Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 11 20, 2017

Thế nào là một giọng ca cải lương hay?

Hình ảnh
Thế nào là một giọng ca cải lương hay? Cải lương có những làn điệu bài bản cố định, từ đó nhạc sĩ thiết kế lời hát để phù hợp với tâm trạng từng nhân vật. Trong ngần ấy mẫu gốc, làn điệu cơ bản, hát thế nào cho hay, cho đẹp, cho hơi ấm tình cảm và bản sắc riêng hoàn toàn phụ thuộc vào tài nghệ điều khiển, thao túng nhịp điệu của từng diễn viên hát cải lương. trao-doi admin Theo tôi, tiêu chuẩn hàng đầu của một giọng ca hay trên sân khấu cải lương là sức truyền cảm. Một giọng ca hời hợt, chỉ thấy lời hát mà không thấy lòng người không phải là một giọng ca hay. Ngay cả một giọng ca điêu luyện về kĩ thuật mà không có linh cảm, cũng chỉ là một giọng ca chết, không sinh khí.Một giọng ca hay là giọng ca lột tả đến cùng tình cảm của câu hát, của tâm trạng nhân vật bằng tất cả rung động của trái tim người hát và bằng cả quá trình khổ luyện, tìm ra được cách biểu hiện tốt nhất. Khi nội dung bài hát đã thấm vào lòng diễn viên, đã biến thành máu thịt, t

Đờn ca tài tử – Bản sắc văn hóa Nam bộ

Hình ảnh
Đờn ca tài tử – Bản sắc văn hóa Nam bộ 10 Tháng 1 2009 10:55 Chơi đờn ca tài tử Nam Bộ phải là nơi có phong cảnh hữu tình, gợi cảm, gần với thiên nhiên, các tài tử thích chơi giữa cảnh cầu tre lắc lẻo - gập ghềnh khó đi, cảnh trời trăng mây nước, rừng xanh nước biếc, đồng ruộng mênh mông hay dưới bóng mát tàng cây cổ thụ, lũy tre làng… Hay trên chiếc thuyền trôi xuôi êm ả theo dòng nước lồng lộng trăng rằm, nên thơ tĩnh mịch, tiếng lá dừa nước hai bên bờ rì rào dịu êm như tiếng nhạc, làm tăng vẻ hữu tình cho buổi đờn ca tài tử trên sông. Đờn ca trong những phút giải lao Chơi đờn ca tài tử những nơi khuê cát Ở nông thôn Cà Mau, từ già, trẻ, bé, lớn… đều biết đờn ca, đó là lẽ đương nhiên. Trên đường đi khai thác gỗ, đi cấy cày, nhổ mạ, gặt lúa, xổ vuông, đi biển, nhất là khi chèo xuồng một mình trên sông, hay chống xuồng ba lá thanh thoát giữa rừng rậm U Minh… Những bài vọng cổ nằm lòng sẽ được ngân lên, thậm chí có bài nội dung không dính dáng gì với hoàn cảnh thực tại

Phân biệt KIỀU NƯƠNG và LIỄU THUẬN NƯƠNG

Phân biệt KIỀU NƯƠNG và LIỄU THUẬN NƯƠNG Khá nhiều người nhầm lẫn giữa hai thể điệu : Kiều Nương và Liễu Thuận Nương. Bởi chúng có những nét khá tương đồng và sự ngẫu nhiên về tên gọi, nếu không phải người trong nghề thì việc nhận dạng không dễ dàng chút nào. Căn cứ vào tính năng giai điệu và công trình nghiên cứu âm nhạc tài tử cải lương, chúng tôi có mấy vấn đề khảo sát về hai thể điệu này. KIỀU NƯƠNG Là một thể điệu nằm trong nhóm bài bản ngắn, gồm 10 câu nhiẹp chiếc (6/4), vô xàng ra ú và dứt xáng. Tính chất vui nhộn và xôm tụ, tính năng tác dụng biểu đạt sự thỏa mãn trạng thái hưng phấn hoặc ngược lại hơi gay gắt . Bởi nó có khả năng hoán vị trạng thái là thế, nghĩa là biến vui nhộn thành gay gắt. Nói khác hơn, Kiều nương có thể biểu đạt sự hưng phấn tươi vui và cũng có thể miểu tả sự giận dỗi hoặc trách móc nào đó, nhằm khơi nmào cho sự xung đột nhẹ xuất hiện. Phạm vi sử dụng của nó khá rộng, chức năng là một bản ngắn gác đầu để vô vọng cổ với dạng độc lập (ca

