Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 1 19, 2018

Tiểu sử NS Văn Hải

Hình ảnh
Hồi nhỏ, Văn Hải tên thiệt là Nguyễn Văn Cu, khi đủ tuổi đi làm chứng minh nhân dân, cô gái cảnh sát phụ trách hộ tịch nói: “Tên ngoài đời gọi sao cũng được tên trong giấy tờ để vầy thì hơi khó coi, thôi để tôi sửa tên cho anh nhé !”, vậy là cô ta thêm dấu ư để có cái tên dễ đọc là Nguyễn Văn Cư. Sinh năm 1954, tại làng Đông Hưng Thuận, Hốc Môn nay là Tân Chánh Hiệp, quận 12, gia đình là nông dân thứ thiệt nên người nào cũng khỏe mạnh chỉ có bé Cu bị bệnh ban lớn không nổi, nhỏ con ốm yếu, không giúp việc gì được cho gia đình. Ở nhà có ông anh ruột thứ ba biết đờn, đợi lúc ông anh đi vắng, bé Cu xuống phá đờn, nhưng có biệt tài lên dây đờn rất chuẩn, rất đúng, dù lúc đó chưa biết đờn, chỉ thấy người ta đến nhà đờn ca để ý mà biết cách lên dây. Ba thấy cậu con trai của mình ốm yếu, bệnh hoạn nên không cho theo nghề nông, ông nói: “Thằng Cu nó bệnh hoạn, sức khỏe không tốt, chắc cho nó đi học đờn chớ làm nông làm

Tiểu sử nhạc sĩ VĂN GIỎI

Hình ảnh
Tiểu sử nhạc sĩ VĂN GIỎI Trước năm 1975, tiếng đờn Văn Giỏi đã vang xa khắp lục tỉnh, thế nhưng nhiều người mến mộ tiếng đờn của anh không hề biết rằng anh là một nghệ sĩ khiếm thị. Không được nhìn đời bằng đôi mắt nhưng anh vẫn sống và làm nghề bằng thái độ lạc quan, trong sáng. Trong các danh cầm cải lương Nam bộ, Văn Giỏi đã tạo cho mình một phong cách riêng từ tư chất lẫn nghệ thuật diễn tấu nên đã tạo được chỗ đứng vững chắc trong lòng giới đồng điệu và mộ điệu. Sinh năm 1947 tại xã Long Trung, Cai Lậy, Tiền Giang, từ nhỏ Văn Giỏi đã được các nghệ nhân Tư Vĩ, Sáu Oanh cùng hai người cậu ruột hết lòng truyền nghề. Từ năm 1961 đến năm 1963, anh tham gia hoạt động văn nghệ trong vùng giải phóng, sau đó anh lên Sài Gòn thọ giáo bậc tiền bối như Văn Vĩ, Năm Cơ, Tư Thiên, Bảy Bá. Tham gia các ban ca kịch Thành Công, Trầm Hoa miền Nam, Hương Thanh Bình, tên tuổi của anh rộ nở khắp nơi và anh được hai hãng băng đĩa lớn nhất Sài Gòn

Tiểu sử NS Văn Vĩ

Hình ảnh
Tóm tắt lý lịch Văn Vĩ Nghệ sĩ Văn Vĩ sinh ngày ?-?-1929 tại Tỉnh Long An, nước Việt Nam. Ông sống và làm việc chủ yếu ở Thành phố Hồ Chí Minh, nước Việt Nam. Ông sinh thuộc cung (chưa rõ), cầm tinh con (giáp) rắn (Kỷ Tỵ 1929). Văn Vĩ xếp hạng nổi tiếng thứ 78737 trên thế giới và thứ 39 trong danh sách Nghệ sĩ nổi tiếng.  Tiểu sử Nghệ sĩ Văn Vĩ Nhạc sĩ Văn Vĩ được các nhà nghiên cứu âm nhạc, giới chuyên môn đặt cho danh hiệu "Đệ nhất danh cầm" và "Nhạc sĩ Tài tử Nam Bộ". Ngón đàn của ông đã làm cho hàng triệu khán thính giả say như "điếu đổ". Văn Vĩ là một người khiếm thị nhưng ông lại rất "thông thính" và "sành" nhiều loại nhạc cụ: cò, líu, gáo, kìm, tỳ bà, tam, sáo, violon,.v.v. Bất cứ là nhạc cụ nào, Văn Vĩ cũng đều chơi rất hay và xuất thần. Nhưng ông nổi tiếng nhất với biệt tài chơi ghi-ta phím lõm. Năm 14 tuổi, cái tên Văn Vĩ đã làm nhiều người phải chú ý đến khi chơi nhạc cho quán Lạc Cảnh c

