Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 2 22, 2017

Bao giờ “báu vật nhân văn sống” được đãi ngộ ?

Hình ảnh
Nếu không nhanh chân thì có khi họ không còn sống để nhận sự tôn vinh, đãi ngộ Ca nương Phạm Thị Huệ và nghệ nhân Trần Khánh Cẩm vừa được vinh danh trong đêm chung kết và trao giải Liên hoan Dân ca Việt Nam 2011, khu vực Bắc Trung Bộ, tối 3-4 vì tài ca diễn của họ. Từ nhiều năm nay, Liên hoan Dân ca toàn quốc, do Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức, đã nỗ lực không ngừng để tìm kiếm, không chỉ phát hiện và phổ biến các làn điệu dân ca nguyên thể, mang tính đặc trưng vùng miền mà còn đưa lên sân khấu như một hình thức tôn vinh các nghệ nhân mọi miền đất nước, những người đang được xem là “báu vật nhân văn sống” của nền văn hóa nghệ thuật dân gian. Nhưng đó là việc làm của cơ quan truyền thông. Chờ đợi trong mỏi mòn Thực tế nhiều năm qua, không ít nghệ nhân, những người lưu giữ vốn liếng di sản và truyền dạy ngón nghề nghệ thuật dân gian, đã lần lượt ra đi mà chẳng bao giờ được hưởng chính sách đãi ngộ của Nhà nước vì đã có công góp phần bảo tồn những giá trị nhân văn của nề

LÀM GÌ ĐỂ CÓ TÁC PHẨM SÂN KHẤU ĐỈNH CAO?

Hình ảnh
Con người và thời đại LTS: Trong cuộc gặp gỡ mới đây giữa lãnh đạo TPHCM và văn nghệ sĩ tiêu biểu, câu hỏi lớn đặt ra nhưng chưa có lời giải thấu đáo là phải làm gì để có tác phẩm đỉnh cao. Loạt bài này hy vọng chuyển tải lời giải đáp của giới nghệ sĩ sân khấu Trả lời đúng và đầy đủ vấn đề này không đơn giản, bởi trước hết, phải hiểu như thế nào là một tác phẩm đỉnh cao? Nói không đơn giản là vì cái được đánh giá “đỉnh cao” ấy không chỉ đến từ một phía: Tác giả hay công chúng, mà bởi sự cộng hưởng của nhiều giá trị: hiện thực, thẩm mỹ, tư tưởng hay còn nói như giới chuyên môn làm nghệ thuật là có sự cộng hưởng hài hòa giữa chân – thiện – mỹ. Ai quyết định tác phẩm đỉnh cao? Trong mọi hoạt động sáng tạo sân khấu, người ta coi nghệ thuật dàn dựng của người đạo diễn giống như dấn thân vào cuộc phiêu lưu chưa biết khó khăn của hành trình, chưa biết đích đến của kết cục ra sao. Người đạo diễn làm công việc của người dẫn đường, hướng tập thể sáng tạo đi theo hướng mà mình

Bốn sao sáng có được phong NSND?

Hình ảnh
Đó là các nghệ sĩ sân khấu thượng thặng: Kim Cương, Ngọc Giàu, Lệ Thủy, Bạch Tuyết. Họ thừa tài năng, thành tích nhưng lại thiếu những tấm huy chương hội diễn nên phải xin đặc cách phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân. Sáu nghệ sĩ được TPHCM đề nghị Nhà nước đặc cách phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân (NSND) lần này ngoài nghệ sĩ Bảy Bá (soạn giả Viễn Châu), NSƯT Hồng Vân, có 4 gương mặt nổi tiếng của làng sân khấu từ nhiều thập niên qua mà khi nói đến bất kỳ ai cũng đều biết, đó là các nghệ sĩ: Kim Cương, Bạch Tuyết, Lệ Thủy, Ngọc Giàu. Vì sao phải đặc cách? Và liệu họ có được xét đặc cách cho lần phong tặng này? Được công chúng công nhận, mến mộ Giải thích vì sao phải xin đặc cách, ông Nguyễn Thành Rum, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch TPHCM – Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Xét đề nghị cấp TP, nói: “Theo thông tư hướng dẫn về tiêu chuẩn xét duyệt danh hiệu của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, 6 nghệ sĩ này thiếu huy chương. Nhưng tôi khẳng định họ thừa

Dự án Sân khấu học đường: Vẫn chỉ là “ném đá ao bèo”?