“Cô Ba Sài Gòn” ngoài đời thực

Hình ảnh
“Cô Ba Sài Gòn” ngoài đời thực: Nhan sắc thu phục đàn ông và cuộc chạy trốn cuối đời vì tin đồn chơi ngải 9 Tháng Mười Một, 2017 Người Sài Gòn Đời sống Trong tác phẩm điện ảnh của tài nữ Ngô Thanh Vân, Cô Ba là một nghệ nhân may áo dài truyền thống nức tiếng đất này. Nhưng với Cô Ba Sài Gòn ở ngoài đời thật, người phụ nữ này không được toàn tài đến thế. Tuy sở hữu một nhan sắc khó ai sánh kịp nhưng cuộc đời Cô Ba Sài Gòn là một chuỗi truân chuyên không ngừng. Từ một cô gái chân đất tới hoa hậu không vương miện chốn Sài Thành Cô Ba Sài Gòn  còn gọi là  Cô Ba Trà , có tên thật là  Trần Ngọc Trà  sinh năm 1906.  Cô Ba Trà  khi đặt chân lên đất Sài Gòn chỉ mới 16 tuổi, xuất thân từ làng quê nghèo Cần Đước (Long An). Từ khi sinh ra và lớn lên cho tới tuổi 16, Ba Trà chỉ biết đi chân trần và bắt ốc, hái rau, hoặc gánh nước. Từ khi cha mất, Trà liên tục phải chịu cay đắng với những trận đòn roi khôn ngớt của mẹ. Sau đó,  Ba Trà  bị

Khái quát về nhịp trong Vọng Cổ

Vọng cổ, hay vọng cổ Bạc Liêu, là một điệu nhạc rất thịnh hành ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ, Việt Nam. Nó được bắt nguồn từ bài "Dạ Cổ Hoài Lang" (nghe tiếng trống đêm, nhớ chồng) của nghệ sĩ Cao Văn Lầu (tức Sáu Lầu). Bản vọng cổ là một trong những điệu nhạc căn bản của sân khấu cải lương. Sơ lược nguồn gốc và nhạc pháp Bài "Dạ cổ hoài lang" có 20 câu, hai nhóm đầu mỗi nhóm 6 câu, hai nhóm sau mỗi nhóm 4 câu. Mỗi câu trong bài có 2 nhịp, gọi là nhịp đôi. Ngay từ thời chỉ mới có nhịp đôi, bản "Dạ cổ hoài lang" đã được đặt lời khác. Việc đặt (ngôn ngữ nhạc Việt gọi là "soạn") lời ở các bản cổ nhạc không giống như đặt lời tân nhạc. Một bài tân nhạc khi đặt lời thì theo sát câu nhạc của lời trước, tức là theo đúng hay rất sát nốt nhạc trong mỗi stanza. Đặt lời một bản cổ nhạc giống như làm bài thơ họa: Theo đúng nốt nhạc (ngôn ngữ nhạc Việt gọi là chữ nhạc) ở cuối câu (chỗ dứt nhạc) và theo giọng bình - trắc ở những chữ đó. Câu 2 nhịp,

Nghệ thuật cải lương Nam Bộ

Hình ảnh
Cách đây khoảng 3 thế kỷ, Nam Bộ là một vùng đất mới, các lưu dân Việt trong quá trình Nam tiến đã tới khai phá và định cư lại ở vùng đất màu mỡ này, truyền thồng văn hoá cũng theo chân họ tới đây, tiếp tục phát triển trong hoàn cảnh mới đã tạo nên những nét văn hoá đặc sắc trong đó có nghệ thuật sân khấu cải lương. Cải lương là một loại hình kịch hát hình thành trên cơ sở nhạc tài tử và dân ca Nam Bộ. Âm nhạc tài tử bắt nguồn từ sự kết hợp giữa nhạc dân gian và nhạc bác học (cụ thể là nhạc lễ và ca Huế) ở những loại bản lớn như Nam, Oán, Ngự. Điệu thức oán và hai điệu thức Bắc, Nam đã được kế thừa đủ sức phục vụ cho một sân khấu trữ tình hỷ, nộ, ái, ố. Thêm vào đấy là sự tiếp thu những đặc tính của dân ca Nam Bộ (giai điệu vừa là nhạc kể chuyện, vừa là nhạc đối đáp), đã tạo cho âm nhạc cải lương ngoài chất trữ tình, còn có chất tự sự, điều này đã làm nên đặc trưng nghệ thuật của sân khấu cải lương: đó là tính tự sự - trữ tình. Do vậy, trong nghệ thuật biểu diễn, ca v

