Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 11 12, 2017

Đờn ca tài tử Nam bộ: Cuộc chơi cũng lắm công phu

Hình ảnh
Đối với người dân Nam bộ thì âm nhạc tài tử, phong cách tài tử không phải là điều gì xa lạ, bởi cái lẽ dễ hiểu là họ đã tiếp xúc, đã thưởng thức, đã say mê "món" nghệ thuật này kể đã hàng trăm năm nay. Nhưng đối với người nghe, người xem miền Trung, miền Bắc, nhất là khán thính giả lần đầu tiên thấy nó trên tivi thì không khỏi có chút ngỡ ngàng trước cái mình xem, mình nghe so với cái mình hình dung, suy diễn căn cứ vào tên gọi của nó... Đờn ca tài tử là một loại hình nghệ thuật đặc sắc của người Việt. Trong ảnh: Một tiết mục đờn ca tài tử. Cũng phải nói rằng, cho đến nay, chúng ta chưa có một chuyên khảo về âm nhạc Tài tử, ngoại trừ một công trình khoa học mang tính ứng dụng của tác giả Huỳnh Khánh "Đờn ca Tài tử Nam bộ" và cũng chỉ giới hạn trong địa giới Cà Mau, Bạc Liêu. Những tư liệu mà ta có được phần lớn được tìm tòi về nguồn gốc hình thành nghệ thuật sân khấu cải lương chính thống khởi thủy từ lối "ca ra bộ", mà ca ra bộ tức là ca Tà

Nghệ thuật Đờn ca tài tử: "Đặc sản" phương Nam

Hình ảnh
(HNM) - Ngày 31-3 tới, hồ sơ nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ sẽ tới UNESCO "tranh cử" danh hiệu di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Các nhà nghiên cứu tin tưởng rằng, nghệ thuật Đờn ca tài tử sẽ sớm được thế giới tôn vinh. Vừa dân dã, vừa cao sang Nhắc đến Đờn ca tài tử, người ta nghĩ ngay đến xứ miệt vườn phương Nam. Đây là thể loại "thính phòng" đặc thù của miền Nam, tương tự Ca trù của miền Bắc và Ca Huế của miền Trung. Những ai đã từng sống hay có dịp về thăm phương Nam, nhất là vào những đêm trăng thanh gió mát, vào dịp cúng tế ở đình, miếu, đám cưới, đám hỏi… đều có thể được thưởng thức đờn ca tài tử. Các nghệ sĩ biểu diễn tại một liên hoan Đờn ca tài tử. Có người hiểu lầm rằng chữ "tài tử" nghĩa là không chuyên nghiệp, mang tính cách giản dị, dân gian chỉ dành cho giới nghiệp dư. Không phải vậy, theo GS Trần Văn Khê - cố vấn khoa học cao cấp về xây dựng hồ sơ

Nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ: Trọng trách bảo tồn

Hình ảnh
Nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ: Trọng trách bảo tồn Chủ Nhật, 10/4/2011 01:31 Nam bộ có 2.019 CLB đờn ca tài tử Những ngày cuối tháng 3, một tín hiệu vui đã đến với những người yêu âm nhạc truyền thống nước nhà: Nghệ thuật đờn ca tài tử (ĐCTT) Nam bộ với hơn 100 năm tuổi lưu truyền và không ngừng phát triển đã được hoàn tất hồ sơ quốc gia trình tổ chức UNESCO để ghi danh vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Nghệ thuật ĐCTT được vinh danh sẽ là niềm tự hào không chỉ với người dân Nam bộ mà còn là vinh dự lớn lao cho nền văn hóa nghệ thuật nước nhà. Nét độc đáo: hàn lâm và dân gian Có thể nói, ít có bộ môn nghệ thuật nào vừa

Đờn ca tài tử, thú chơi tao nhã

Hình ảnh
Đờn ca tài tử có sức lan toả và lâu bền trong cuộc sống người dân Nam Bộ. Cùng với tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, cuối tháng 3 vừa qua, nghệ thuật đờn ca tài tử (ĐCTT) cũng đã hoàn tất hồ sơ trình tổ chức UNESCO để ghi danh vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây không chỉ là niềm tự hào của người dân Nam Bộ mà còn là vinh dự của nền nghệ thuật nước nhà. Thú chơi đặc sắc của người Nam Bộ Theo PGS.TS Đặng Hoành Loan, người trực tiếp xây dựng hồ sơ về ĐCTT, môn nghệ thuật dân gian này xuất hiện từ thuở khai thiên lập địa vùng đất phương Nam. Thời kỳ sơ khai, ĐCTT tồn tại và phát triển dưới dạng văn hóa truyền khẩu. Dần dần, những lớp người đi khai hoang mở đất đã tiếp biến những nét tinh hoa của nhạc lễ, nhạc cung đình, ca dao, dân ca... để sáng tạo nên một hình thức mới, phù hợp với đặc trưng vùng sông nước. Thời kỳ hưng thịnh của ĐCTT phải kể đến giai đoạn từ thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, nhất là dưới thời Nguyễn. Thời kỳ này, ĐCTT phát tri