Hội nghị Tổng kết dự án “Sân khấu học đường” giai đoạn 2007 – 2010 do Bộ VHTTDL tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 12.8.2011 tại Hà Nội. Được triển khai từ năm 2001 đến nay, dự án thật sự đã tạo nên những chuyển biến trong nhận thức về nghệ thuật sân khấu dân tộc ở một bộ phận không nhỏ học sinh phổ thông ở các tỉnh, thành phố trên cả nước. Tuy nhiên, ở giai đoạn kết thúc dự án, chính bản thân những người thực hiện cũng đã có nhiều trăn trở… Câu hỏi đặt ra là: Phải chăng tác động của dự án mới chỉ dừng ở “ném đá ao bèo”? Xem con diễn tuồng, phụ huynh khóc… Những câu chuyện ghi lại được từ những người đi thực hiện dự án Sân khấu học đường (SKHĐ) ở từng địa phương hẳn sẽ làm không ít người cảm động trước cái tình của các diễn viên nhí, phụ huynh có con em mình biểu diễn và cả người xem. Đêm báo cáo dự án SKHĐ của tỉnh Thanh Hóa dự tính sẽ diễn ra tại Hội trường nhà văn hóa, nhưng chưa tới giờ biểu diễn khán giả đã tới đông nghịt, Ban tổ chức đã phải đưa sân khấu ra quảng trường

Dự án Sân khấu học đường - Chỉ là “muối bỏ bể”?

Hình ảnh
Trong mười năm qua, dự án đã tiến hành giảng dạy về chèo, tuồng, bài chòi, dân ca, cải lương ở 90 trường phổ thông trung học Dự án “Sân khấu học đường” do Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ VH-TT&DL) phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc thực hiện đã khép lại giai đoạn 2. Chặng đường 10 năm kiên trì thực hiện mục tiêu “một mũi tên trúng hai đích”, đó là đào tạo khán giả và nghệ sĩ cho sân khấu truyền thống. Nhưng vẫn còn đó câu hỏi lớn: Sức sống của sân khấu học đường sẽ ra sao sau khi dự án kết thúc? Học sinh trường THCS thị trấn Lai Vung, Đồng Tháp biểu diễn trích đoạn cải lương Bông sen trắng Khơi gợi tình yêu với nghệ thuật truyền thống Dự án “Sân khấu học đường” được khởi động từ năm 1999, từ ý tưởng của NSND Phạm Thị Thành với sự hỗ trợ của Quỹ Ford, đã tạo nên một số chuyển biến trong nhận thức về nghệ thuật sân khấu dân tộc ở một bộ phận không nhỏ học sinh phổ thông. Trong mười năm qua, dự án đã tiến hành giảng dạy về chèo, tuồng

Thế nào là "phim truyện cải lương"?

Việc tái dàn dựng các vở cải lương (CL) hay, ăn khách một thời vốn không phải là cách làm mới, nhưng với thông tin dựng Mùa thu lá bay - một vở CL gắn liền với liên danh Bạch Tuyết - Minh Phụng bằng hình thức phim truyện CL với cặp đôi Vũ Luân - Ngọc Trinh thì khá… lạ! Lạ vì nghệ sĩ (NS) trẻ Ngọc Trinh dù có giọng ca ngọt ngào nhưng cô gái đến từ Long An này lại sở hữu một sắc vóc thích hợp những vai thôn nữ hoặc đào mụ hơn là đào thương. Và rõ ràng, ngay từ phần một, Mùa thu lá bay đã bộc lộ quá nhiều hạn chế, nếu không muốn nói là một vở CL đậm chất… diêm dúa. Một chàng thư sinh Vân Lâu (Vũ Luân) với lớp phấn nền dày bệt và loang lổ vì mồ hôi. Những đoạn cao trào của cảm xúc, chả biết đâu là nước mắt đâu là… mồ hôi. Một cô gái “sương khói mong manh” Hàn Ni (Ngọc Trinh) với đôi mắt xanh xanh, hồng hồng, riêng phần mí trên được phối màu đồng pha kim tuyến bóng bẩy khiến những khi “chớp lóe” cứ như mắt... Tề Thiên Đại Thánh! Phục trang thì hôm trước mặc đồ này, hôm sau tiế

Thiếu kịch bản sân khấu: Báo động thật hay giả?

