Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 3, 2018

Bao giờ cải lương có được Hà Triều, Hoa Phượng?

Hình ảnh
Tầm vóc tác phẩm của hai ông để lại cho sân khấu cải lương vẫn còn sức ảnh hưởng to lớn Ngày 27-3 hằng năm, giới nghệ sĩ sân khấu cải lương chọn làm ngày giỗ chung của 2 tác giả Hà Triều - Hoa Phượng. Đông đảo nghệ sĩ hội ngộ cùng thắp hương tưởng nhớ đến 2 soạn giả tài hoa này. Soạn giả Hoa Phượng mất năm 1984, soạn giả Hà Triều mất năm 2003. Sự ra đi của 2 ông để lại niềm thương tiếc đối với nghệ sĩ sân khấu và công chúng mộ điệu. Nhất là trong những năm gần đây, khi sân khấu cải lương rơi vào tình trạng khủng hoảng thiếu kịch bản hay, di sản của 2 ông càng được trân quý. Giá trị vẹn nguyên Qua 10 năm (từ 1955 đến 1965), "liên danh" Hà Triều - Hoa Phượng đã viết chung khoảng 50 kịch bản vở diễn: "Thái hậu Dương Vân Nga", "Con gái chị Hằng", "Khi hoa anh đào nở", "Mưa rừng", "Tấm lòng của biển", "Sông dài", "Nửa đời hương phấn", "Tuyệt tình ca", "Mùa xuân trên non cao", &

Các loại nhạc cụ dân tộc Việt Nam

Hình ảnh
Các loại nhạc cụ dân tộc Việt Nam honghien | 17/01/2012 Âm nhạc là một phần không thể thiếu trong cuộc sống mỗi con người chúng ta. Nền âm nhạc của Việt Nam mang đậm tính dân tộc, nó được phát triển và truyền từ đời này sang đời khác. Từ các điệu quan họ Bắc Ninh cho tới những bài ca cổ Nam bộ, đâu đâu cũng phát triển một nền âm nhạc riêng của từng vùng miền. Và trong nền âm nhạc nước nhà, tuy phong phú đa dạng nhưng cũng không thể nào thiếu được sự góp mặt của các loại nhạc cụ, một trong số đó là các loại đàn. Có bao giờ bạn đã từng thắc mắc xem, có bao nhiêu loại đàn đang tồn tại trong nền âm nhạc Việt Nam? Đàn tranh Đàn Tranh hình hộp dài. Khung đàn hình thang có chiều dài 110-120 cm. Đầu lớn rộng khoảng 25-30 cm là đầu có lỗ và con chắn để mắc dây. Đầu nhỏ rộmg khoảng 15-20 cm gắn 16 khoá lên dây chéo qua mặt đàn. Mặt đàn làm bằng ván gỗ ngô đồng dày khoảng 0,05 cm uốn hình vòm.

Các loại đàn thường được dùng trong cải lương

Các loại đàn thường được dùng trong cải lương honghien | 08/08/2012 Âm nhạc cải lương hơi nhẹ nhàng vì dùng đờn dây tơ và dây kim, không có kèn trống như hát bội. Có những thứ đờn thường dùng trong điệu cải lương như sau: 1. Ðờn kìm : đờn Kìm cũng gọi là "Nguyệt cầm" có hai dây tơ và tám phím. Tiếng kìm tuy không trong và thanh như tiếng Tranh hay Lục huyền cầm, nhưng cũng có âm hưởng nhiều nên khi hòa với cây Tranh nghe rất hay. Tùy hơi cao thấp của diễn viên, đờn Kìm có thể đờn năm dây Hò khác nhau. 2. Ðờn Tranh : đờn Tranh hay đờn Thập Lục có 16 dây. Tiếng đờn Tranh được thanh tao nhờ dùng dây kim và nhấn tiếng có ngân nhiều. Cũng như cây kìm, đờn Tranh có thể đổi bực dây Hò tùy theo hơi cao thấp của người ca. 3. Ðờn Cò : Cây Cò, cũng gọi là đờn Nhị, có hai dây tơ, không có phím và dùng cây cung để kéo ra tiếng. Ðờn Cò là cây đờn đắc dụng nhất của âm nhạc Việt Nam. Nó chẳng khác nào cây Violon trong âm nhạc Âu Mỹ. Luôn luôn có mặt trong há

Thể thức 20 Bài Tổ trong Ca Nhạc Tài Tử

Thể thức 20 Bài Tổ trong Ca Nhạc Tài Tử Thể thức 20 bài tổ trong ca nhạc tài tử bao gồm: - 3 Nam : Nam Xuân, Nam Ai, Nam Đảo (đảo ngũ cung) - 6 Bắc : Lưu thủy, Phú lúc, Bình Bán, Cổ bản, Xuân tình, Tây thi. - 7 Bài hạ (Nhạc Lễ): Ngũ đối thượng, Ngũ đối hạ, vạn giá, long Đăng, Long ngâm, Tiếu khúc, Xàng xê. - 4 Oán (chính): Tứ đại oán, Phụng Hoàng lai nghi, Phụng cầu hoàng duyên, Giang nam cữu khúc. 4 Oán phụ : Văn thiên tường, Trường tương tư, Thanh dạ đề Uyên, Bình sa lạc nhạn. I. 3 BÀI NAM: 1. Nam Xuân: có 68 câu nhịp tư. - Lớp 1: có 8 câu, từ câu 1 đến câu 8 (vô chữ xang) - Lớp 2: có 8 câu, từ câu 9 đến câu 16. - Lớp 3: có 4 câu, từ câu 17 đến câu 24, từ câu 21 đến câu 24 (Phản ai). - Lớp 4: có 8 câu, từ câu 25 đến câu 32.(Trùngnhw lớp 1, từ câu 1 đến câu 8) - Lớp 5: (Trống xuân1) có 8 câu, từ câu 33 đến câu 40. - Lớp 6: (Trống xuân 2)có 8 câu, từ câu 41 đến câu 48. - Lớp 7: có 8 câu, từ câu 41 đến câu 48. (Trùng như lớp 1, từ câu 1đến câu 8) -

