Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 3 26, 2018

Dở khóc dở cười chuyện nghệ sĩ - khán giả

Hình ảnh
Việc ca sĩ Phi Nhung bị khán giả đòi bồi thường tài sản "mất trộm" đang gây bức xúc dư luận không phải là chuyện hy hữu trong giới showbiz, khi mà môi trường hoạt động biểu diễn còn nhiều bất an như lâu nay Nghệ sĩ (NS) và khán giả lâu nay có mối quan hệ không thể tách rời. Một bên mang niềm vui đến, còn một bên thụ hưởng bằng cảm xúc và lòng hâm mộ. Thế nhưng, mối quan hệ này đang ngày càng phai nhạt khi không ít khán giả lợi dụng để quấy rối. Có 1.001 câu chuyện dở khóc dở cười mà giới NS kể cho nhau với mong muốn đồng nghiệp không mắc phải. Song, chẳng kinh nghiệm nào giống nhau, chỉ có những tiếng thở dài, nước mắt và sự tổn thương. Chiêu trò ăn vạ Dư luận mấy ngày qua quan tâm chuyện ca sĩ Phi Nhung khi đang trình diễn trên sân khấu ỏ huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ thì bỗng dưng, một nữ khán giả lên chiếm micro lên tiếng đòi bồi thường vì đi xem chương trình ca nhạc có cô diễn nên bị kẻ gian lột mất sợi dây chuyền vàng 1 lượng. Khán giả này còn lên án ban tổ

NSND Lệ Thủy "khóc muộn" Văn Chung

Hình ảnh
(NLĐO) Luôn xem những bậc tiền bối đi trước là tấm gương sáng để noi theo, NSND Lệ Thủy trong chuyến lưu diễn tại Mỹ, đã đến ngôi chùa nơi thờ di ảnh nghệ sĩ Văn Chung tại miền Nam bang California – Mỹ để thắp hương và hát bài vọng cổ trong ngày cúng 49 ngày mất của ông do các nghệ sĩ hải ngoại tổ chức. NSND Lệ Thủy bên di ảnh cố NS Văn Chung trong ngày cúng 49 ngày mất của ông Trong chuyến đi này NSND Lệ Thủy đã dành thời gian cho công việc mà bà xem là quan trọng. "Tôi và nghệ sĩ Văn Chung có rất nhiều mối thâm tình. Ông như bậc cha chú trong nghề, luôn nhắc nhở, động viên con cháu. Nhớ nhất là khi tôi quay hình vở cải lương tuồng cổ "Chung Vô Diệm", ông đóng vai Tể tướng Yến Anh, theo hầu quân vương, trong một vai ông thể hiện nhiều tính cách, ngay cả đồng nghiệp còn thích thú với lối sáng tạo đầy ngẫu hứng của ông, nói chi đến sự ngưỡng mộ mà khán giả đã dành cho ông suốt nhiều thập niên qua. Về cuộc sống đời thường, ông hết sức mẫu mực, kh

Thầy đờn Ba Tu - Đệ nhất nguyệt cầm trứ danh

Hình ảnh
Thầy đờn Ba Tu - Đệ nhất nguyệt cầm trứ danh 12/10/2015 3:42:28 CH Chấp nhận mọi cay nghiệt để học đờn, miệt mài nghiên cứu, với ông tiếng đờn kìm đã nâng bước chân mình đến với nghề, rồi lên bục giảng. Nhiều lúc nước mắt tràn dâng nhưng vẫn giữ cho tiếng đờn kìm da diết, không nhuốm một chút lợi danh Nhạc sĩ, danh cầm Ba Tu được xem là báu vật hiếm hoi của nghệ thuật đờn ca tài tử (ĐCTT) và sân khấu cải lương. Gần tuổi 80 ông vẫn lên sàn diễn cùng con cháu hòa đờn, đặc biệt là vẫn dạy học trò theo ý nguyện, truyền thụ ngón đờn kìm độc nhất vô nhị để nâng bước thế hệ nhạc sĩ trẻ đến với nghề. Với ngón đờn tinh hoa bậc nhất, ông đã hoàn thành công trình nghiên cứu khóa học về ĐCTT Nam Bộ: độc tấu đờn kìm với bộ đĩa 20 bản tổ nhạc tài tử cho tỉnh Long An - quê hương ông