Cải lương, cá tính của miền Nam

Hình ảnh
Cải lương, cá tính của miền Nam ...Lời ca trong cải lương gần nhất với tiếng nói sáu thanh của đời thường so với các sân khấu truyền thống khác, lại thêm một cơ duyên nữa để nghệ thuật này tiến sát hơn những gay cấn, phức tạp cụ thể của đời sống. Kể như đã xứng là bậc tài tử đặng phổ vào đàn ấy những vui buồn rày mai, những điều mắt thấy của sinh cuộc. Nhưng cốt lõi của cải lương hay vọng cổ vẫn không phải những mâu thuẫn bề nổi của xã hội, những vấn đề thế cuộc trực tiếp hay những xen cố tình xoáy vào cái sến hòng lấy nước mắt người xem một cách dễ dãi. Cải lương thực sự, có thể, cần phải là một cách phát hiện nét tâm lý sâu sắc và điển hình của thời cuộc, nét tâm lý phần nào mang tính triết học về cuộc sống mới, hoàn cảnh hiện tại... NSND Phùng Há - cây cổ thụ của skcl và NSUT Bạch Tuyết Miệt vườn cây trái tốt tươi, món hậu đãi giữa vùng sông rạch như mê cung, một thoắt ngoắt ngang, ngẩng mặt là tràng giang nước trắng hiện ra . Ai biết thuở đầu mới chỉ có những giồng

'Di sản' Đờn ca tài tử: Còn là 'tài sản' đương thời

Hình ảnh
(Thethaovanhoa.vn) - Vào lúc 10h sáng nay (27/9) tại Cà phê thứ Bảy (TP.HCM) sẽ diễn ra buổi giao lưu về cuốn sách Hát bội, đờn ca tài tử và cải lương cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 (Phương Nam Book & NXB Văn hóa - Văn nghệ TP.HCM, 2013). Nhìn lại lịch sử, với sức sống rộng khắp Nam bộ và còn lan rộng ra nhiều tỉnh thành tại Việt Nam hay Campuchia, rõ ràng đờn ca tài tử không đơn thuần là một di sản theo nghĩa cứng nhắc: cần được đóng khuôn trong tủ kính, “cấm sờ vào hiện vật”. Các nghiên cứu cho thấy đờn ca tài tử là thành tố nội sinh của vùng đất Nam bộ. Nó ra đời sau đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, báo chí quốc ngữ, tiểu thuyết quốc ngữ…; trước tranh kiếng, cải lương, tiểu thuyết…; trước đạo Cao Đài, Hòa Hảo và nhiều đạo bản địa khác. Kể ra chi tiết như vậy để thấy rằng về mặt văn hóa, tâm linh, tôn giáo… thì Nam bộ nửa cuối thế kỷ 19 và nửa đầu thế kỷ 20 rất đặc biệt. Đoàn nghệ sĩ Nam Kỳ đi dự Hội chợ Marseille (Pháp) năm 1906 Một hành trình văn hóa

Ra mắt sách về hát bội, đờn ca tài tử, cải lương

Hình ảnh
Ra mắt sách về hát bội, đờn ca tài tử, cải lương 28/09/2013 09:15 GMT+7 TT - Hai nhà nghiên cứu người Úc gốc Việt Nguyễn Lê Tuyên và Nguyễn Đức Hiệp vừa cho ra mắt quyển sách Hát bội, đờn ca tài tử, cải lương cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20 (Phương Nam Book và NXB Văn Hóa Văn Nghệ TP.HCM). Sáng qua (27-9), chương trình giao lưu, ra mắt sách đã được tổ chức tại Salon văn hóa cà phê thứ bảy, TP.HCM với sự có mặt của đồng tác giả - nhạc sĩ Nguyễn Lê Tuyên. Nhóm thực hiện dự án Nhà hát Đông Dương (từ trái qua): nhà nghiên cứu Nguyễn Lê Tuyên, đạo diễn Huy Moeller và biên kịch Ngô Thị Hạnh - Ảnh: Thuận Thắng Ảnh: Châu Anh Sách cung cấp cho độc giả nhiều tư liệu, bài viết và hình ảnh quý báu về lịch sử phát triển

Giải mã thành công ca trù

Hình ảnh
Giải mã thành công ca trù TP - Sau khi UNESCO xác nhận ca trù đứng trước bờ vực thất truyền, nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền kịp thời đúc rút một hệ thống lý thuyết ca trù với sự xác nhận của ba nghệ nhân cuối cùng. Áp dụng lý thuyết này, anh đã phục dựng thành công hát cửa đình cùng các đào kép sau 8 tháng chỉnh huấn. Bùi Trọng Hiền và những đào kép, quan viên đã được anh chỉnh huấn theo phương pháp tiếp cận mới. Ảnh: N.M.Hà. Đào kép tham dự khóa học của anh đều đã làm nghề một thời gian khá dài. Sau khi học anh, họ có gì đổi khác? Họ đều từng học nghệ nhân, đã được coi như đúng khuôn khổ. Nhưng khi nghiên cứu lý thuyết xong, tôi mới hiểu sự đúng đấy không chắc chắn. Ngày xưa các cụ được truyền nghề xong đi làm ở nhà hát hoặc cửa đình, luôn cọ xát với đàn anh đàn chị, liên tục giữ nghề và có chỗ dựa về nghề. Đào kép bây giờ có thể học nghệ nhân đúng rồi nhưng sau đó tự đi đàn hát thì cảm nhận về âm luật dần dần mai một. Bởi âm luật của ả đào ngày xưa,