Tiểu Sử Viễn Châu

Hình ảnh
Tiểu Sử Viễn Châu     Nghệ sĩ Nhân dân Viễn Châu (sinh năm 1922) là một danh cầm đàn tranh và là soạn giả cải lương nổi tiếng tại Việt Nam. Ông được cho là người đã khai sinh ra thể loại cải lương tân cổ giao duyên và đã có công đào tạo ra nhiều thế hệ nghệ sĩ cải lương danh tiếng một thời.     Ông tên thật là Huỳnh Trí Bá, sinh ngày 21 tháng 10 năm 1922     tại xã Đôn Châu, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Xuất thân trong gia đình vọng tộc, thân phụ là Hương cả[1], là con thứ sáu trong gia đình, ông còn có tên là Bảy Bá theo thông lệ người miền Nam.     Thuở nhỏ, ông học quốc văn ở trường làng và học Hán văn với những bậc túc nho ở tại nhà. Ngoài ra, khi còn học ở trường, ông đã mê đờn ca, cả tân lẫn cổ, thường có mặt trong các buổi đờn ca tài tử, hoặc cùng bạn bè tổ chức đờn ca. Ông mày mò những ngón đờn học lỏm qua đĩa hát nhựa cũng như các nhóm đờn ca tài tử ở làng quê. Đến năm 19 tuổi, ông đàn thạo các loại đàn tranh, violon, guitar và được nhiều người khen ngợi.    

Tiểu Sử Xuân Yến

Hình ảnh
Tiểu Sử Xuân Yến     Nghệ sĩ cải lương Xuân Yến sinh ngày ?-?-1947 tại Thành phố Hồ Chí Minh.          Nhắc tới nghệ sĩ Xuân Yến là nhắc tới một nữ diễn viên sân khấu một thời nổi danh trong nhóm Ngũ nữ hổ tướng của nghệ thuật hát Hồ Quảng ở Sài Gòn trong thập niên 60.     Nữ nghệ sĩ Xuân Yến tên thật là Nguyễn Xuân Yến, cô sinh ra trong một gia đình theo nghệ thuật sân khấu và gia tộc của cô có nhiều đời đều làm nghệ thuật ,cùng với nghiệp diễn trên sân khấu trải qua thăng trầm của nó. Gia tộc của cô là gia đình tuồng cổ của ông bà nghệ nhân Vĩnh Xuân     - cố của nghệ sĩ Xuân Yến. Thân phụ của cô chính là nghệ sĩ Minh Tơ, mẹ là nghệ sĩ Bảy Sự, ông nội của cô là ông Bầu Thắng, bà nội cô là Nguyễn Thị Ngọc là trưởng đoàn hát bội Vĩnh Xuân.          Xuân Yến thời trẻ          Vì cả gia đình nghệ sĩ đều cư ngụ trong rạp hát nên ngoài giờ học chữ ở trường Tôn Thọ Trường thì hấu hết giờ sinh hoạt của Xuân Yến gắn liền với sinh hoạt của đoàn hát Vĩnh Xuân Ban - Khánh Hồng.

