Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 3 30, 2017

So sánh tên bài bản ca Huế và ca nhạc tài tử

So sánh tên bài bản ca Huế và ca nhạc tài tử  Ca Hu ế Ca nh ạ c tài t ử Nam B ộ Lưu thủy Kim tiền Xuân phong Long hổ Hành vân Phú lục Bình bán Cổ bản Nam xuân Nam ai Tứ đại cảnh Ngũ đối thượng Ngũ đối hạ Long ngâm Mười bài ngự Lưu thủy trường, Lưu thủy đoản Kim tiền Xuân phong Long hổ hội Hành vân Phú lục chấn Bình bán chấn, Bình bán vắn Cổ bản Nam xuân Nam ai, Nam đảo Tứ đại oán Ngũ đối thượng, Ngũ đối hạ Long ngâm Thập thủ liên hoàn  Ca Hu ế Ca nh ạ c tài t ử Nam B ộ Lưu thủy Kim tiền Xuân phong Long hổ Hành vân Phú lục Bình bán Cổ bản Nam xuân Nam ai Tứ đại cảnh Ngũ đối thượng, Ngũ đối hạ Long ngâm Mười bài ngự Lưu thủy trường, Lưu thủy đoản K

MỘT VÀI NHẬN XÉT VỀ BẢN THẢO GÓP PHẦN NGHIÊN CỨU ĐỜN CA TÀI TỬ NAM BỘ CỦA TS NGUYỄN THỊ MỸ LIÊM

Hình ảnh
MỘT VÀI NHẬN XÉT VỀ BẢN THẢO GÓP PHẦN NGHIÊN CỨU ĐỜN CA TÀI TỬ NAM BỘ CỦA TS NGUYỄN THỊ MỸ LIÊM Thứ ba, 26/07/2011 GSTS Trần Văn Khê Tôi đã đọc suốt bản thảo của quyển “Góp phần nghiên cứu Đờn ca Tài tử ” do TS Nguyễn Thị Mỹ Liêm thực hiện và phải nhìn nhận rằng tác giả đã biết rõ truyền thống trong Đờn ca Tài tử , lại am hiểu cách chơi và đã làm sáng tỏ những nét đặc thù của bộ môn này trong tác phẩm của mình. Tác giả đã được tiếp cận với Đờn ca Tài tử  từ lúc 8 tuổi, được thầy dạy đờn có bài bản, lại có dịp tham gia chơi đờn tài tử trước khi học Lý luận âm nhạc và những phương pháp nghiên cứu để trở thành một nhà Dân tộc nhạc học. Nhờ vậy mà tác giả có đủ điều kiện và kiến thức để nhìn Đờn ca Tài tử  từ bên ngoài một cách khách quan, ứng dụng trong việc phân tích và đúc kết những điều mình nhận xét, lại có đủ kinh nghiệm của một người nhạc công đờn Tài tử để kiểm tra từ phía trong, xem kết quả của nhà nghiên cứu có đúng với thực chất của nghệ thuật đờn Tài tử hay

Thử “giải mã” Đờn ca tài tử

Hình ảnh
Thử “giải mã” Đờn ca tài tử (24/06/2011) VH- Nhà xuất bản Âm nhạc vừa phát hành cuốn sách Góp phần nghiên cứu Đờn ca tài tử Nam Bộ của nhà nghiên cứu âm nhạc, tiến sĩ Nguyễn Thị Mỹ Liêm. Thật không quá khi GS Trần Văn Khê nhận định: “Đây là một công trình nghiên cứu khá đầy đủ về Đờn ca tài tử...”. Khá dày dặn với số lượng lên tới hơn 300 trang chia thành 3 chương, mỗi chương của cuốn sách đưa người đọc tiếp cận một góc độ của loại hình nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ. “Giải mã” từng góc độ theo góc nhìn của tác giả, tổng hòa cuốn sách giúp người đọc hiểu rõ hơn về bức tranh nghệ thuật đặc sắc của phương Nam này ở cả góc độ đời sống sinh hoạt lẫn chuyên môn. Chương một mang tên Đờn ca tài tử Nam Bộ - Con đường xây dựng và phát triển. Hàng loạt câu hỏi, những thắc mắc được tác giả đặt ra như: Đờn ca tài tử là gì? Một trò chơi hay một nghệ thuật? Một sinh hoạt bình thường hay một bộ môn âm nhạc thính phòng thuộc loại bác học? Tại sao bộ môn