Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 12 26, 2017

Tiểu Sử Ánh Hồng

Hình ảnh
Tiểu Sử Ánh Hồng     Nữ nghệ sĩ Ánh Hồng, HCV Giải Triển Vọng Thanh Tâm 1962          Từ thập niên 60 đến nay, nếu nghệ sĩ huy chương vàng giải Thanh Tâm nào còn sống thì cũng đã trên 60 tuổi và có ít nhất trên 40 năm phụng sự cho nghệ thuật sân khấu cải lương. Nữ nghệ sĩ Ánh Hồng là nghệ sĩ được trao tặng huy chương vàng giải Thanh Tâm năm 1962 đồng thời với nữ nghệ sĩ Ngọc Hương.          Cô Ánh Hồng là một tài năng sáng chói, một ngôi sao sân khấu từ lúc mới được đăng quang đến nay vẫn mãi tỏa sáng trong suốt một chặn đường dài phụng sự nghệ thuật cho công chúng khán giả.          Nữ nghệ sĩ Ánh Hồng tên thật là Lê Thị Kim Hồng, sanh năm 1944, sinh quán ở tỉnh Cà Mau. Khi cô được 5 tuổi thì cô theo gia đình lên định cư tại Saigon.          Cha của cô Ánh Hồng là nhạc sĩ Bảy Vinh, chuyên đờn tranh, ông thường tổ chức đờn ca tài tử tại nhà với các bạn nhạc sĩ tài danh Bảy Bá, Năm Cơ, Văn Vĩ, Ba Tình, Chín Trích… Lúc 12 tuổi, Ánh Hồng thích nghe đờn ca, cô được nhạc s

Tiểu Sử Ái Liên

Hình ảnh
Tên thật: Hélène Lê Thị Liên     Ngày sinh: 1918     Thể loại: Việt Nam, Cải Lương     Quốc Gia: Việt Nam     Ái Liên (1918 - 1991) là một ca sĩ, diễn viên, nghệ sĩ cải lương tài danh. Bà không chỉ là nữ ca sĩ tiên phong của tân nhạc mà còn là một diễn viên tài sắc đất Bắc vẹn toàn nổi tiếng trong thập niên 1930-1940. Sau này, bà còn là một diễn viên nòng cốt của nghệ thuật cải lương cách mạng miền Bắc.     Ái Liên được truy tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân vào năm 1997.      Thời thơ ấu     Ái Liên sinh tại Hải Phòng trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật. Mẹ cô là bà Trần Thị Sinh - một diễn viên cải lương, dì là bà Trần Thị Lương, cậu là nhạc sĩ Canh Thân (tức Tino Thân). Chị cô là Lan Phương, sau này cũng là một nghệ sĩ cải lương tài danh. Cha cô là một nhà buôn trên con tàu chạy Hải Phòng - Hương Cảng đã đưa Ái Liên đi học các lớp sinh ngữ ở Hồng Kông, do đó cô có thể nói và hát tiếng Anh, Pháp, Hoa, Nhật. Tuy gia đình cô không phải là gia đình Công giá

Gây dựng "điểm diễn mới" cho cải lương

Hình ảnh
Gây dựng "điểm diễn mới" cho cải lương 26/07/2017 1:13:34 SA Nhà hát tạo mọi điều kiện để các nghệ sĩ sân khấu cải lương hội tụ về điểm diễn xây mới này, nghệ sĩ hưởng ứng nhưng khó khăn hiện nay là bài toán lời lỗ Dù chưa hài lòng với sàn diễn cải lương của rạp Hưng Đạo mới (Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang) nhưng với nghệ sĩ "có còn hơn không", nhất là gần 3 năm mất đi điểm diễn cải lương duy nhất này. Vì vậy, không phải cứ ngồi đó trách cứ nhau, nghệ sĩ cùng lãnh đạo nhà hát đang nỗ lực gầy dựng lại điểm diễn này cho sân khấu cải lương sáng đèn đều đặn. Tên nhà hát mới, chẳng ai biết Sau hơn 2 tháng đưa vào hoạt động thử nghiệm, dù suất hát khai trương chính thức vẫn chưa thể tiến hành do còn nhiều hạng mục phải chờ nghiệm thu nhưng với

Cải lương sáng đèn leo lắt

Hình ảnh
Cải lương sáng đèn leo lắt 27/08/2017 9:32:44 CH Chưa bao giờ bộ môn nghệ thuật cải lương lại cần một nguồn lực lớn để sàn diễn sáng đèn một cách bền bỉ như hiện nay Khán giả ùn ùn kéo đến rạp Công Nhân (TP HCM) để mua vé xem cải lương. Giá vé chợ đen tăng khi hai cánh màn nhung của chương trình "Hội ngộ tài năng lần 1" sắp mở. Khung cảnh này lâu lắm mới tái hiện tại một rạp hát không phải là "thủ phủ" của cải lương. Sống nhờ sự kiện! Cách rạp Công Nhân chỉ vài trăm mét, Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang dù xây mới nhưng có suất chỉ toàn vé mời. Vé bán cho khách vãng lai rất hiếm, chủ yếu qua mối quan hệ của nghệ sĩ tham gia các vở diễn. Từ trái sang, các nghệ sĩ: Phượng Hằng, Thanh Hằng, Thoại Mỹ, Tú Sương, Phượng Loan trong chươn