Nhạc sĩ Minh Tâm – em trai cố NSND Thanh Tòng bị tai nạn gãy chân cần sự giúp đỡ

Hình ảnh
(NLĐO) Chiều 26-3, trên đường đi tập tuồng về, nhạc sĩ Minh Tâm, em trai của cố NSND Thanh Tòng bị tai nạn giao thông dẫn đến gãy chân phải. Nhạc sĩ Minh Tâm bị tai nạn giao thông trên đường Trần Hưng Đạo quận 1, TP HCM NSƯT Kim Tiểu Long cho biết: "Trên dường đi tập tuồng về đến đường Trần Hưng Đạo quận 1, nhạc sĩ Minh Tâm đã bị một xe gắn máy lao nhanh đụng vào xe của ông, khiến ông té gãy chân. Người nhà đã kịp thời đưa ông vào Bệnh viện Nhân dân 115 để điều trị. Hiện nay, ông đang chờ giải phẫu vì gãy xương chân phải". nhạc sĩ Minh Tâm (ảnh Thanh Hiệp) Nghệ sĩ Minh Tâm là em thứ tám của cố NSND Thanh Tòng, người nối nghiệp nghệ sĩ Đức Phú – người cậu chuyên sáng tác nhạc tuồng cổ của gia tộc Minh Tơ. Trong khi các anh chị em trong gia đình đều say mê theo nghề diễn viên, thì nhạc sĩ Minh Tâm lại say mê học nhạc và được người cậu chỉ dạy tận tình. "Sau nhạc sĩ Đức Phú, nhạc sĩ Minh Tâm chính là hậu bối, chuyên sáng tác những bài bả

Nghệ sĩ thế hệ vàng ăn chay tưởng nhớ hai soạn giả Hà Triều, Hoa Phượng

Hình ảnh
(NLĐO) Tối 27-3, hơn 100 nghệ sĩ thuộc thế hệ vàng của sân khấu cải lương đã tề tựu tại nhà hàng chay Hoa Đăng ở quận 1, TP HCM để tưởng nhớ hai soạn giả sân khấu cải lương lừng danh Hà Triều, Hoa Phượng NSND Bạch Tuyết trong lễ tưởng nhớ hai soạn giả Hà Triều, Hoa Phượng NSND Kim Cương là người khởi xướng, bà cho biết: "Từ sau khi nhà thơ Kiên Giang, tức soạn giả cải lương có bút danh Hà Huy Hà qua đời, đã không còn ai đứng ra qui tụ anh chị em nghệ sĩ các thế hệ tưởng nhớ hai soạn giả tài hoa này trong ngày giỗ của họ. Do vậy, tôi đã đứng ra tổ chức, nhằm vinh danh hai ông, đồng thời cùng ghi nhớ công lao của những bậc tiền bối trong nghề đã dày công vun đắp nền tảng sáng tạo nghệ thuật khuôn mẫu cho chúng tôi. Hạnh phúc khi có cô Trang Đài, chủ nhà hàng chay Hoa Đăng đã cùng đồng hành, tổ chức buổi cơm chay này để chúng tôi gặp nhau trong cái tình đồng nghiệp, cùng hướng về những bậc tiền bối và nhắc nhở thế hệ hậu bối cố gắng giữ gìn nghiệp Tổ"

Văn hóa Nam Bộ ở Việt Nam và những nét đặc trưng riêng biệt ?

Trong nền văn hóa chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam thì mỗi dân tộc, mỗi vùng miền lại có nét văn hóa riêng rất độc đáo, đa dạng và phong phú. Nam bộ tuy là vùng đất tổ tiên ta mới khai phá lập nghiệp hơn 300 năm, nhưng văn hóa của nông thôn Nam bộ bắt nguồn từ nền văn hóa chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam có hơn 4000 năm lịch sử. Nam bộ từ miền đất hoang vu rừng thẳm, nhiều sông rạch, đầm lầy "muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lộí như bánh canh , trên rừng nhiều thú dữ, rắn độc và động vật quý. Dưới nước tôm cá bạt ngàn, còn có cá sấu, cá mập. Người nông dân Nam bộ lao động cần cù, dũng cảm. Thế hệ sau tiếp nối thế hệ trước cải tạo tự nhiên, phòng chống thú dữ trên rừng, dưới nước để sản xuất và bảo vệ sản xuất. Ðể tồn tại và phát triển giống nòi, sản xuất và bảo vệ sản xuất tất yếu các gia đình nông dân trong họ tộc, trong xóm làng liên kết lại (hợp tác) lao động đổi công phá rừng làm ruộng rẫy, đào sông rạch, làm đường giao thông: săn bắn thú dữ, cưu ma