Hình ảnh
Kịch bản là khâu đầu tiên của một tác phẩm sân khấu, điều ai cũng dễ thống nhất. Thế nhưng chuyện thiếu kịch bản hay lại là vấn đề cần bàn bởi thế nào là kịch bản hay trong con mắt các nhà sử dụng kịch bản? Nói vậy để thử tìm hiểu vai trò tác giả và số phận kịch bản trong đời sống sân khấu (SK) hiện nay. Có sao trăm lỗi tại “thầy” Liên hoan SK hài toàn quốc tháng 9/2011 tại Quảng Ninh với 5 ông Bá Kiến, 3 cô Thị Nở, 2 anh phu xe và một loạt tích cũ như Nghêu sò ốc hến, Việc làng thì đúng là SK đang thiếu kịch bản thật. Cái thiếu đến nỗi phải rớt nước mắt trong một liên hoan hài mà khán giả buộc phải xem những đêm diễn cùng một tích trò và diễn viên dù có cố đến mấy cũng không tránh khỏi cảm giác bẽ bàng của kẻ “nhai lại”. Ông Chủ tịch Hội Sân khấu đứng trước chuyện “đụng hàng” chỉ còn biết than thở “Phải thật nhanh phát động, mở trại sáng tác không thì gay!”. Là người trong cuộc (BTC), tôi tự hỏi: Có thật SK thiếu kịch bản đến như vậy không khi mà kịch hiện đại đâu thiếu

Cần đưa dân ca Nam Bộ trở lại với quảng đại quần chúng

Hình ảnh
Giáo sư Đặng Hoành Loan, nguyên Phó Viện trưởng Viện âm nhạc VN cho biết: 30 năm nay và hơn thế nữa, khi người ta bàn về cách thức tiếp thu và phát huy "âm nhạc dân cày" (dân ca - PV) thì những người làm công tác VHNT Việt Nam đã bỏ không ít công sức để đưa ra các biện pháp nhằm bảo tồn, phát huy vốn dân ca trong đời sống con người đương đại… Nhưng, đến nay vẫn mạnh ai nấy bước, trong đó có không ít những bước đi… sai. Dân ca Nam Bộ phong phú, đa dạng, là "của báu" dân tộc, di sản phi vật thể quý của cha ông, cần được giữ gìn, bảo tồn, phát huy. Nhưng, làm thế nào để bảo tồn nghệ thuật âm nhạc dân gian ấy trong tiến trình phát triển như vũ bão, trong sự hội nhập toàn cầu khẩn trương, nhất là ở miền Nam, vùng đất năng động, phát triển với tốc độ cao hơn nhiều vùng đất khác? Khá nhiều giải pháp sau những "tiếng chuông" cảnh tỉnh của không ít các nhà khoa học, nghiên cứu, quản lý đã được "gióng lên" trong ngày 25/10 tại Sở Văn hóa, Thể

Nghĩ về hướng phát triển “đờn ca tài tử Nam bộ”

Hình ảnh
"Đờn ca tài tử Nam bộ" là một sinh hoạt âm nhạc mang tính truyền thống, là món ăn tinh thần không thể thiếu của vùng đất Nam bộ, vì vậy rất cần sự quan tâm duy trì và phát triển. Đờn ca tài tử là một hoạt động âm nhạc mang tính đặc thù của vùng đất Nam bộ. Đó vừa là hoạt động của những người tài năng, bài bản, nhưng đồng thời cũng là hoạt động của những người “nghiệp dư”, không lấy đó làm kế sinh nhai. Ý nghĩa chữ “tài tử” ở đây là “người có tài” như câu thơ trong truyện Kiều “dập dìu tài tử giai nhân”. Ông Nhạc Khị - người chơi nhạc tài tử nổi tiếng ở xứ Bạc Liêu vào những năm đầu thế kỷ XX đã nói: “Chơi đờn ca tài tử là coi như ra trận, hễ ca sai lời, sai nhịp, sai giọng, đàn sai nhạc, sai nhịp là coi như không phải đờn ca tài tử”. Đờn ca tài tử hình thành từ những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ở Nam bộ. Thoạt tiên, âm nhạc tài tử xuất phát từ nhã nhạc cung đình Huế, rồi các nhạc sĩ, nhạc quan của Triều Nguyễn theo phong trào Cần Vương tiến về phương Nam.