ĐIỂM QUA MỘT SỐ NHẠC SƯ, NHẠC SĨ VANG BÓNG MỘT THỜI – PHẦN 5

ĐIỂM QUA MỘT SỐ NHẠC SƯ, NHẠC SĨ VANG BÓNG MỘT THỜI – PHẦN 5 August 8, 2015 Leave a comment Ông Huỳnh Văn Sâm (Sáu Tửng) Người gốc Gò Công, nghiện á-phiện, thân phụ của tay trống có hạng Huỳnh Anh và nữ ca sĩ Bạch Huệ. Cái tên Huỳnh văn Sâm, nhứt là cái tên Sáu Tửng, thì không xa lạ gì đối nhạc sư nhạc sĩ miền Nam lẩn Trung và Bắc, kể ca những người yêu nhạc. Nhiều nhạc sĩ đàn Kìm ảnh hưởng đến lối đàn của ông và đàn giông giống ông. Sở trường của ông là cây đàn Kìm và Xến. Đàn Kìm, đàn Xến, thay vì tay trái bấm dây đủ 4 ngón (trỏ, giữa, áp út và út) như vậy mới nhấn được chữ đàn có gân, chuyền chạy chữ mới nhanh. Đằng nầy ông chỉ sử dụng 2 ngón (trỏ và giữa), lướt một cách nhanh nhẹn, lưu loát trên phím đàn không thua gì người sử 4 ngón. Tôi quen ông vào năm 1930, lúc ấy ông đàn Kìm chánh cho gánh Hồng Nhựt hát tại Cao Lãnh (quê của tôi) và tôi được dịp nghe ông đàn Kìm trên dây Hò Ba cho chị Hai Thân và chị Sáu Liềng (danh ca Cao Lãnh) ca, và d

ĐIỂM QUA MỘT SỐ NHẠC SƯ, NHẠC SĨ VANG BÓNG MỘT THỜI – PHẦN 4

ĐIỂM QUA MỘT SỐ NHẠC SƯ, NHẠC SĨ VANG BÓNG MỘT THỜI – PHẦN 4 August 2, 2015 Leave a comment Ông Hồng Tấn Phát (Hai Phát) Người gốc Trà Vinh, nghiện á-phiện, điêu luyện trên 3 nhạc khí như Đàn Tam, đàn Cò, và đàn Violon. Chẳng những giỏi bên tài tử Nam Bộ, ông còn giỏi về nhạc lễ, nhứt là đường roi (đánh trống). Ngoài tính cách giòn tan, lại còn thêm cao siêu về tiết tấu (rythme). Môn đệ của ông là hai danh cầm Hai Thơm (Violon) và Văn Vĩ (Guitare). Đàn tam là loại đàn ba dây nylon. Thùng đàn hình chữ nhật dài 18 phân, ngang 14 phân, dày 10 phân. Một bên bịt bằng da trăn hay da con kỳ đà, một bên để trống, cần đàn dài nhưng lại không có phím. Âm thanh của đàn Tam tương tợ âm thanh đàn Banjo; nhưng khác hơn Banjo, âm thanh của đàn tam đã cứng ngắc, lại kém dư âm. Giá dùng nó để tả tiếng nấc của người Chinh Phu trong phòng the gối chiếc thì không gì đúng hơn. Những ai từng nghe bản Lưu thủy trường – Hai Phát đàn Tam – Vỉnh Bảo đàn Tranh 21 dây trong

ĐIỂM QUA MỘT SỐ NHẠC SƯ, NHẠC SĨ VANG BÓNG MỘT THỜI – PHẦN 3

ĐIỂM QUA MỘT SỐ NHẠC SƯ, NHẠC SĨ VANG BÓNG MỘT THỜI – PHẦN 3 August 1, 2015 Leave a comment Ông Lê Văn An (Năm An) Ông An tư chức cảng Nhà rồng (Messageries Maritimes) Khánh Hội, chuyên về đàn Tranh, bài bản nhiều, tương tợ như ông Thinh. Khoảng năm 1960 ông có dạy năm tháng tại trường Quốc Gia Âm nhạc Sài gòn. Ông Phạm Văn Nghi (Tư Nghi) Ông Nghi, thư ký Quận Gò Vấp. Phu nhân là danh ca Hồ Thị Bửu (tục danh Bà Mười Ba, chị Bà Mười bốn, phu nhân Ô. Nguyễn văn Lượng, chủ nhà thuốc Nhành Mai sản xuất cao đơn huờn tán, nổi danh nhứt là thuốc dán con rắn và thuốc trị ghẻ ngứa). Ông Nghi sử dụng nhiều loại nhạc khí như: Tranh, Kìm, Cò, Gáo. Bài bản nhiều, và cơ bản. Hai Ông Bà không con, nên ông bà nuôi lủ khủ 7, 8 trẻ khoảng 9, 10 tuổi, dạy cho chúng đàn ca múa hát, trong đó có cô Ngọc Dung, trước đây nằm trong nhóm Hoa Sim (Phạm thúy-Hoan, Ngọc Dung, Phương-Oanh). Cô Ngọc-Dung từ lâu dạy đàn Tranh tại California, Hoa Kỳ. Tại Trường nhạc, Ô. Tư Nghi

