Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 3 6, 2020

"Tứ đại mỹ nam" trong mắt NSND Ngọc Giàu

Hình ảnh
(NLĐO) – Sáng 5-3, trong chương trình giao lưu với khán giả trẻ do HTV tổ chức, NSND Ngọc Giàu đã nhận định về nguồn nhân lực của sàn diễn cải lương, mà theo bà có "tứ đại mỹ nam" rất nam tính trong ca diễn, tạo sự chuẩn mực cần thiết cho sàn diễn cải lương hôm nay NSƯT Trọng Phúc, Vũ Luân, Hoàng Nhất và Kim Tiểu Long "Đó là NSƯT Trọng Phúc, Vũ Luân, Kim Tiểu Long và Hoàng Nhất. Bốn nghệ danh ghép lại thành cụm bốn từ "Phúc Luân Long Nhất" thì nghĩa nôm na là "cái phước đức chuyển động theo hình dáng một con Rồng". Cả bốn đều đoạt HCV triển vọng giải Trần Hữu Trang, trong đó có Vũ Luân và Hoàng Nhất đoạt HCV xuất sắc. Năm nay, TP HCM khôi phục lại giải thưởng này, được chọn là một trong 13 lễ hội văn hóa mang nét đặc trưng của TP HCM. Vậy "tứ đại mỹ nam" này có điều gì hấp dẫn sàn diễn? NSƯT Trọng Phúc Theo bà, cả bốn còn trẻ tuổi đời, tuổi nghề và đang góp phần vào việc tạo cho sàn diễn cải lương sáng đèn. NSƯ

Những tượng đài của đờn ca tài tử Nam Bộ: “Ngôi sao Bắc Đẩu” đàn tranh Bảy Bá

Hình ảnh
Vinh danh những công lao đóng góp to lớn cho nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ, Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng ba cho NSND Bảy Bá (soạn giả Viễn Châu), cố nghệ nhân dân gian Bạch Huệ, cố NSƯT Vũy Chỗ và Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen cho giáo sư - nhạc sĩ Nguyễn Vĩnh Bảo. “Ngôi sao Bắc Đẩu” đàn tranh Bảy Bá NSND Bảy Bá được giới nghệ nhân đờn ca tài tử xem là ngôi sao Bắc Đẩu bởi những cống hiến to lớn của ông cho đờn ca tài tử Nam Bộ từ ngón đàn tranh điêu luyện của mình Công lao của soạn giả Viễn Châu (NSND Bảy Bá) đối với sân khấu cải lương đã rõ. Nhắc đến ông, giới mộ điệu cải lương và người trong giới không thể không nhớ đến biệt danh “Vua vọng cổ” với gần 2.000 bài vọng cổ, hơn 70 kịch bản cải lương lừng danh do ông sáng tác nhưng nói về những đóng góp của ông cho nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ (ĐCTTNB), hiếm ai biết rõ. Đó là những đóng góp thầm lặng của ông trong việc nghiên cứu cách chơi đàn tranh, đàn guitar phím lõm và sáng tác bài bản

"Ngày hội thầy đờn": Giữ hồn cốt cải lương, ĐCTT

Hình ảnh
"Ngày hội thầy đờn" là cuộc phô diễn của đội ngũ cầm đờn và các nhà chuyên môn với nỗ lực tìm giải pháp bảo tồn, phát triển cải lương và đờn ca tài tử Nam Bộ Trước yêu cầu cấp bách giải quyết những khó khăn của hoạt động đàn ca tài tử (ĐCTT) và cải lương, "Ngày hội thầy đờn" được kích hoạt. Bắt đầu từ chủ nhật 8-3, HTV sẽ phối hợp với Nhà Văn hóa Thanh Niên tổ chức tọa đàm "Ngày hội thầy đờn", sau đó vào mỗi chiều chủ nhật sẽ có các buổi thảo luận chuyên đề, với sự tham gia của khán giả và các thầy đờn. Ba đợt gala "Ngày hội thầy đờn" sẽ được tổ chức chào mừng các ngày lễ lớn: 30-4, 1-5 và ngày truyền thống sân khấu Việt Nam (12-8 âm lịch). Điều cốt lõi mà "Ngày hội thầy đờn" hướng tới là nhìn thẳng vào thực trạng đời sống của ĐCTT Nam Bộ. Không ít CLB loại hình này hoạt động cầm chừng do thiếu kinh phí, phương tiện và cả nghệ nhân lành nghề. Những thành viên nòng cốt phong trào ngày càng cao tuổi, sức khỏe giả