Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 12 19, 2018

400 nghệ sĩ diễn tôn vinh 100 năm cải lương ở phố đi bộ Nguyễn Huệ

Hình ảnh
Nhiều đêm diễn, hoạt động triển lãm, trưng bày, phim ảnh vinh danh môn nghệ thuật cổ truyền sẽ được tổ chức ở TP HCM. Chiều 13/12, Sở Văn hóa và Thể thao TP HCM công bố các hoạt động kỷ niệm 100 năm sân khấu cải lương. Chương trình có sự góp mặt của NSƯT Thanh Thúy - phó giám đốc Sở, ông Phan Quốc Kiệt - phó giám đốc Nhà hát Trần Hữu Trang, đạo diễn - NSƯT Hoa Hạ, soạn giả Hoàng Song Việt... Phối cảnh của sân khấu ở phố đi bộ Nguyễn Huệ. Các hoạt động kỷ niệm diễn ra từ ngày 17/12/2018 đến 19/1/2019. Tâm điểm là hai đêm diễn ngày 13 và 14/1/2019 tại phố đi bộ Nguyễn Huệ. Theo đạo diễn Hoa Hạ - người dàn dựng chương trình, khoảng 400 nghệ sĩ cải lương và nhạc công sẽ biểu diễn ở sự kiện. 20 nghệ sĩ tiền bối như NSND Lệ Thủy, NSƯT Minh Vương, NSƯT Thanh Tuấn, Trường Sơn, Hồng Nga... sẽ diễn lớp đầu, giới thiệu chặng đường đầu tiên trong 100 năm phát triển cổ nhạc. 80 Nghệ sĩ Ưu tú trẻ, 100 diễn viên múa... sẽ diễn các tiết mục kế tiếp. Ca khúc chủ đề của chương trình do Đức

Trăm năm sân khấu cải lương Một thời thịnh suy

Hình ảnh
Thập niên 1960 thế kỷ trước có thể coi là thời kỳ hoàng kim của sân khấu cải lương Sài Gòn và miền Nam nói chung. Trong năm 1966, toàn miền Nam có 92 gánh cải lương lớn nhỏ, trụ ở Sài Gòn và các tỉnh. Báo Chánh Đạo số tất niên chốt hạ bằng một câu: “Đi đâu cũng gặp hát cải lương!”. Thanh Nga (giữa) và Hữu Phước trong một vở cải lương của đoàn Thanh Minh - Thanh Nga 1. Trang báo kịch trường của tờ báo này đã điểm qua 10 đại ban đáng mặt anh hào như Thanh Minh - Thanh Nga, Dạ Lý Hương, Hương Mùa Thu, Kim Chưởng, Kim Chung, Trăng Mùa Thu, Phước Chung, Thế hệ Dũng Thanh Lâm, Sao Ngàn Phương, Ánh Chiêu Dương. Chỉ trong năm 1966, các ban đã dựng 80 vở cải lương, đa số là tuồng hương xa, kiếm hiệp, chỉ có 12 vở có đề tài xã hội, như: Con cò trắng (kịch bản Thu An, đoàn Hương Mùa Thu), Nắng sớm mưa chiều (kịch bản Ngọc Linh, Cô Nguyệt phóng tác, đoàn Thanh Minh - Thanh Nga), Nước biển mưa nguồn (kịch bản Năm Châu, đoàn Ánh Chiêu Dương), Tuyệt tình ca 2 (kịch bản Hoa Phượng, đoàn