Nhọc nhằn... nghề đờn ca

Hình ảnh
Nhọc nhằn... nghề đờn ca 21/09/2017 9:27:52 CH Nếu như miền Bắc với các loại hình âm nhạc bao gồm ca trù, chèo, tuồng, quan họ Bắc Ninh, miền Trung với hò ví dặm, nhã nhạc cung đình Huế thì Đờn ca tài tử (ĐCTT) được xem là báu vật của đất phương Nam. Để giữ gìn di sản “vàng” này, không ai hết, chính những nghệ sĩ, nghệ nhân ưu tú đã không quản gian khổ ngày đêm luyện tập để có được những làn điệu, những tiết mục đặc sắc. Thế nhưng điều đáng buồn hiện nay là số người sống được bằng nghề hầu như ít ỏi, đời sống của những người hoạt động trong lĩnh vực ĐCTT nói chung đều rất khó khăn. Đờn ca tài tử được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, được tổ chức UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại

Nhà hát đủ tầm cho cải lương, không có: Tại ai?

Hình ảnh
Nhà hát đủ tầm cho cải lương, không có: Tại ai? 29/09/2017 1:39:31 CH Chủ tịch HĐND TPHCM Nguyễn Thị Quyết Tâm nhận xét nhiều thiết chế văn hóa chưa được đầu tư đúng mức hoặc có nhưng hoạt động không hiệu quả, phát triển thiếu đồng bộ dẫn đến lãng phí. Phiên họp giải trình của Thường trực HĐND TPHCM về tình hình đầu tư,  hiệu quả hoạt động các thiết chế văn hóa trên địa bàn TPHCM Sáng 28-9, Thường trực HĐND TPHCM đã tổ chức phiên họp giải trình về tình hình đầu tư, hiệu quả hoạt động các thiết chế văn hóa trên địa bàn TP. Mở đầu phiên họp, Chủ tịch HĐND TPHCM Nguyễn Thị Quyết Tâm đề nghị các đại biểu (ĐB) phải thẳng thắn nhìn nhận những hạn chế, yếu kém để xác định nguyên nhân và đưa ra các giải pháp khắc phục. Người đứng đầu HĐND TPHCM cũng nhận xét ph

Cải lương về đề tài lịch sử: Làm hay thì khán giả vẫn "phải lòng"?

Hình ảnh
Cải lương về đề tài lịch sử: Làm hay thì khán giả vẫn "phải lòng"? 23/11/2017 12:22:17 CH Những suất diễn đầu tiên ra mắt vở Ni sư Hương Tràng của Nhà hát Cải lương Việt Nam đã làm không ít khán giả phải rơi lệ. Điều gì khiến một vở cải lương về đề tài lịch sử, xây dựng hình tượng nàng công chúa Đại Việt Huyền Trân công chúa lại tạo nhiều cảm xúc đến vậy? Đạo diễn vở, NSƯT Triệu Trung Kiên, Phó Giám đốc Nhà hát Cải lương Việt Nam chia sẻ: "Ni sư Hương Tràng là vở diễn được dàn dựng theo đơn đặt hàng của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Khai thác đề tài lịch sử là một mảnh đất thuận đối với cải lương, tuy nhiên làm thế nào để biến một câu chuyện đã quá quen thuộc trong sử trở nên hấp dẫn phụ thuộc rất nhiều vào cách tiếp cận vấn đề, góc nhìn của tác gi

Nỗ lực vực dậy cải lương

Hình ảnh
6 nhóm nghệ sĩ xã hội hóa đã làm một việc ý nghĩa cho sàn diễn cải lương là chung sức vực dậy sân khấu truyền thống này Câu chuyện vực dậy sân khấu cải lương chưa bao giờ nóng lên như hiện nay, khi đang có ít nhất 6 nhóm xã hội hóa đứng ra quy tụ lực lượng nghệ sĩ để cùng nhau kéo khán giả đến với sàn diễn: Hoàng Song Việt, Kim Tử Long, Lê Hoàng, Kim Ngân - Hoàng Đăng Khoa, Thanh Ngọc và Tâm Tâm. Đông tay vỗ nên kêu Nỗ lực cho sân khấu cải lương thì nhiều nhưng để bền sức và làm "ra ngô, ra khoai", không phải nhóm nào cũng tìm được tiếng nói chung. Âm thầm làm việc hơn 2 năm qua, soạn giả Hoàng Song Việt đã đi về giữa TP HCM - Cần Thơ gần như liên tục trong tháng, quán xuyến chương trình "Hòa điệu đất chín rồng", do VTV Cần Thơ thực hiện. Đây được xem là chương trình vực dậy cải lương quy mô, có chiến lược khi quy tụ các đoàn nghệ th