Tiểu Sử Vương Linh

Hình ảnh
Tiểu Sử Vương Linh     Tên thật: Lê Văn Hân     Ngày sinh: 1960     Thể loại: Việt Nam, Cải Lương     Quốc Gia: Việt Nam Nam     NS Vương Linh tên thật là Lê Văn Hân, sinh năm 1960. Anh là em ruột của nam NS nổi tiếng Linh Vương.     Năm 1988, đài truyền hình TPHCM phát sóng vở CL xã hội SAN HÔ ĐỎ do đoàn Sài Gòn 1 trình diễn. Trong vở tuồng này Vương Linh hát chánh với nữ NS Lệ Trinh.     Năm 1989, Vương Linh về đoàn Văn công TPHCM hát chánh với nữ NS Ngân Hà trong vở Nợ tình.     Năm 1990, Vương Linh về đoàn CL Thanh Nga hát chung với Cẩm Tiên, Lê Giang, Bảo Ngọc, Ngọc Hà, Trần Kim Lợi,..... trong vở Điểm hẹn tình yêu. Sau đó anh về đoàn Phước Chung hát với nữ NS Kiều Phượng Loan trong Mắt em là bể oan cừu.     1992, nam NS Vương Linh thành lập đoàn CL Tiếng hát Vương Linh đăng ký tại tỉnh Đồng Nai. Đoàn thường xuyên lưu diễn các tỉnh với các vở tuồng kiếm hiệp. Trên SK này, NS Vương Linh lần lượt hát chánh với các cô đào Thanh Lý Thu - Anh Thư - Hương Thủy - Mỹ Tr

Tiểu Sử Yên Lang

Hình ảnh
Tiểu Sử Yên Lang     Tên thật: Nguyễn Ngọc Thanh     Ngày sinh: 1940     Thể loại: Việt Nam, Cải Lương     Quốc Gia: Việt Nam     Yên Lang là một trong những người Bạc Liêu đã từng đươc sự ái mộ của khán giả khắp nơi bằng ngòi bút của mình, một soạn giả bậc thầy đã từng tạo cơ hội cho nhiều nghệ sĩ nổi tiếng, đã đem lại thành quả không nhỏ cho việc phát huy sân khấu cải lương, kịch bản của ông đa số đã trở nên quen thuộc đối với nhiều người trong suốt một thời gian dài. Tên thật của ông là Nguyễn Ngọc Thanh, lúc nhỏ có bút danh là Huyền Thanh Huyền. Yên Lang đã được chào đời năm 1940 tại Giòng Me – Cầu Kè, một vùng quê nghèo ở ngoại thành Bạc Liêu, nhưng lại là mảnh đất tốt đã sản sinh ra nhiều nghệ nhân, nghệ sĩ, tác giả, những nhà văn hóa đã có những cống hiến tích cực cho quê hương xứ sở.     Sở trường của soạn giả Yên Lang là sáng tác kịch bản cải lương thuộc đề tài kiếm hiệp kỳ tình, thể loại được khán giả yêu thích trong những năm 1960-1970. Văn phong của ông

Tiểu Sử Vương Cảnh

Hình ảnh
Tiểu Sử Vương Cảnh     Tên thật: Vương Cảnh     Ngày sinh: 1955     Thể loại: Việt Nam, Cải Lương     Quốc Gia: Việt Nam     Đó không phải là vai diễn mới của nghệ sĩ Vương Cảnh mà là việc thật bởi anh vừa mở quán Bánh xèo Việt Nam tại 70/1B Quang Trung, phường 8, quận Gò Vấp, TP.HCM, khai trương ngày 30/4/2009.     Vương Cảnh cho biết trong thời buổi sân khấu cải lương đang gặp khó khăn như hiện nay thì kinh doanh cũng là một cách xoay trở để người nghệ sĩ “kiếm vốn” mà tiếp tục theo đuổi đam mê nghệ thuật. Quán của anh chủ yếu phục vụ thực khách ba món: Bánh xèo thường, bánh xèo đặc biệt và bánh xèo chay. Trong tháng khai trương quán sẽ giảm giá 10%. Thời gian tới chắc hẳn Vương Cảnh sẽ rất bận rộn khi vừa phải lo việc kinh doanh vừa phải biểu diễn phục vụ khán giả. Vương Cảnh vừa có một vai diễn hay là anh nông dân khù khờ cà lăm Út Thừa trong vở cải lương Sau lũy tre làng ra mắt Sân khấu 179 Bình Thới và gần đây anh cũng cộng tác cùng đạo diễn Thành Bỉ trong vai

