Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 8 29, 2018

Liên hoan Cải lương toàn quốc 2018 – “Danh tài hội tụ”

Hình ảnh
Liên hoan Cải lương toàn quốc 2018 – “Danh tài hội tụ” Hữu Quang  Thứ Tư, ngày 29/08/2018 12:50 PM (GMT+7) (Dân Việt)  Điểm mới của Liên hoan Cải lương toàn quốc năm nay là Ban Tổ chức xây dựng một chương trình nghệ thuật có chủ đề “Danh tài hội tụ” với sự tham gia biểu diễn của các thế hệ nghệ sỹ cải lương được khán giả yêu mến vào đêm bế mạc trao giải. Chương trình do NSUT Đỗ Kỹ, NSND Trần Ngọc Giàu, NSND Thanh Vân, nghệ sỹ Tuyết Minh...đạo diễn.   Quang cảnh buổi họp báo. Ảnh: Hữu Quang. Sáng 29.8.2018 tại TP.HCM, Ban Tổ chức họp báo công bố Liên hoan Cải lương toàn quốc  2018 tổ chức tại Thành phố Tân An, tỉnh Long An từ ngày 5 đến 19.9.2018. Liên hoan do Cục Nghệ thuật biểu diễn phối hợp với Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh tổ chức. Liên hoan có sự tham gia của 25 đoàn, nhà hát với 32 vở diễn (8 vở của các đơn vị ngoài công lập). Khác với những lần trước, Liên hoan lần này mở rộng phạm vi đối tượng để tạo điều ki

25 đơn vị sẽ tham gia Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2018

Hình ảnh
25 đơn vị sẽ tham gia Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2018 QĐND Online – Ngày 29-8, tại TP Hồ Chí Minh, Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp UBND tỉnh Long An tổ chức họp báo giới thiệu Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2018. Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2018 sẽ diễn ra từ ngày 5 đến ngày 19-9 tại TP Tân An, Long An. Liên hoan có sự tham gia của 25 đoàn, nhà hát với 32 vở diễn, trong đó, có 8 vở diễn của các đơn vị ngoài công lập. Một số đoàn sẽ biểu diễn tại các nhà hát, rạp hát tại TP Hồ Chí Minh. Theo Ban tổ chức, liên hoan lần này mở rộng phạm vi đối tượng để tạo điều kiện cho các đơn vị tham gia đông đảo hơn. Mỗi đơn vị được tham gia 1 vở diễn. Với đơn vị có nhiều đoàn tham gia thì số lượng vở diễn tương ứng với số lượng đoàn. Những vở diễn tham gia liên hoan phải được dàn dựng từ năm 2014 đến nay và những vở được phục dựng với ê kíp sáng tạo mới nhưng chưa tham gia các cuộc thi, liên hoan nghệ thuật chuyên nghiệp, không sử dụng kịc

Tự học ghita cổ | Sương chiều Tú anh dây đào | Tấn Thành Bàu Năng

Hình ảnh

Tự học ghita cổ | Câu 2 vọng cổ dây kép | Tấn Thành Bàu Năng

Hình ảnh

Tự học ghita cổ | Phi vân điệp khúc dây kép | Tấn Thành Bàu Năng

Hình ảnh

Hot girl có giọng ca "siêu ngọt" trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội

Hình ảnh
TGT - Sở hữu gương mặt xinh đẹp và nụ cười tỏa nắng, nữ sinh Trường Đại học Văn hoá - Nghệ thuật Quân đội Nguyễn Thị Phương Thảo luôn thu hút sự mến mộ của mọi người bằng sự đa tài của mình. Nguyễn Thị Phương Thảo sinh năm 1994 ở Hà Nội. Với ngoại hình ưa nhìn, giọng hát ấm áp, ngọt ngào Phương Thảo được rất nhiều các bạn trẻ yêu mến. Năm 2014, Phương Thảo tốt nghiệp biểu diễn Nhạc cụ Truyền thống chuyên ngành đàn Tam thập lục và đàn Bầu khoa Nghệ thuật Dân tộc & miền núi. Năm 2018, cô bạn tốt nghiệp văn bằng 2, chuyên ngành Thanh nhạc.  Thảo yêu thích nghệ thuật từ khi còn bé, mặc dù trong gia đình không có ai theo nghành nghệ thuật, nhưng bằng tài năng và nỗ lực Thảo luôn cố gắng để chinh phục ước mơ đó.  Bằng chứng là, từ khi còn nhỏ Phương Thảo đã tham gia rất nhiều các chương trình nghệ thuật như: Liên hoan thiếu nhi đàn và hát dân ca do sở Văn hóa Thể thao & Du lịch Thành phố Hà Nội tổ chức năm 2009, 2011 & 2014. Cô bạn dành được rất

