Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 8 21, 2018

Cha đẻ tác phẩm "Bên dòng sông Trẹm" qua đời

Hình ảnh
(NLĐO) - Nhà văn Dương Hà - tác giả của tác phẩm "Bên dòng sông Trẹm" - đã trút hơi thở cuối cùng lúc 22 giờ 20 ngày 20-8 tại Bệnh viện 115, hưởng thọ 85 tuổi. Nhà văn Dương Hà Cách đây gần 60 năm (năm 1952), thiên tiểu thuyết "Bên dòng sông Trẹm" của nhà văn Dương Hà lần đầu tiên ra mắt độc giả miền Nam dưới hình thức đăng nhiều kỳ trên Báo Sài Gòn Mới. Ngay lập tức, câu chuyện tình của Triệu Vĩ và Mỹ Lan bên dòng sông cắt chia vùng châu thổ thành U Minh Thượng và U Minh Hạ được bạn đọc yêu thích. Sau năm 1975, "Bên dòng sông Trẹm" đã được đạo diễn Lê Dân chuyển thể thành phim với các diễn viên: Y Phụng, Lê Tuấn Anh, Hồng Đào, Thanh Vy, Lê Khanh... rồi được soạn giả Huỳnh Anh chuyển thể thành vở cải lương với sự tham gia của các nghệ sĩ: Minh Phụng, Phượng Liên, Kiều Hoa, Kiều Tiên, Bảo Quốc... Nhà văn Dương Hà tên thật là Dương Văn Chánh, sinh ngày 25-2-1933, nguyên quán Bạc Liêu. Ông học tiểu học ở quê, sau đó vào trung học tại S

Bảo vệ và phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể Nghệ thuật Bài chòi

Hình ảnh
(Cinet)- UBND tỉnh Quảng Trị đã ban hành Đề án "Bảo vệ và phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể Nghệ thuật Bài chòi Trung Bộ Việt Nam trên địa bàn tỉnh Quảng Trị" giai đoạn 2018 - 2023.  Nghệ thuật bài chòi được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể vào tháng 12/2017. Nguồn: Báo Quảng Trị Đề án nhằm tiếp tục khẳng định giá trị nghệ thuật to lớn của di sản Bài chòi. Đồng thời góp phần quảng bá, tôn vinh những giá trị đặc sắc của Nghệ thuật Bài chòi; thể hiện tinh thần, trách nhiệm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng Trị trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc và nhân loại. Một số mục tiêu cụ thể của Đề án gồm: Hoàn thành công tác sưu tầm, kiểm kê, phân loại phục vụ cho việc bảo vệ Nghệ thuật Bài chòi trên địa bàn toàn tỉnh; Xây dựng nội dung tuyên truyền bảo vệ và phát huy giá trị Nghệ thuật Bài chòi cho cán bộ văn hóa các xã, phường, thị trấn; Ban hành một số cơ chế, chính sách về bảo vệ và phát huy giá tr

Nghệ sĩ Thanh Thủy: Nhiều quán quân, á quân thất nghiệp

Hình ảnh
(NLĐO) - Trong buổi biểu diễn của các diễn viên trẻ tại Sân khấu kịch Minh Nhí tối 20-8, nghệ sĩ Thanh Thủy với vai trò tổng đạo diễn chương trình đã không cho đóng màn sân khấu khi kết thúc. Chị lý giải sâu sắc về động thái này Nghệ sĩ Thanh Thủy trong đêm báo cáo bài thi của học trò "Tôi muốn các em diễn viên trẻ là học trò của tôi và Minh Nhí hiểu được rằng công việc của các em từ hôm nay không dễ dàng thỏa mãn với những vai khởi đầu cho sự nghiệp. Màn sân khấu phải luôn mở để các em ý thức: Thánh đường sáng đẹp đã luôn trao truyền cho bản thân người nghệ sĩ thông điệp cao quý. Để đạt được thì lúc nào cũng đặt mình vào tư thế sẵn sàng. Nếu không biết gìn giữ, nâng niu thì mãi mãi hai cánh màn nhung sẽ khép lại với chúng ta" – nghệ sĩ Thanh Thủy nhắn nhủ. Các diễn viên trẻ đã xúc động òa khóc trước sự thâm tình của nữ nghệ sĩ đã có hơn 20 năm đứng trên bục giảng trao truyền nhiều kiến thức cho các diễn viên trẻ thông qua những vở mà chị đạo diễn. N

Tỏa sáng nhờ đóng vai phụ

Hình ảnh
Tỏa sáng nhờ đóng vai phụ Nghệ sĩ Phạm Huy Thục vai Lê Đa trong vở diễn Yêu là thoát tội GD&TĐ - Ngoài vai trò đạo diễn, nghệ sĩ Phạm Huy Thục - nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh TPHCM, còn là một diễn viên kỳ cựu. Hơn 40 năm gắn bó với nghệ thuật, ông đã tham gia hơn 20 vai diễn, tất cả đều là vai phụ. Tuy nhiên, những vai phụ của Phạm Huy Thục không mờ nhạt, mà ngược lại còn làm cho nhân vật của mình tỏa sáng, ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng khán giả. 40 năm đóng vai phụ Vai diễn gần đây của nghệ sĩ Phạm Huy Thục là vai Lê Đa trong vở kịch   Yêu là thoát tội   (đạo diễn Xuân Hồng, Nhà hát Thế giới Trẻ). Dẫu chỉ là một nhân vật phụ, nhưng nghệ sĩ Huy Thục đã gây ấn tượng mạnh cho khán giả. Qua tài năng diễn xuất của ông, Lê Đa hiện lên như là một kẻ đầy mưu mô, xảo quyệt, luôn vơ vét và sẵn sàng luồn cúi để đạt được mục đích cá nhân. Ban đầu, nhân vật Lê Đa trong kịch bản chỉ đơn thuần là một hoạn quan nhưng sau đó, nghệ sĩ Phạm Huy Thục đã

Anh Điệp "Chí Tâm" hiến kế bảo tồn nghệ thuật cải lương

Hình ảnh
(NLĐO) - Từ Mỹ về TP HCM để tham dự các hoạt động vinh danh nghệ thuật cải lương nhân kỷ niệm 100 năm hình thành và phát triển. NS Chí Tâm đã có những trao đổi về việc chấn hưng sàn diễn cải lương mà theo ông là cấp bách. NS Chí Tâm trong chương trình giao lưu đờn ca tài tử ở trường học Điều trước tiên người nghệ sĩ có vai diễn nổi tiếng trong tác phẩm "Lan và Điệp" của soạn giả Loan Thảo đề cập là "nhất thiết phải đưa âm nhạc đờn ca tài tử Nam Bộ và sân khấu cải lương vào học đường".  "Tôi đi dự nhiều buổi giao lưu mang tính tự phát của công việc này do các đồng nghiệp đứng ra tổ chức. Tôi cảm nhận mỗi nhóm làm một kiểu, không đúng chuẩn mực. Đây là mấu chốt khiến chiếc thuyền cải lương vốn đẹp nhưng bị sóng dồn dập khiến nó không nguyên vẹn khi đến bờ. Mục đích của các hoạt động này là giúp các em hiểu hơn về cái đẹp của bộ môn cải lương mà nếu lệch hướng thì sẽ không đạt hiệu quả" - nghệ sĩ Chí Tâm nhận định. NS Chí Tâm giao lưu tạ