Phép vua thua lệ làng?

Hình ảnh
Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật TP. Hồ Chí Minh: Phép vua thua lệ làng? Từ hơn 30 thí sinh trúng tuyển, đến thời điểm này, lớp đạo diễn K15 Trường CĐ Văn hóa Nghệ thuật TP.HCM hiện chỉ còn bốn sinh viên đủ điều kiện thi tốt nghiệp và năm sinh viên xin bảo lưu điểm. Điều bất thường ở đây là không ít sinh viên đã bị buộc thôi học chỉ bằng quyết định “miệng” của các giảng viên. Đáng nói hơn, việc buộc thôi học này được xem là chuyện “bình thường” ở Khoa Sân khấu suốt một thời gian dài. Luật bất thành văn, ngay từ học kỳ đầu tiên, các tân sinh viên (SV) Khoa Sân khấu đã được giảng viên và những người phụ trách khoa thông báo: “Những SV bị điểm 4 chuyên môn sẽ bị buộc thôi học”, kèm theo lời giải thích: “Không có năng khiếu mà theo nghệ thuật chỉ khiến các em tốn công, tốn tiền cha mẹ. Thà nghỉ học để lựa chọn một ngành nghề khác phù hợp hơn”. Quan điểm này đã gây bức xúc cho cả SV bị buộc thôi học lẫn SV đủ điểm vượt qua các kỳ thi. Để trở thành SV của trường, các e

Làm mới cải lương đến mức nào?

Hình ảnh
Chương trình Ngân mãi chuông vàng lần tám với vở Khi rừng mới sang thu (TG Quy Sắc, ĐD Kim Phương) lại một lần nữa báo động về cách làm mới cải lương (CL) hiện nay. Sân khấu rối như mớ bòng bong vì lạm dụng múa minh họa Đầu tư cho màn hình led với kinh phí cả trăm triệu đồng dường như đang được xem là “mốt” thời thượng, thể hiện “đẳng cấp” của các chương trình CL. Xuất hiện giữa sân khấu (SK) để đệm thêm cho phần trang trí, màn hình led dần “lấn sân”, thay thế gần như toàn bộ cảnh trí. Tiếc thay, cách “hiện đại hóa” này đã gây ảnh hưởng xấu cho cảm xúc của khán giả. Sự thay thế của màn hình led khiến SK trống trải, nghệ sĩ lọt thỏm giữa các hình ảnh động. Vì vậy, hình ảnh rừng núi, cây cối, thác ghềnh… ở các vở diễn cứ na ná nhau theo một công thức. Hễ nghe tiếng vó ngựa sẽ thấy hình ảnh thảo nguyên và những bước chân ngựa phi… Tuồng cổ, tuồng xã hội gần như chẳng mấy khác biệt về trang trí, khiến SK trở nên đơn điệu và nhàm chán. Thêm nữa, thứ ánh sáng trắng, chói

Sân khấu cải lương - Mai này còn khán giả?

Hình ảnh
Những năm gần đây, các tỉnh miền Tây (cái nôi của nghệ thuật cải lương, đờn ca tài tử) không còn nhiều khán giả trẻ “say” với loại hình nghệ thuật độc đáo này. Điều này khiến cải lương mất dần những thế hệ khán giả tiếp nối... Cảnh trong vở cải lương Tiểu anh hùng Nam quốc. Nhiều đoàn cải lương biến mất Số đông khán giả lớn tuổi từng sống với những thăng trầm của loại hình nghệ thuật cải lương luôn cảm thấy trăn trở và quay quắt lòng vì sự mất dần những đoàn cải lương chuyên nghiệp vang bóng một thời. Nhất là TPHCM từng được xem như “đất lành” của cải lương với nhiều đoàn hát phục vụ công chúng cả ngày lẫn đêm thì nay, các sàn diễn cải lương lại đìu hiu, buồn tẻ. Những cái tên quen thuộc với dân mộ điệu cải lương trong những thập kỷ trước như đoàn Huỳnh Long, Minh Tơ, Dạ Lý Hương, Kim Chung, Sài Gòn 3... gắn liền với những tên tuổi nghệ sĩ tài danh làm nức lòng khán giả mỗi khi sân khấu mở màn thật sự đã lùi vào dĩ vãng. Ngay cả với nhóm Đồng Ấu Bạch Long, nơi đào

Cải lương có bị cải lùi?