Giữ hồn đờn ca

Hình ảnh
Giữ hồn đờn ca (LV) - Trong khi chờ Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp quốc (UNESCO) chính thức công nhận đờn ca tài tử của Việt Nam là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, nhiều người tâm huyết với loại hình nghệ thuật độc đáo này đã tìm cách gìn giữ và tôn vinh các giá trị của nó. Chúng tôi tìm về mảnh đất được coi là cái nôi, nơi xuất xứ của đờn ca tài tử để gặp những con người như thế Lịch sử tiếng đàn Bà Phận giới thiệu về đờn ca tài tử.. Gặp ông Huỳnh Văn Sỹ, 76 tuổi ở Phước Vân (Cần Đước - Long An), Chủ nhiệm Câu lạc bộ (CLB) đờn ca tài tử Phước Vân, chúng tôi không khỏi bất ngờ khi được biết mỗi thứ Bảy hằng tuần, rất đông người cao tuổi tập trung tại nhà ông cùng nhau chơi đờn ca tài tử. Cách đây chừng 5 năm, CLB đờn ca tài tử Phước Vân được thành lập để tập hợp những người có cùng đam mê với nhau, quảng bá loại hình nghệ thuật này rộng rãi hơn nữa. Tìm hiểu về lịch sử, xuất

Nét tài tử của người Nam bộ

Hình ảnh
Nét tài tử của người Nam bộ Thứ 3, 08:27, 21/02/2012   Nghệ thuật đờn ca tài tử của Nam bộ là một loại hình nghệ thuật đặc sắc, thể hiện được tính cách phóng khoáng và nét sống sông nước miệt vườn của con người nơi đây. Đờn ca tài tử từ lâu đã được coi là món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân Nam bộ trong những ngày hội, những dịp vui; và đã đi sâu vào trong tiềm thức mỗi người dân từ hàng trăm năm nay. NSND Đỗ Dũng là một trong những người dành hầu như cả đời mình cho nghệ thuật đờn ca tài tử. Ông là chuyên viên nghiên cứu âm nhạc tài tử cải lương, giảng viên về âm nhạc và sân khấu dân tộc; đồng thời cũng là một soạn giả có nhiều bài ca được nhiều người yêu mến như: “Mừng Đảng mừng xuân”, “Xuân về nhớ Bác”, “Nhớ Ba Đình”, “Nghĩa đời”. PV: Ông có thể giới thiệu về đặc điểm cũng như tính chất của đờn ca tài tử của Nam Bộ? NSND Đỗ Dũng: Về âm nhạc dân tộc, dòng nhạc nào mang tính tiêu biểu cho vùng miền đó. Âm nhạc tài tử phương Nam là loại hình sinh

Cải lương cần có yếu tố hiện đại?

Hình ảnh
Cải lương cần có yếu tố hiện đại? Thứ Tư, 25/4/2012 23:55 Trong vài năm trở lại đây, tình hình sân khấu cải lương cả nước nói chung và nói riêng ở TPHCM có dịp “sáng đèn” trở lại nhiều hơn tại nhà hát và các sân khấu lớn với những chương trình nghệ thuật được dàn dựng, đầu tư chu đáo. Xuất hiện nhiều liveshow… Đó là tín hiệu đáng mừng đối với bộ môn cải lương nói chung và vùng đất phương Nam nói riêng được mệnh danh là “cái nôi” của cải lương… Nghệ thuật cải lương vẫn tồn tại, đến ngày hôm nay và có lúc khởi sắc thì ngoài những đóng góp của rất nhiều nghệ sĩ tâm huyết cả một đời cống hiến, hy sinh vì bộ môn nghệ thuật này phải kể đến công sức không nhỏ của ngành

ĐỜN CA TÀI TỬ NAM BỘ (DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ)

Hình ảnh
Đờn ca tài tử là loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của Việt Nam, được hình thành và phát triển từ cuối thế kỉ 19. Đờn ca tài tử là nghệ thuật của đờn và ca, do những người bình dân Nam bộ sáng tác để hát chơi sau những giờ lao động. Chữ “tài tử” có nghĩa là không chuyên. Lúc đầu chỉ có đờn, sau xuất hiện thêm hình thức ca nên gọi là đờn ca. Đặc điểm nghệ thuật của Đờn ca tài tử Các bài bản được sáng tạo dựa trên cơ sở nhạc Lễ, nhạc Cung đình, nhạc dân gian miền Trung và Nam. Các bài bản này được cải biên liên tục từ 72 bài nhạc cổ và đặc biệt là từ 20 bài gốc (bài Tổ) cho 4 điệu (hơi), gồm: 06 bài Bắc (diễn tả sự vui tươi, phóng khoáng), 07 bài Hạ (dùng trong tế lễ, có tính trang nghiêm), 03 bài Nam (diễn tả sự an nhàn, thanh thoát) và 04 bài Oán (diễn tả cảnh đau buồn, chia ly). Nhạc cụ được sử dụng trong Đờn ca tài tử gồm: đàn kìm, đàn tranh, đàn cò, đàn tỳ bà, đàn tam (hoặc đàn sến, đàn độc huyền), sáo, tiêu, song loan... Từ khoảng năm 1930 có thêm đàn ghita ph

