Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 7 20, 2018

Nên có một bảo tàng mang tên GS Trần Văn Khê

Hình ảnh
PGS Đặng Hoành Loan: Nên có một bảo tàng mang tên GS Trần Văn Khê Dân trí   Theo Phó Giáo sư, nhạc sỹ Đặng Hoành Loan, với những cống hiến và đóng góp của GS Trần Văn Khê chúng ta nên có một bảo tàng, giới thiệu trưng bày những tài liệu, công trình nghiên cứu khoa học nghệ thuật của ông. Giáo sư Trần Văn Khê ra đi để lại sự tiếc thương đối với gia đình và những người yêu mến ông. Theo PGS, nhạc sĩ Đặng Hoành Loan, h iếm có một GS nào có tình yêu âm nhạc truyền thống như GS Trần Văn Khê. GS Trần Văn Khê được biết đến như một bậc đại thụ, trưởng bối với nhiều đóng góp và cống hiến cho nền âm nhạc   Việt Nam. Chính vì thế, thông tin về sự ra đi của GS Khê khiến cho không ít người cảm thấy đau xót, bàng hoàng. Phó Giáo sư, nhạc sỹ Đặng Hoành Loan - người từng có nhiều cơ hội được tiếp xúc, làm việc với GS Khê cũng không giấu nổi xúc động cho biết, ông cảm thấy mất mát và hụt hẫng như mất đi một người thân trong gia đình.  Đối với nhạc sỹ Đặng Hoành Loan, GS Trần Văn K

Ở tuổi 70, nghệ sĩ Hồng Nga bật khóc vì nhớ nhà

Hình ảnh
Là một nghệ sĩ tên tuổi và gạo cội của sân khấu cải lương, Hồng Nga đã cống hiến cả cuộc đời cho nghệ thuật bằng tất cả tình yêu của mình. Nhắc đến nữ  nghệ sĩ  gạo cội  Hồng Nga , chắc hẳn với những khán giả thế hệ 7x, 8x, không ai là không biết đến. Bà được xem là nghệ sĩ có khả năng hóa thân vào nhiều dạng vai, từ bi, hài, đến lẳng, độc... Bản thân là một người vui tính, sôi nổi nhưng những vai bà "sắm" lại là những vai phụ nữ có số phận đắng cay hoặc người mẹ khổ đau, luôn lấy được nước mắt của khán giả.  Mặc dù làm nghệ thuật đã nhiều năm nhưng tư gia của nghệ sĩ  Hồng Nga  không phải là căn biệt thự xa hoa, lộng lẫy. Đó là một căn chung cư cũ với những món đồ đơn giản như bất kì một gia đình nào, thậm chí còn có phần đơn sơ, giản dị hơn nhiều. Nữ nghệ sĩ chia sẻ rằng, bà cũng chắt chiu, dành dụm được tiền để mua được một căn nhà tại trung tâm Sài Gòn, nhưng là để dành cho con. Còn bà thì đến cuối cuộc đời lại sống quạnh hiu trong một căn nhà nhỏ đơn sơ. "T

Long An có 09 nghệ nhân được đề nghị xét tặng danh hiệu "Nghệ nhân nhân dân" và "Nghệ nhân ưu tú" năm 2018

Hình ảnh
Long An có 09 nghệ nhân được đề nghị xét tặng danh hiệu "Nghệ nhân nhân dân" và "Nghệ nhân ưu tú" năm 2018 Chiều ngày 30 tháng 01 năm 2017, tại phòng họp số 02 Ủy ban nhân dân tỉnh Long An, Hội đồng xét tặng tỉnh Long An đã tổ chức Cuộc họp xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân và nghệ nhân ưu tú trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Long An lần thứ hai năm 2018. Ông Hoàng Văn Liên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An, Chủ tịch Hội đồng đã chủ trì cuộc họp. Quang cảnh Cuộc họp Hội đồng xét tặng Ngệ nhân nhân dân và nghệ nhân ưu tú Năm 2018, Long An có 02 hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu "Nghệ nhân nhân dân" và 07 hồ sơ xét tặng danh hiệu "Nghệ nhân ưu tú". - Xét tặng danh hiệu "Nghệ nhân nhân dân", gồm: 1. Nghệ nhân Đặng Quất Vân (Bảy Vân), sinh năm 1937, ông sử dụng 4 loại nhạc cụ (Kìm, Guitare, Tranh, Violon). 2. Nghệ nhân Nguyễn Thị Thanh (Kim Thanh), sinh năm 1974, cô hiểu biết về nguồn gốc phát sinh dòng âm nhạc Đờn ca

Long An: Huy tụ nhiều nghệ nhân dân gian tham gia Festival Đờn ca tài tử tại tỉnh Bình Dương

