Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 5, 2018

"Kép độc" Hùng Minh: Sao tôi làm "chuyện ác" vẫn được thương?!

Hình ảnh
(NLĐO) - Trong hai đêm 27 và 28-5, dù trời mưa to, khán giả thủ đô vẫn đội mưa đến xem vở cải lương "Thầy Ba Đợi" tại Nhà hát lớn Hà Nội. NSƯT Hùng Minh đã có nhiều tâm sự sau 2 suất diễn mà ông đóng vai ác Phó chủ tịch Quốc Hội  Tòng Thị Phóng chúc mừng NSƯT Hùng Minh sau khi xem vở diễn "Thầy Ba Đợi" Dáng đi nghênh ngang, cặp mày chau lại, cây gậy lúc lắc theo từng bước đi nhẹ tênh. Ông tổng đốc Đại Phong nạt lớn khi hướng mắt về phía thầy Ba Đợi (NS Quang Khải) với lời đanh thép sẽ tống khứ kẻ dám mạo danh con quan dạy nhạc cho trẻ em ngay tại phủ tổng đốc, dù con gái ông (NSƯT Quế Trân) một mực van nài. Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân chúc mừng NSƯT Hùng Minh sau suất diễn vở "Thầy Ba Đợi" tại  Nhà hát lớn Hà Nội Bấy nhiêu đó thôi cũng đủ làm cho không khi vở diễn "Thầy Ba Đợi" hấp dẫn, mà nhân vật khiến  khán giả Hà Nội  say mê đó là một kép độc đã bước vào tuổi 79. Diễn vai ác khiến khán giả nổi gai óc là

Nhạc sư Vĩnh Bảo về Đồng Tháp sinh sống

Hình ảnh
TTO - Ngày 28-5, nhạc sư Vĩnh Bảo (101 tuổi) đã về Đồng Tháp sinh sống trong ngôi nhà do chính quyền tỉnh Đồng Tháp vận động một số doanh nghiệp và gia đình cùng nhau đóng góp. Trở về quê cha đất tổ sinh sống là mong muốn của nhạc sư  Vĩnh Bảo  - Ảnh: NGỌC TÀI Ngôi nhà nằm trên đường Đinh Bộ Lĩnh, phường 4, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, rộng hơn 200m2, nằm bên một con kênh nhỏ, khá mát mẻ và yên tĩnh. Cao Lãnh cũng là quê hương nơi nhạc sư lớn lên. Nhạc sư  Vĩnh Bảo  rất vui khi được trở về sống tại quê xưa. Chiều cùng ngày, nhiều học trò của nhạc sư cũng tìm đến nhà mừng thầy được toại ý nguyện. Nhạc sư và học trò say sưa  đờn ca tài tử  trong gian nhà mới - Ảnh: NGỌC TÀI Bí thư tỉnh Đồng Tháp Lê Minh Hoan cũng đến dự và chia vui cùng nhạc sư. Ông Hoan cho biết, việc tạo điều kiện để nhạc sư trở về quê cha đất tổ vừa là sự trân trọng tài năng, tôn vinh nhân vật đã dành cả cuộc đời cống hiến cho âm nhạc dân tộc, mong muốn nơi đây sẽ tiếp tục lưu giữ những

Quang Khải: Chàng trai xứ Nghệ mê cải lương

Hình ảnh
TTO - Trong vở cải lương Thầy Ba Đợi - công trình kỷ niệm 100 năm sân khấu cải lương - do Nhà hát Cải lương VN phối hợp với Nhà hát Trần Hữu Trang thực hiện, có một giọng cải lương xứ Nghệ... tạo nét thú vị cho vở diễn Quang Khải trong vở Mai Hắc Đế - Ảnh: L.ĐOAN Bốn nghệ sĩ cùng đảm nhiệm vai nhạc sư Nguyễn Quang Đại trong vở diễn là NSƯT Thanh Tuấn, NSƯT Xuân Vinh, NSƯT Lê Tứ và  Quang Khải . Quang Khải vào vai nhạc sư ở giai đoạn đầu, khi ông từ Phú Xuân bôn ba vào Nam gặp nhân vật Ái Hoa và có một mối tình đặc biệt. Khi đó nhân vật thoại và hát cải lương bằng chất giọng xứ Nghệ đặc sệt. Kép chánh sáng giá Quang Khải không quá xa lạ với khán giả phía Nam và người trong giới biết đến anh khá nhiều. Từ Hội diễn cải lương chuyên nghiệp toàn quốc 2012 tại Đồng Nai, Khải đã gây được chú ý với vai Thành trong vở  Mê cung , vở đoạt huy chương vàng và Khải cũng đoạt luôn huy  chương vàng cá nhân. Quang Khải trong vở Mê cung - Ảnh: LINH ĐOAN Ít ai biết sau mười mấy

Danh ca Minh Cảnh: "Không niềm vui nào bằng về lại quê hương"

Hình ảnh
(NLĐO) - 5 giờ 30 phút ngày 30-5, danh ca Minh Cảnh đã đặt chân xuống sân bay Tân Sơn Nhất sau 13 năm xa xứ. Ông xúc động khi thấy đông khán giả và nghệ sĩ chào đón mình. "Tôi thật sự hạnh phúc vì là người nghệ sĩ ở tuổi 81 mà vẫn còn được công chúng nhớ đến, dành cho nhiều tình cảm và có anh em nghệ sĩ gọi bằng "Anh Hai" – NS Minh Cảnh xúc động. Đối với ông, không niềm vui nào bằng được về với quê hương, sống trong vòng tay yêu thương của số đông khán giả mộ điệu cải lương và bài vọng cổ. Nghệ sĩ ưu tú Minh Minh Tâm và dang ca Minh Cảnh "Tôi về nước đúng sự kiện 100 năm  sân khấu cải lương , đời người có mấy ai được diễm phúc này, nhất là người nghệ sĩ được đứng trong thời khắc của không gian tròn một thế kỷ ngành nghệ thuật mà mình tôn kính. Tôi mong sớm được gặp lại bạn bè đồng nghiệp, khán thính giả thân thương, để dốc hết sức khỏe còn lại ca thật nhiều bài vọng cổ tặng những khán giả tri âm. Con chim xa xứ như tôi thèm được bay về tổ ấm"