Chân dung các nghệ sĩ cải lương gạo cội qua tranh Trương Văn Ý

Hình ảnh
riển lãm tranh chân dung các nghệ sĩ sân khấu tài danh diễn ra tại Nhà hát Trần Hữu Trang (quận 1, TP HCM) từ ngày 17 đến 19/12. Thanh Nga, Thanh Sang - đệ nhất đào kép cải lương thời vàng son Bộ tranh do họa sĩ Trương Văn Ý, 83 tuổi, vẽ từ năm 2014 đến nay. Ông nguyên là Giám đốc Trường Quốc gia trang trí mỹ thuật Gia Định, tiền thân của Đại học Mỹ thuật TP HCM, với hơn 60 năm cầm cọ. Triển lãm nằm trong chuỗi sự kiện tôn vinh 100 năm sân khấu cải lương. Các nghệ sĩ trong tranh thuộc đa lĩnh vực, từ soạn giả, nhạc sĩ, đạo diễn đến nghệ sĩ cải lương, diễn viên... Trong ảnh: Cố soạn giả Cao Văn Lầu, tác giả bản " Dạ cổ hoài lang " - được cho là sáng tác vào năm 1918. Cố NSND Phùng Há, một trong những gương mặt tiêu biểu của cải lương  thời hoàng kim . Triển lãm tôn vinh nhiều tên tuổi đã đóng góp cho quá trình hình thành và phát triển của sân khấu cải lương qua các thời kỳ. Cố NSND Bảy Nam - thân mẫu của NSND Kim Cương.  Cố NSƯT Thanh Sang. Tác giả v

Chân dung các nghệ sĩ cải lương gạo cội qua tranh Trương Văn Ý

Hình ảnh
Chân dung các nghệ sĩ cải lương gạo cội qua tranh Trương Văn Ý TPO - Từ ngày 17/12 tại Nhà hát Trần Hữu Trang, Họa sỹ lão thành Trương Văn Ý đã tổ chức triển lãm 100 bức chân dung những nghệ sỹ cải lương nổi tiếng. Đây là những bức tranh được ông vẽ cách đây hơn 4 năm, theo trí nhớ và theo nhưng tấm hình ông sưu tầm. Nguyên là Giám đốc trường quốc gia Trang trí Gia Định trước 1975 năm nên các nét vẽ của họa sỹ Trương Văn Ý có nhiều nét rất đọc đáo. Nhìn lại ảnh thời trẻ của cố nghệ sĩ Thanh Nga nhân 40 năm ngày mất Lần đầu tiên, nhiều tư liệu quý về cố NSƯT Thanh Nga được công bố Nhan sắc và cuộc đời thăng trầm của tứ đại mỹ nhân Sài Gòn Những thước phim cực quý lần đầu công bố về nghệ sĩ Thanh Nga Nghệ sỹ cải lương Ngọc Huyền huỷ liveshow vì không có điểm diễn Với 100 bức chân dung, người họa sỹ đã vẽ được nét đẹp, sự thần thái của các nghệ sỹ đã toát ra trong từng vai diễn. Dù còn nhiều ý kiến về nét vẽ của người họa sỹ lão thành nhưng những cố gắng của ôn

100 năm sân khấu cải lương - tằm mãi vương tơ: Xây nền móng từ nền móng

Hình ảnh
Thực tế, vẫn còn không ít khán giả mê cải lương, mong muốn được đến rạp xem hát, ủng hộ loại hình nghệ thuật truyền thống này. Nhưng, với muôn khó khăn bủa vây người làm nghề, sàn diễn cải lương hôm nay không thể sáng đèn thường xuyên thì khó mà đòi hỏi khán giả tìm đến, gắn bó với hoạt động sân khấu. Sự đơn độc của những người làm nghề Trả lời câu hỏi do chính mình nêu ra, nhà nghiên cứu Trần Nhật Vy đúc kết: “Để sống được, nghệ thuật cải lương phải có ít nhất ba yếu tố: Đầu tiên là tuồng hay, hấp dẫn khán giả; thứ đến là đào kép hát hay, diễn giỏi; sau cùng là yếu tố khán giả. Đây là ba yếu tố sống còn, đơn giản nhưng không dễ để thực hiện”. Để cải lương sống được vốn là điều không dễ. TPHCM hiện nay có gần 30 CLB, đội nhóm tài tử - cải lương, hoạt động rôm rả ở khắp các quận huyện. Đây là nơi giao lưu, học hỏi, trao đổi kỹ năng ca diễn của rất nhiều bạn trẻ mê cải lương. Tuy nhiên, với các CLB, đội nhóm, chất lượng lẫn quy mô tổ chức biểu diễn vẫn còn mang tính chất tự phát,