ĐIỂM QUA MỘT SỐ NHẠC SƯ, NHẠC SĨ VANG BÓNG MỘT THỜI – PHẦN 2

ĐIỂM QUA MỘT SỐ NHẠC SƯ, NHẠC SĨ VANG BÓNG MỘT THỜI – PHẦN 2 July 28, 2015 Leave a comment Ông Nguyễn Văn Thinh (Thầy Giáo Thinh) Ông Thinh, sinh năm 1908 (Mậu Thân) tại Bình-hàng, tổng Phong Nẩm, tỉnh Sađéc, tốt nghiệp Trường Sư phạm (École Normale) Sàigòn, Giáo viên từ năm 1928 đến năm 1959, biệt phái về Trường Quốc Gia Âm Nhạc và Kịch Nghệ năm 1960. giữ chức Giám học. Ông sử dụng đàn Kìm (Nguyệt), Tranh và Tỳ bà. Ngoài đời, từ năm 1945, ông nằm trong nhóm Lão thành Nhạc Tài tử Nam bộ gồm có Quý Ông: Cao hoài Sang. Nguyển văn Kỳ (Chín Kỳ), Lê văn An, Bác sĩ Nguyễn văn Bửu, Bùi văn Hai (Tham tá) (Commis) Bộ Ngoại giao, ca si Bà Hồ thị Bửu (Bà Mười Ba, phu nhân Giáo sư Phạm văn Nghi) và tôi là Nguyễn vĩnh Bảo. Ô. Nguyễn văn Thinh, năm 14 tuổi, học lớp nhứt trường Tiểu học Thủ dầu một. Thời điểm nầy học đàn với ông Mười (thầy đàn tên tuổi ở Thủ dầu một), sau đó với Cụ Tám Hạnh ở đường Faucault (Lý trần Quán và nay là Thạch thị Thanh) Tân định,

ĐIỂM QUA MỘT SỐ NHẠC SƯ, NHẠC SĨ VANG BÓNG MỘT THỜI – PHẦN 1

ĐIỂM QUA MỘT SỐ NHẠC SƯ, NHẠC SĨ VANG BÓNG MỘT THỜI – PHẦN 1 July 28, 2015 Leave a comment Ông Nguyễn Văn Kỳ (Chín Kỳ), vợ là bà Hai Quạ, một danh ca vào thập niên 1935 cùng thời với một số danh ca khác như: Bà Tám Song, (phu nhân ông giáo Lý văn Đồ), Bà Hồ thị Bửu (Bà Mười Ba), phu nhân nhạc sư Phạm văn Nghi, Giáo sư Trường Quốc Gia Âm Nhạc Sài gòn, Bà Tư Cầu Mồng gà, ái nữ nhạc sư Năm Tịnh (Cần đước), Bà Ba Vàm Lẻo, (Bạc liêu), Bà Hồ thuyết Loan, (Mười Tân châu), Cô Ngọc Ánh…. Ông Nguyễn Văn Kỳ (Chín Kỳ) Sở trường của ông Chín Kỳ là cây đàn Tranh. Nắm vững nhiều bài bản, với phong cách đàn là Tài tử Nam bộ. Môn sinh của ông phần đông thuộc thượng lưu trí thức như: Cố Bác sĩ Nguyễn Văn Nhã, (thân phụ của nữ luật sư Nguyễn Phước Đại), Cố Bác sĩ Nguyễn Văn Bửu, Giàm đốc Bịnh viện Nhi đồng Sàigòn, Cố tham tá (Commis) Bùi Văn Hai, tùng sự tại Bộ Ngoại giao, những ái nữ của Cố bác sĩ Phan Văn Đệ, Giám đốc Bịnh viện Chợ Rẫy (Hôpital Lalung Bonnaire)