Tiểu Sử Vũ Luân

Hình ảnh
Tiểu Sử Vũ Luân     Ca sĩ/ ban nhạc: Vũ Luân     Tên thật/ tên khác: Lương Văn Bình     Ngày sinh/ Năm sinh/ Thành lập: 17/12     Nước/ quốc gia: Việt Nam     Trên con đường hoạt động nghệ thuật của mình, nghệ sĩ Vũ Luân đã trải qua nhiều sóng gió, thăng trầm. Với lòng yêu nghề, anh Luân đã nổ lực không ngừng để có được một số thành tựu như ngày hôm nay     · Năm 1985: Bắt đầu con đường nghệ thuật     · Năm 1992: Vào đoàn Đồng Ấu Bạch Long     · Ngày 18/7/2002: Lập đoàn xã hội hóa Vũ Luân với các vở tuồng cổ: Lương Sơn Bá – Chúc Anh Đài, Xử Án Phi Giao, Võ Tắc Thiên – Thái Bình Công Chúa, Thanh Xà – Bạch Xà, Giang Sơn Mỹ Nhân, Lưu Kim Đính, Mai Trắng Se Duyên, Gánh Cải Trạng Nguyên, Mạnh Lệ Quân, Xử Bá Đao Từ Hảo Thọ, Bao Công Xử Án Anh Em Song Sinh, Tứ Tử Đậu Tân Khoa, Tống Nhân Tôn Khóc Biệt Bàng Quý Phi, Thần Nữ Dâng Ngũ Linh Kỳ, Dương Gia Tướng, Thái Tử Đan Giả Gái, Ra Riêng Anh Cưới Em.     · Ngày 10,11/5/2003: Tổ chức live show “Vươn Tới Tương Lai”.     · Năm 2003:

Tiểu Sử Vũ Linh

Hình ảnh
Tiểu Sử Vũ Linh     Vũ Linh (tên thật: Võ Văn Ngoan), sinh ngày 10 tháng 12 năm 1958 tại Chợ Lớn (Thành phố Hồ Chí Minh). Vũ Linh được khán giả biết đến với nhiều tuồng hát như Hòn vọng phu, Giũ áo bụi đời, Bức ngôn đồ Đại Việt, Cô đào hát, Lương Sơn Bá... và hiện anh đang là nghệ sĩ ưu tú     Xuất trong gia đình nghèo nên việc học hành dang dở. Năm 13 tuổi, gia đình cho anh học hát ở trường Văn Phát, sau chuyển qua học ca cổ với Văn Vĩ. Năm 1972, anh theo đoàn hát Đồng Ấu Hoa Thế Hệ đi lưu diễn ở các tỉnh. Một thời gian sau anh về hát cho gánh Hoa Anh Đào Kim Chưởng và gặp được nghệ sĩ ưu tú Diệu Hiền và nghệ sĩ Trương Ánh Loan, hai người này đã thương mến anh như con em trong nhà và tận tình chỉ dẫn anh trong nghề nghiệp.     Anh đã từng cộng tác với những đoàn hát khác như: Khánh Hồng An Giang, Thiên Nga, Sơn Minh.....     Năm 1981, anh trở về thành phố lần đầu tiên và hát cho gánh Minh Tơ và Huỳnh Long. Năm 1983, anh theo hợp tác với gánh Lâm Đồng đi lưu diễn các