Triển lãm ảnh khỏa thân đầu tiên sắp mở cửa ở Hà Nội

Hình ảnh
Triển lãm ảnh khỏa thân đầu tiên sắp mở cửa ở Hà Nội, cấm người xem dưới 18 tuổi Lần đầu tiên, triển lãm ảnh khoả thân của nhiều nhiếp ảnh gia chuyên ảnh nude nổi tiếng như Lê Quang Châu, Thái Phiên,..sẽ mở ở Hà Nội và gắn mác 18+. Cục Mỹ thuật Nhiếp ảnh và Triển lãm cho hay đầu tháng 7 tới đây, triển lãm ảnh khoả thân đầu tiên dự kiến của 10 tác giả: Thái Phiên, Dương Quốc Định, Nguyễn Dzũng Art, Đào Đức Hiếu, Phó Bá Cường, Nguyễn Á, Ngô Văn Phú, Đỗ Thị Mai, Lê Quang Châu, Trần Nhân Quyền sẽ được khai mạc tại 29 Hàng Bài, Hà Nội. Theo ông Vi Kiến Thành, Cục trưởng Cục Mỹ thuật Nhiếp ảnh và Triển lãm, mỗi tác giả sẽ được Hội đồng giám tuyển chọn từ 5-7 tác phẩm để trưng bày. Tác phẩm đã được trưng bày của nhiếp ảnh gia Hạo Nhiên Cục Mỹ thuật Nhiếp ảnh và Triển lãm sẽ cắt cử cán bộ của mình ở ngoài cửa triển lãm để giám sát việc có đúng hay không người xem tranh đủ 18 tuổi trở lên. Cục cũng sẽ làm chặt chẽ khâu cam kết giữa người mẫu và tác giả, nếu bức ảnh nào

Một thế kỷ sân khấu cải lương : Đỉnh cao của nghệ thuật đờn ca tài tử

Hình ảnh
Một thế kỷ sân khấu cải lương : Đỉnh cao của nghệ thuật đờn ca tài tử  08:21 10/04/2018   Tác giả:  Lê Ái Siêm Người ta có thể dễ dàng nhất trí rằng ngày ra đời sân khấu cải lương Việt Nam là 15/3/1918. Như thế, đến ngày 15/3/2018 là vừa tròn 100 năm. Về địa điểm ra đời của sân khấu cải lương cũng không ai dám bắt bẻ là tại rạp Thầy Năm Tú gần chợ Mỹ Tho, sau đổi thành rạp Vĩnh Lợi, rồi rạp Tiền Giang, nay gọi lại tên cũ là “Rạp Thầy Năm Tú”. Thế là quá rõ rồi. Tiền Giang có thể tự hào là cái nôi của nghệ thuật sân khấu cải lương Việt Nam, đã có tuổi đời của loại hình nghệ thuật sân khấu mới mẻ cho cho Nam bộ và Việt Nam vừa tròn một thế kỷ. Đã có nhiều bài viết của nhiều tác giả, nhiều sách của nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến hiện tượng đờn ca tài tử và cải lương ở Nam bộ - món ăn tinh thần đặc biệt và đặc sắc của cư dân vùng đất mới (Nam bộ) trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt: Đất nước đã bị ngoại xâm, triều đình Huế đã tỏ ra bất lực trước sức mạnh súng đạn của nướ

Thầy Ba Đợi: tưởng nhớ một bậc tiền nhân!

Hình ảnh
Thầy Ba Đợi: tưởng nhớ một bậc tiền nhân! Cập nhật lúc 08:46, Thứ Bảy, 05/05/2018 (GMT+7) Vở cải lương  Thầy Ba Đợi  do Nhà hát cải lương Việt Nam phối hợp cùng Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang thực hiện nhân kỷ niệm 100 năm sân khấu cải lương vừa công diễn tối 28-4 và 1-5 tại Nhà hát Bến Thành (TP.Hồ Chí Minh) và đêm 29-4 tại Long An. Cảnh trong vở Thầy Ba Đợi. Ảnh: Quang Định Thầy Ba Đợi  được soạn giả Hoàng Song Việt và Phạm Văn Đằng chuyển thể cải lương từ kịch bản văn học của PGS-TS.Nguyễn Thế Kỷ. Đạo diễn NSƯT Triệu Trung Kiên - Lê Trung Thảo (chỉ đạo nghệ thuật NSND Trần Ngọc Giàu). * Tôn vinh công trạng của nhạc sư Nguyễn Quang Đại Đây là vở cải lương đầu tiên tập trung khoảng 60 nghệ sĩ của 2 miền Nam - Bắc. Đạo diễn  NSƯT Triệu Trung Kiên, Phó giám đốc Nhà hát cải lương Việt Nam, người khởi xướng thực hiện vở diễn mong muốn  Thầy Ba Đợi  không chỉ ôn lại quá trình hình thành của sân khấu cải lương mà còn góp phần khẳng định công trạng của nhạc sư Nguyễn Quang Đại.