Hình ảnh
Long An: Huy tụ nhiều nghệ nhân dân gian tham gia Festival Đờn ca tài tử tại tỉnh Bình Dương 04/04/2017 Các nghệ nhân dân gian là những “gạo cội” trong giới đờn ca tài tử của tỉnh Long An sẽ huy tụ, tham gia Festival Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ II năm 2017 tổ chức tại tỉnh Bình Dương. ​ Ban Đờn ca tài tử tỉnh Long An diễn báo cáo chương trình "Ngọc đời Phương Nam" Festival Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ II năm 2017 diễn ra từ ngày 8-12/4 tại Quảng trường Trung tâm hành chính tỉnh Bình Dương với chủ đề "Đờn ca tài tử Nam Bộ - Bảo tồn và phát triển". Trong 5 ngày diễn ra Festival với các hoạt động chính: Không gian Đờn ca tài tử Nam bộ; Không gian ẩm thực và đặc sản Nam bộ; Hội thi Nghệ thuật Đờn ca tài tử; Cuộc thi sáng tác ảnh nghệ thuật khoảnh khắc Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ II – Bình Dương 2017; Đêm hội giao lưu các soạn giả, nghệ nhân, nghệ sĩ có nhiều đóng góp vào việc hình thành và phát triển loại hình nghệ thuật Đờn ca tài tử và Cải lươ

Nguyễn Á kể chuyện đờn ca tài tử

Hình ảnh
Nguyễn Á kể chuyện đờn ca tài tử “Với quyển sách ảnh này, tôi sẽ là một “hạt cát nhỏ” trong cuộc hành trình lưu giữ những nét tinh hoa của văn hóa âm nhạc truyền thống Việt Nam” - Nguyễn Á chia sẻ Tiếp sau “Họ đã sống như thế”, “Tâm - Tài, họ là ai?”, “Nick Vujicic và những ngày ở Việt Nam” rồi “Hoàng Sa, Trường Sa - Biển đảo Việt Nam”, Nguyễn Á tiếp tục tạo dấu ấn bằng công trình sách ảnh: “Đờn ca tài tử - Lời tự tình của dân tộc, quê hương”. Quyển sách dày tới 288 trang in màu, song ngữ Việt - Anh vừa ra mắt công chúng. Đờn ca tài tử, loại hình nghệ thuật đặc trưng của vùng đất Nam Bộ, ra đời cách đây hơn 100 năm, với sức lan tỏa tinh thần rất lớn, đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Với phong cách biểu diễn đầy tính ngẫu hứng và hệ thống bài bản có quy mô rõ ràng cùng với việc sáng tạo những lời ca có thể phô diễn được mọi cung bậc tình cảm con người, đờn ca tài tử đã và đang có được sức sống mạnh mẽ trong đời sống văn hóa của cộ

Tình đất, tình người từ lớp đờn ca tài tử

Hình ảnh
Tình đất, tình người từ lớp đờn ca tài tử Đờn ca tài tử (ĐCTT) không chỉ là nét đặc trưng của người dân Nam bộ mà còn là sân chơi bổ ích, thu hút nhiều người, bởi tiếng đờn du dương, lời ca ngọt ngào thắm đậm tình quê hương. Qua đó, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị tinh thần của người dân Nam bộ qua bộ môn nghệ thuật ĐCTT, chùa Long Thạnh (huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An) duy trì lớp ĐCTT tại chùa gần 3 năm. Hội thi Tiếng hát dưới mái trường của lớp ĐCTT tại chùa Long Thạnh Chùa Long Thạnh, nơi có Mái ấm Kim Chi - cưu mang những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên khắp mọi miền đất nước. Xuất phát từ tấm lòng yêu nghệ thuật và muốn đào tạo ra nhiều hạt giống mới cho bộ môn nghệ thuật ĐCTT, năm 2014, trụ trì chù Long Thanh – thầy Thích Quảng Tâm thành lập lớp ĐCTT tại chùa. Lớp có 30 thành viên tham gia, mỗi tuần sinh hoạt 2 lần. Người trực tiếp giảng dạy là các cô chú từ TP.HCM hoặc chủ nhiệm các câu lạc bộ ĐCTT trong tỉnh. Thầy Thích Quảng Tâm cho biết: “Học

Đờn ca Tài tử ở các tỉnh: Cần đào tạo nâng chất

Hình ảnh
Đờn ca Tài tử ở các tỉnh: Cần đào tạo nâng chất Sau một năm Đờn ca Tài tử (ĐCTT) Nam bộ được Tổ chức UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, phong trào phát triển có nhiều thay đổi đáng kể trên diện rộng toàn phía Nam, nhất là ở TP.HCM. Nhìn về toàn cục, TP.HCM có chiều hướng phát triển tương đối tốt, được các cấp quan tâm có định hướng phát triển căn cơ cả lượng và chất hơn so với các tỉnh. Cần Đước là cái nôi đờn ca tài tử Đờn ca Tài tử mang đậm tính chất sinh hoạt dân gian Đó là chương trình đào tạo nhân lực ở các lò, câu lạc bộ ở các trung tâm văn hóa, các trường nghệ thuật chuyên nghiệp… Bởi vì, TP. HCM là trung tâm văn hóa - nghệ thuật và kinh tế của cả nước nói chung, phía Nam nói riêng; là địa bàn tập trung nhiều nhân tài - lực: Thầy đờn giỏi, nghệ nhân ca hay, nhiều ngón đờn trẻ đang lên, công tác tổ chức và đào tạo quy củ, mang tính chuyên nghiệp hơn. Còn ở các tỉnh thì những yếu tố nhân tài - lực chỉ ở chừng mực nhất định, có