Đờn ca tài tử Nam Bộ - Bảo tồn và phát triển

Hình ảnh
(Cinet)- Đó là chủ đề của Festival Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ III sẽ diễn ra vào tháng 4/2020 tại Cần Thơ. Festival Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ II đã diễn ra tại Bình Dương năm 2017. Nguồn: binhduong.gov.vn Theo đó, Festival có sự tham gia của 21 tỉnh, thành Nam Bộ. Từ nay cho đến khi diễn ra Festival, Cần Thơ sẽ tổ chức nhiều hoạt động liên quan như: Cuộc thi sáng tác lời mới cho 20 bài bản tổ nhạc Tài tử Nam Bộ, Cuộc thi sáng tác bài ca vọng cổ và chập cải lương, Chương trình khai mạc với chủ đề “Tinh hoa nghệ thuật dân tộc Việt”, Hội thi nghệ thuật Đờn ca tài tử, Lễ hội chợ nổi “Sông nước Cửu Long”… Việc tổ chức Festival nhằm bảo tồn, phát huy giá trị nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ, đồng thời tôn vinh những đóng góp của các soạn giả, nghệ nhân, nghệ sĩ đối với việc bảo tồn, phát triển và truyền bá nghệ thuật này. Từ đó từng bước đưa Festival Đờn ca tài tử Nam Bộ trở thành sự kiện văn hoá được tổ chức theo định kỳ, mang đậm bản sắc văn hoá của vùng đất Nam Bộ. Đồng th

Lớp dạy đờn ca tài tử của nghệ nhân đặc biệt

Hình ảnh
VOV.VN - Dù đôi mắt không lành lặn, nhưng với tài năng và sự khổ luyện, nghệ nhân khiếm thị Trần Ngọc Nương vẫn mang tiếng đàn vươn xa. Sinh ra và lớn lên ở huyện Cần Đước, tỉnh Long An - cái nôi của đờn ca tài tử Nam bộ nên tình yêu dành cho lời ca, tiếng đàn đã thấm sâu vào máu của nghệ nhân khiếm thị Trần Ngọc Nương. Dù đôi mắt không lành lặn, nhưng với tài năng và sự khổ luyện, ông đã mang tiếng đàn vươn xa, truyền dạy nghề cho nhiều nghệ sĩ trẻ với tất cả sự tận tâm. Nghệ nhân Trần Ngọc Nương dạy ca cho các học trò trong ngôi nhà nhỏ của mình. (Báo Long An) Căn nhà nhỏ của nghệ nhân khiếm thị Trần Ngọc Nương ở khu phố 6, thị trấn Cần Đước, Long An luôn rộn ràng tiếng đàn, tiếng hát của học viên chăm chỉ luyện tập theo lời chỉ dạy của thầy. Những âm điệu ngân nga của bài Bắc, bài Oán vang lên hòa cùng tiếng đàn da diết, mang đến cảm giác dễ chịu và bình yên ở làng quê miền Tây Nam bộ. Thỉnh thoảng trong lớp rộ lên tiếng cười của thầy và trò khi có ai đó hát sai lời hay

Cần Thơ sẽ tổ chức Festival Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ 3

Hình ảnh
Cần Thơ sẽ tổ chức Festival Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ 3 Thứ 3, 19:17, 28/08/2018 VOV.VN - Cần Thơ sẽ xây dựng Dự án “Festival Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ III - Cần Thơ năm 2020” với chủ đề “Đờn ca tài tử Nam bộ - Bảo tồn và phát triển”. Theo Sở Văn hoá-Thể thao và Du lịch thành phố Cần Thơ, việc tổ chức Festival nhằm bảo tồn, phát huy giá trị nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ, đồng thời tôn vinh những đóng góp của các soạn giả, nghệ nhân, nghệ sĩ đối với việc bảo tồn, phát triển và truyền bá nghệ thuật này. Festival sẽ đáp ứng nhu cầu sáng tạo nghệ thuật, thưởng thức văn hoá tinh thần của các tầng lớp nhân dân, từng bước đưa Festival trở thành sự kiện văn hoá được tổ chức theo định kỳ, mang đậm bản sắc văn hoá của vùng đất Nam bộ. Qua đây tạo sự kết nối với các di sản thiên nhiên và di sản văn hoá phi vật thể đại diện nhân loại tại Việt Nam. Cần Thơ sẽ tổ chức Festival Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ 3. (Ảnh: Báo Bình Dương) Dự kiến, từ đây đến khi diễn ra F

Độc đáo học hát xẩm… online

Hình ảnh
Độc đáo học hát xẩm… online 07:00 | 29/08/2018 | Những tưởng nghệ thuật hát xẩm sẽ lụi tàn khi nghệ nhân hát xẩm Hà Thị Cầu qua đời. Thế nhưng, đang có một nhóm nghệ sĩ nhiệt huyết có tham vọng phát triển bộ môn nghệ thuật dân gian độc đáo này. Nhắc đến nghệ thuật hát xẩm, nhiều người phải thừa nhận, mặc dù cùng có số phận hẩm hiu ít người học, ít người nghe như các bộ môn nghệ thuật dân gian truyền thống, nhưng so với ca trù, tuồng, chèo… thì hát xẩm vẫn ít khán thính giả nhất, bởi cực kén người nghe. Xuất hiện khá lâu đời, hát xẩm từng là phương tiện kiếm sống của người nghèo ở các tỉnh phía Bắc. Người hát trải chiếu xẩm quanh những khu chợ đông người qua lại, hoặc lên tàu, xe để hát kiếm tiền. Những câu hát xẩm thường do các nghệ nhân tự sáng tác hoặc theo các bài ca dao lưu truyền trong dân gian. Ca từ của xẩm thể hiện các vấn đề nóng của xã hội, của cuộc sống, thể hiện tâm tư, tình cảm của nhân dân, đả kích thói hư, tật xấu của con người. Nghệ sĩ Mai Tuyế