NHẠC LỄ PHẬT GIÁO NAM BỘ

Hình ảnh
NHẠC LỄ PHẬT GIÁO NAM BỘ NÉT VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG ĐẦY SÁNG TẠO CỦA NGƯỜI VIỆT                                         Ngô Tuấn - Tiến sĩ Trần Thuận              Ngày 27/9/2007 Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bạc Liêu tổ chức hội thảo khoa học về “ Sư Nguyệt Chiếu với sự nghiệp nhạc lễ cổ truyền Nam bộ ” nhằm tôn vinh công đức của một nhà sư đối với nền nhạc lễ Phật giáo nói riêng nhạc lễ cổ truyền Nam bộ nói chung nhân 60 năm ngày mất của ngài.              Quả thật chúng tôi hơi bất ngờ vì lần đầu tiên được tham dự một hội thảo khoa học ở một tỉnh lẻ với sự quy tụ rất đông đảo các nhà khoa học có tầm cỡ quốc gia và cả thế giới như Giáo sư Tiến sĩ Trần Văn Khê Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thuyết Phong Giáo sư Mạc Đường Tiến sĩ Trần Hồng Liên … chư vị tôn đức giáo phẩm Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhiều quan chức địa phương đến dự và tham luận tại hội thảo. Đài truyền hình nhiều tờ báo và tạp chí trung ương địa phương thông tin trước trong và sau hội

Quá trình hình thành và phát triển nhạc lễ Phật giáo ở Nam bộ

Hình ảnh
Quá trình hình thành và phát triển nhạc lễ Phật giáo ở Nam bộ (PGVN) Những ngôi chùa đầu tiên trên vùng đất mới như Vạn An, Hộ Quốc, Long Thiền, Đại Giác, Kim Cang… ở Đông Nam bộ; Khải Tường, Từ Ân, Giác Lâm ở Gia Định; Tam Bảo ở Hà Tiên… 1.  Khái quát về tình hình Phật giáo Nam bộ thời các chúa Nguyễn Phật giáo vào Việt Nam khá sớm. Sách Đại Việt sử ký toàn thư cho biết từ giữa thế kỷ I, trung tâm Luy Lâu đã hình thành với sự có mặt của những thương nhân Ấn Độ. Một số thiền sư Ấn Độ đã tham gia vào những thuyền buôn này để đến Giao Châu. Thời Sĩ Nhiếp (207) đã thắp hương và dùng lễ nhạc ở Giao Châu “Sửa lòng người bằng lễ nhạc”(1). “Các nghiên cứu đặc biệt về vai trò của Thiền sư Tăng Hội trong giai đoạn này cụ thể hóa việc có mặt của đạo Phật ở nước ta rất sớm (…)  Ngài đã học và đọc tụng kinh điển Phật giáo tại Giao Châu trước khi truyền đạo và đưa âm nhạc Phật

Nam Phương hoàng hậu (1914 - 1963)

Hình ảnh
Nam Phương hoàng hậu (1914 - 1963) là hoàng hậu của hoàng đế Bảo Đại thuộc triều đại nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam. Bà là con gái của ông Nguyễn Hữu Hào và bà Lê Thị Bình (bà Bình lại là con gái của Lê Phát Đạt, tục gọi là Huyện Sỹ) ở Nam Kỳ, một trong bốn người giàu nhất nước Việt Nam những năm đầu của thế kỷ 20. Năm 1945 Việt Minh tổ chức "Tuần lễ vàng" ở Huế và kêu gọi mọi người dân đóng góp của cải như vàng bạc và kim loại quý, để dùng vào việc mua vũ khí, súng đạn. Ngày 17 tháng 9 năm 1945, ngay khi "Tuần lễ vàng" khai mạc, Nam Phương Hoàng Hậu là người tới đầu tiên để ủng hộ. Khi đi tới ủng hộ, Nam Phương Hoàng Hậu ăn mặc rất sang trọng. Quần áo dài với khăn vàng trên đầu, lại đeo chiếc kiềng vàng trên cổ, hai tai cũng đeo bông vàng, hai cổ tay cũng đeo hai đôi xuyến vàng. Mười ngón tay có mười chiếc nhẫn. Nam Phương Hoàng Hậu được hướng dẫn tới một chiếc bàn có trải tấm vải đỏ. Bà dừng lại bên chiếc bàn và từ từ cởi bỏ chiếc kiềng, đô