Nghệ sĩ Phương Quang: 'Đã nhờ cơm Tổ nuôi sống cả nhà'

Hình ảnh
Nghệ sĩ Phương Quang: 'Đã nhờ cơm Tổ nuôi sống cả nhà' Nghệ thuật cải lương nay lại vắng bóng một người khi nghệ sĩ Phương Quang vừa qua đời sáng 13/7 tại nhà riêng. NSƯT Phương Quang trong vai diễn kinh điển: Vua Riêm - Ảnh: Thanh Hiệp NSƯT Phương Quang tên thật là Tô Văn Quang, sinh năm 1942 tại Dĩ An, Bình Dương. Thời niên thiếu, ông đã yêu thích nghệ thuật cải lương. Sau ngày đất nước được thống nhất, ông đã công tác qua các đoàn: Sài Gòn 2, Văn Công TP rồi Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang, 2-84... Tôi vốn là một thanh niên đen cháy, xấu xí, muốn dùng nghề hát để đổi đời, nhưng đi đoàn nào cũng bị chê, cho đến khi tôi ý thức phải đầu tư cho chính giọng ca của mình Nghệ sĩ Phương Quang Vua Riêm - "gia sản" lớn của cải lương NSƯT Phương Quang để lại khá nhiều vai diễn hay, tạo được sự chuyển biến mới mẻ trong cách ca, cách ngân, luyến đã dần dần thoát khỏi thần tượng là NSND Út Trà Ôn như: Năm Báu (vở Tình yêu và lời đáp - HCV Hội diễn sân

Giữ hồn đờn ca tài tử

Hình ảnh
Giữ hồn đờn ca tài tử Nếu chưa nhìn thấy mặt mà chỉ nghe tiếng hát, ít ai nghĩ rằng đó là giọng ca của cô bé 17 tuổi - Nguyễn Ngọc Hoàng Oanh. Với giọng ca trong trẻo, chững chạc và đúng bài bản, nhịp điệu, Hoàng Oanh là một trong những gương mặt trẻ giữ hồn đờn ca tài tử (ĐCTT) ở Long An hiện nay. Một chiều êm ả! Cạnh dòng sông xanh mát, ông già tóc bạc phơ lại dạo phím đàn cho cô bé Hoàng Oanh cất vang điệu Phụng Hoàng  “Nhớ cha” . Không riêng gì chiều hôm ấy mà những lúc rảnh rỗi, 2 ông cháu lại cùng nhau đờn ca, hát xướng để thỏa đam mê và thư giãn sau những mệt nhoài của cuộc sống. Suốt 17 năm từ khi cất tiếng khóc chào đời đến nay, tâm hồn cô bé Hoàng Oanh được nuôi dưỡng bằng tiếng đờn, câu hát của ông nội. Để rồi, ĐCTT đã ngấm vào máu thịt, trở thành niềm đam mê của Hoàng Oanh lúc nào chẳng hay. Đó là năm em tròn 6 tuổi, theo lời kể của bà Nguyễn Thị Định - bà nội Hoàng Oanh, những buổi trưa hát ru em ngủ, Hoàng Oanh nói với bà “để con hát cho bà nghe”. Thế là,

Tuổi cao, nhiệt huyết càng cao

Hình ảnh
Nghệ nhân Út Duyên Tuổi cao, nhiệt huyết càng cao Về huyện Cần Đước, tỉnh Long An, nói đến phong trào đờn ca tài tử (ĐCTT), ai ai cũng biết nghệ nhân Út Duyên, một lão nghệ nhân luôn nặng nghiệp, nhiệt huyết với nghề. Mặc dù đến nay, ông đã “thất thập cổ lai hy” nhưng ngón nghề vẫn đầy phong độ. Sở trường của ông là đờn kìm và guitar phím lõm, sở đoản là đờn sến và cò. Nghệ nhân Út Duyên tên thật là Thạch Văn Đây, sinh năm 1941, hiện sống tại ấp 2, xã Long Hòa, huyện Cần Đước. Năm 14 tuổi, cậu bé Đây được thân phụ mời thầy đờn Chín Kỉnh (đờn kìm cho Đài Phát thanh Long An trước năm 1975) về dạy đờn kìm trong 3 năm. Khi Đây “hạ san” đờn tại nhiều nơi, cậu vẫn thấy mình còn kém nhiều tay đờn khác, nhất là những bài bản thuộc hơi điệu Oán. Thế là cậu tìm đến thầy Năm Lung nổi tiếng ở vùng Rạch Kiến (trước đây ông từng đờn cho Đài Phát thanh Pháp Á – Sài Gòn chung với những danh cầm như: Bảy Bá, Sáu Tửng, Văn Vĩ, Năm Cơ...) để học những bài bản Oán đến 2 năm. Thời gian này