Hà Tĩnh: Ấn tượng Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh lần thứ IV

Hình ảnh
Hà Tĩnh: Ấn tượng Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh lần thứ IV (CLO) Tối 28/8, đêm tổng kết, bế mạc Liên hoan dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh lần thứ IV - năm 2018 đã diễn ra tại Trung tâm văn hóa điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh. Tham gia Liên hoan có 24 CLB, 72 tiết mục, 600 nghệ nhân, diễn viên, nghệ sỹ trên địa bàn Hà Tĩnh và Nghệ An. Ảnh: Báo Hà Tĩnh   Liên hoan dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh lần thứ IV có 24 câu lạc bộ (CLB), trong đó Hà Tĩnh có 13 CLB, Nghệ An có 11 CLB. 72 tiết mục, được hơn 600 nghệ nhân, diễn viên, nghệ sỹ thể hiện dưới nhiều hình thức diễn xướng, tái hiện lại các không gian làng quê, các tập quán sinh hoạt, ngành nghề ở các địa phương, vùng miền. Tham gia liên hoan lần này, các CLB đã bám sát quy chế và thể lệ để xây dựng chương trình hợp lý, đảm bảo về nội dung, thời lượng, thể loại và hình thức biểu đạt, nhiều tiết mục được đầu tư dàn dựng công phu, nghiêm túc, có nhiều sáng tạo. Đặc biệt, ở kỳ liên hoan này cũng xuất hiện nhiều nhân tố mới trong soạn l

Quả ngọt cho nghệ thuật tuồng

Hình ảnh
Nhà hát Tuồng Việt Nam vừa tổ chức buổi diễn báo cáo Bộ VHTTDL cho học sinh tốt nghiệp dự án liên kết đào tạo lớp trung cấp diễn viên, nhạc công tuồng K34 (2014 - 2018) của nhà hát và Trường ĐH Sân khấu điện ảnh Hà Nội Các học sinh biểu diễn vở tuồng “Nghêu, Sò, Ốc, Hến”. Ảnh: Thái Anh.  Đây là kết quả của bài thi tốt nghiệp mới được 22 diễn viên và 10 nhạc công hoàn thành xuất sắc tại lễ tốt nghiệp. Mặc giáp, đeo cờ, đi hia cao, vẽ mặt…, những học sinh này đã hóa thân thành công các vai tuồng cổ mẫu mực của hai vở tuồng cổ “Sơn hậu”, “Nữ tướng Đào Tam Xuân”, vở tuồng đồ “Nghêu - Sò - Ốc - Hến” và 2 chương trình: hoà tấu, độc tấu nhạc cụ cùng các trích đoạn tuồng mẫu mực “Châu Sáng qua song”, “Đào Tam Xuân đề cờ”, “Hồ Nguyệt Cô hóa cáo”. Hoàn thành xuất sắc vai nữ tướng Đào Tam Xuân trong vở tuồng cổ cùng tên thế nhưng Nguyễn Thị Thanh Phương (quê Bắc Ninh) vẫn tỏ ý tiếc nuối vì cách đi của mình chưa đủ sức dũng mãnh của một nữ tướng.  Gặp lại Nguyễn Đình Tiến (quê Hoài Đức,

Từ chối làm giám khảo, Minh Vương hóa thân cụ Nguyễn Sinh Sắc

Hình ảnh
(NLĐO) - Tối 28-8, tại rạp Công Nhân, vở cải lương "Tổ quốc cuối con đường" ra mắt khán giả. Đông đảo nghệ sĩ đến chúc mừng vai diễn của "Khôi Nguyên vọng cổ" Minh Vương NSƯT Minh Vương trong vai cụ Nguyễn Sinh Sắc - vở "Tổ quốc cuối con đường" * Phóng viên:   Để nhận vai diễn này,  ông đã từ chối tham gia ban giám khảo Liên hoan Sân khấu cải lương chuyên nghiệp toàn quốc 2018 do Cục Nghệ thuật Biểu diễn, Bộ Văn hóa  - Thể thao và Du lịch tổ chức từ ngày 5-9 tại Long An và TP HCM? Cảm xúc của ông khi quyết định như vậy? - NSƯT Minh Vương:  Đầu tiên là tôi vui mừng vì nhiều năm rồi mới có đạo diễn mời tham dự liên hoan sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc. Trong sự nghiệp nghệ thuật của mình, tôi có hai lần tham gia hội diễn (trước đây tên gọi của sân chơi này là Hội diễn Sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc – PV) với hai vở "Rạng ngọc Côn Sơn" và "Kẻ ngoại tình". Cả hai đều đoạt HCV.  Lần này đến với liên hoan, tôi không nhắm