ đứng” của mình.   “Vị trí độc tôn” ngày xưa Ngày xưa, dàn nhạc ngũ âm trong cung đình theo phong cách “tứ tuyệt” (kìm – cò – tranh – độc) hay “ngũ tuyệt” (kìm – cò – tranh – độc – sáo); cây đờn kìm vẫn đứng ở vị trí đầu nhóm đảm nhiệm vai trò… lĩnh xướng. Kể từ khi nhạc tài tử Nam bộ xuất hiện (giữa thế kỷ XIX) và sân khấu cải lương ra đời (đầu thế kỷ XX), cây đờn kìm vẫn giữ được vị trí “độc tôn” này. Các bài bản trong âm nhạc tài tử cải lương cũng đều dựa vào chữ nhạc chính từ cung – bậc của đờn kìm. Những ai học ca, các l

Tài nữ quân tử cầm Bạc Liêu

Hình ảnh
Tài nữ quân tử cầm Bạc Liêu 15:59 26/04/2014 PN - Chín tuổi học đờn kìm với cha. 16 tuổi lên TP.HCM ngồi đờn 20 bản tổ suốt 45 phút trong hội thi đờn ca tài tử cải lương. Nghe ban tổ chức lần lượt xướng tên các thí sinh đoạt giải mà không thấy tên mình, Ngọc Cần mếu máo với cha: “Chắc con gớt gồi!”. Nhưng, ngay lúc đó, niềm vui òa vỡ khi Ngọc Cần rinh được giải đặc biệt của hội thi dành cho thí sinh nhỏ tuổi nhất. Hai cha con về Hộ Phòng, Giá Rai (Minh Hải) mở tiệc “liên hoan” mừng cái huy chương và cây quân tử cầm mới tinh vừa được nhạc sĩ Viễn Châu tặng... Nghe có khách phương xa chịu khó xuống tận vùng Láng Tròn - Giá Rai thăm, ông Sáu Trọng, cha chị Ngọc Cần, bày ngay một chiếu... nhậu. Đó là phong cách của người phương Nam hào phóng, rộng tình. Vui là chính. Ngọc Cần và cha, mỗi người một cây đờn kìm so dây, nắn phím. Những ngón tay nhấn nhá rung rung, khi cùng một phím lúc buông lợ, lúc buông lơi. Ngọc Cần thật thà bảo “mấy chục năm rồi mà ngón đờn em

Người “giữ nhịp” cho âm nhạc đờn ca tài tử

Hình ảnh
STO - Trong những ngày cận tết, chúng tôi về huyện Mỹ Tú - một trong những địa phương phát triển mạnh về phong trào đờn ca tài tử, gặp gỡ nghệ nhân ưu tú Trần Hà Thủy ở ấp Cầu Đồn, thị trấn Huỳnh Hữu Nghĩa (Mỹ Tú). Dù chỉ là người nông dân bình dị nhưng bằng tình yêu, sự tâm huyết, ông đã dày công gìn giữ, truyền dạy để âm nhạc truyền thống của dân tộc không bị mai một với thời gian… Một đời gắn bó với âm nhạc dân tộc Đã ở tuổi 70, nghệ nhân ưu tú Trần Hà Thủy (còn có tên gọi là Năm Đờn) vẫn tích cực hoạt động gìn giữ và trao truyền những giai điệu của nhạc cụ cũng như các giai điệu của nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ. Ngôi nhà nhỏ nằm cạnh con rạch ấp Cầu Đồn lúc nào cũng vang vọng tiếng đờn kìm, tiếng đờn guitar phím lõm của ông, nâng đỡ lời ca của biết bao thế hệ nghệ sĩ. Đây còn là điểm sinh hoạt của Câu lạc bộ Đờn ca tài tử huyện Mỹ Tú và là lớp học đờn do ông truyền dạy.  Theo nghệ nhân ưu tú Trần Hà Thủy, ông biết đờn guitar phím lõm từ năm 7 tuổi do cha

Sống chết với đờn ca tài tử

Hình ảnh
Khi nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ được vinh danh, con đường mà các nghệ nhân chọn đã tỏa sáng, tạo thêm “lửa” để lan truyền trên thế giới. Đệ nhất nguyệt cầm Cuộc đời của NSƯT - nhạc sĩ Ba Tu không mấy thăng trầm song niềm đam mê thì cứ bị thử thách bởi 2 chữ “tài tử” đã chỉ rõ công việc ông theo đuổi không dùng làm kế sinh nhai NSƯT - nhạc sĩ Ba Tu và cố Nghệ nhân dân gian Bạch Huệ (hàng đầu) trong một buổi dạy đờn ca tài tử Đôi lúc các nghệ nhân theo đuổi đờn ca tài tử (ĐCTT) bị cho là phí công, rỗi nghề nhưng không phải vì lời mỉa mai đó mà trình độ của người tài tử như ông Ba Tu (tên thật là Trương Văn Tự, SN 1938, quê Long An, hiện ở TP HCM) thấp đi. Ông Ba Tu cho biết để trở thành người tài tử đúng nghĩa, phải trải qua thời gian luyện tập rất công phu: Học từ chữ nhấn, chữ chuyền, ngón đờn sao cho mùi mẫn, cách“sắp chữ” khi ca sao cho đẹp và luôn tạo một phong cách riêng. Chữ tài không gắn chữ tai Ông Ba Tu sớm bộc lộ năng khiếu và niềm đam mê âm nhạc từ nhỏ

Tiếng đờn của thầy Út Bí

Hình ảnh
Tiếng đờn của thầy Út Bí (CMO) Mấy lần về huyện Trần Văn Thời, tôi được nghe nói về "thầy Út" (Trần Văn Út, nhiều người gọi là thầy Út Bí), thầy đờn và dạy hát có tiếng của vùng đất rẫy. Rất muốn được gặp ông nhưng vì công việc nên nhiều lần gác lại. Nghĩ cũng cái duyên, không hẹn mà gặp. Một lần về huyện Trần Văn Thời công tác, tôi may mắn được gặp ông. Ông đang đờn cho Câu lạc bộ đờn ca tài tử Sông Quê. Tôi giới thiệu và ngỏ ý muốn xin phỏng vấn để viết chân dung về ông, ông cười nồng hậu và chân chất cũng như cái tình của thầy dành cho đờn ca tài tử. Dù tuổi đã cao nhưng niềm đam mê đờn ca tài tử của ông Trần Văn Út vẫn rất mãnh liệt. Thầy Út nói: “Tụi bây để hôm nào về nhà chú, ở đó chú có mở riêng lớp dạy ca miễn phí cho những người yêu thích đờn ca tài tử, muốn tìm hiểu về chú thì phải biết cái lớp trước”. Nghe thầy Út nói, không hiểu sao tôi càng muốn tìm hiểu ngay, vậy là tôi quyết định phải làm ngay một chuyến về "lớp" dạy hát của thầy Út. Lúc