Hình ảnh
Mức lương bèo bọt, sân khấu ảm đạm, để mưu sinh và giữ lửa nghề, các nghệ sĩ cải lương vùng sông nước Cửu Long hiện nay phải hoạt động bằng hình thức đờn ca tài tử. Việc đờn ca tài tử hóa cải lương cho thấy cải lương đang đi những bước thụt lùi trong cơn khủng hoảng. Theo các tài liệu khảo cứu, đờn ca tài tử là hình thức sơ khai của cải lương, xuất hiện khoảng cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỉ XX ở Nam bộ. Khi mùa gặt ngơi tay, những người nông dân lại quây quần bên nhau ngẫu hứng ca hát. Các nhóm đờn ca tài tử thành lập, nhưng chỉ để sinh hoạt văn nghệ, phục vụ các đám tiệc, tang tế, lễ Tết… với quy mô gia đình, làng xã chứ không biểu diễn trên sân khấu. Về sau, đờn ca tài tử phát triển lên hình thức Ca ra bộ. Năm 1920, cải lương ra đời như sự tiếp biến tất yếu của Ca ra bộ. Theo Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Khê, cải lương có nghĩa là "sửa đổi để trở nên tốt hơn". Cải lương có sân khấu, có vở, tuồng tích, nhân vật, dàn nhạc… hẳn hoi. Thập niên 60 của thế kỉ XX, cải lươ

Vì sao teen quay lưng với cải lương?

Hình ảnh
Còn nhớ cách đây vài năm, trong các chương trình gameshow thi thoảng lại thấy một câu hỏi kiểu “Đâu là tên một loại hình nghệ thuật dân gian mà người dân Nam Bộ rất ưa thích?”... ...và khỏi phải nói ai cũng biết đáp án chính là cải lương. Vậy thì do đâu những “Người dân Nam Bộ” thế hệ mới lại dần xa lánh nó? Vài năm trở lại đây, sân khấu cải lương đang ngày càng thưa thớt khán giả, và các show biểu diễn cải lương trọn tuồng cũng ít dần đi, thay vào đó là các chương trình ca nhạc, thời trang và đủ các thứ khác. Đó phải chăng là cải lương đã không còn phù hợp với thời đại? Do các nghệ sĩ thời nay không còn chất lượng như xưa? Hay là do bản thân các bạn cố tình không chịu tiếp nhận chúng? Người ta thường cho rằng lý do không thích bộ môn này là vì xem nó cảm thấy chán, buồn ngủ, nói như thế không phải là không có căn cứ, vì cải lương chủ yếu khai thác vào những tình huống éo le, bi đát, không phải ai cũng dễ dàng nghe và cảm nhận. Nhưng theo mình, thực chất đó chỉ là

Đâu lời giải cho một "bài toán" khó?

Hình ảnh
Từ khâu đào tạo, xếp bảng lương đến chế độ nghỉ hưu sớm... của giới văn nghệ sĩ hiện nay đang tồn tại nhiều bất cập, vướng mắc. Thế nhưng, gỡ rối, đổi mới chính sách đối với văn nghệ sĩ như thế nào và bắt đầu từ đâu thực sự là một bài toán khó với nhà quản lý văn hóa. "Rối" từ đầu vào Nói cho cùng, muốn phát triển bất cứ lĩnh vực nào cũng phải xuất phát từ nền tảng đào tạo nhân lực và những chính sách đi kèm. Những năm qua, lĩnh vực đào tạo nhân lực văn hóa nghệ thuật đã được quan tâm, đầu tư tốt hơn. Nhiều cơ sở đào tạo đã được nâng cấp, xây mới cùng với trang thiết bị phục vụ đào tạo, thực hành, biểu diễn ngày càng hiện đại. Cơ chế xã hội hóa dần phát huy vai trò, tạo điều kiện cho nhiều chuyên gia, giảng viên nước ngoài vào Việt Nam giảng dạy, huấn luyện. Ở chiều ngược lại, các học viên, giảng viên lĩnh vực văn hóa nghệ thuật của chúng ta cũng rộng cửa xuất ngoại để học tập, nghiên cứu, giảng dạy… Dù vậy, cơ chế đào tạo nhân lực ngành Văn hóa nghệ thuật vẫn c