Tiểu Sử Võ Minh Lâm

Hình ảnh
Tiểu Sử Võ Minh Lâm     Tên thật: Võ Minh Lâm     Ngày sinh: 1990     Thể loại: Việt Nam, Nhạc Trữ Tình, Cải Lương     Quốc Gia: Việt Nam     Tốt nghiệp lớp Diễn viên Cải lương Trường Trung học Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ giữa năm 2008, Võ Minh Lâm lên Sài Gòn lập nghiệp. Một năm ngắn ngủi qua, Minh Lâm đã thoát khỏi lớp “vỏ” của một “Chuông vàng vọng cổ”, trở thành một nghệ sĩ cải lương chuyên nghiệp. Anh đảm nhận nhiều vai chính trong các vở diễn nặng ký. Đáng chú ý là hai vai Triệu Sóc và Triệu Võ trong vở “Đứa con họ Triệu”. Minh Lâm đã thể hiện nét chững chạc, si tình và bi ai của trung thần Triệu Sóc bị kẻ gian hãm hại đến nhà tan cửa nát; một Triệu Võ trẻ trung, hiếu thắng nhưng nội tâm giằng xé khi phát hiện cha nuôi chính là kẻ thù. Vở diễn đã giúp Minh Lâm khẳng định khả năng ca, diễn và bộc lộ khả năng vũ đạo, mở đường cho một loạt vai chính trên sân khấu Thắp Sáng Niềm Tin, chương trình “Phim truyện cải lương” và “Chuyện xưa tích cũ” của Đài Truyền hình TP

Tiểu Sử Văn Ngà

Hình ảnh
Tiểu Sử Văn Ngà     Tên thật: Văn Ngà     Ngày sinh: 1927     Thể loại: Việt Nam, Cải Lương     Quốc Gia: Việt Nam     Nghệ sĩ Văn Ngà sống trong ngôi nhà lụp xụp của ông ở dưới chân cầu chữ Y vẫn không thay đổi cách bố trí từ ngày vợ ông qua đời. Ông nói: "Giữ nguyên như vậy để thấy lúc nào vợ tôi cũng như vẫn đang ở nhà". Lòng chung thủy sắc son với người bạn đời, cũng như tình yêu dành cho sân khấu của ông không hề bị lớp bụi thời gian làm mờ đi.     Ông vào nghề từ năm 13 tuổi, cái năm định mệnh mà người mẹ dẫn ông đi xem gánh Tân Việt Bang từ Hà Nội vào Sài Gòn lưu diễn. Mê hát, ông xin mẹ giã từ trường lớp để khăn gói gia nhập gánh hát này. Bài học đầu tiên là những thế võ do võ sư Trần Quang Cầu rèn luyện. Hai năm sau ông đã có thể đóng những vai kép võ nổi tiếng. Nhờ học võ, xa lánh những thú vui sa ngã mà cánh kép hát thường vướng vào, nên ông mãi còn minh mẫn để phục vụ nghề bằng trái tim nồng nàn của một ông lão sắp tròn 80.     Mới đây, chương

Tiểu Sử Văn Chung

Hình ảnh
Tiểu Sử Văn Chung      Danh hài Văn Chung     Các nghệ sĩ cải lương ra định cư ở nước ngoài, nhất là ở Hoa Kỳ, phần lớn đều có một nghề nào đó để sinh sống và hoạt động nghệ thuật cải lương chỉ là thứ yếu, cho đở nhớ nghề vì thu nhập tiền bạc cho một show diễn không được dồi dào như khi còn ở Việt Nam trong thời buỗi hoàng kim của sân khấu cải lương.     Từ hơn một năm nay, khi các nghệ sĩ cải lương và nghệ sĩ Hồ Quảng ở Việt Nam ồ ạt qua vùng Nam Cali, hát ở các restaurant, các sòng bạc và một vài rạp hát thì một số ít nghệ sĩ định cư tại Hoa Kỳ có tham gia biểu diễn, khiến cho người ta có cảm giác là nghệ thuật sân khấu cải lương khởi sắc lại ở vùng Nam Cali.      Hát cải lương và tấu hài     Chỉ có một số ít nghệ sĩ định cư ở Hoa Kỳ sống được bằng nghề hát cải lương và tấu hài, trong số đó có nghệ sĩ danh hài lão thành Văn Chung.     Nghệ sĩ Văn Chung tên thật là Quách Văn Chung, sanh năm 1933. Năm 1948, Văn Chung học cổ nhạc với nhạc sĩ Bảy Quới, sau đó được nhạ