Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 11 12, 2018

NSƯT Thanh Nguyệt khóc nhiều vì nhớ nghề

Hình ảnh
(NLĐO) - NSƯT Thanh Nguyệt xuất hiện với vai trò khách mời trong chương trình "Tài tử miệt vườn". Bà đã khóc thật nhiều vì nhớ nghề khi diễn lại trích đoạn "Tiếng hò sông Hậu". NSƯT Thanh Nguyệt trong trích đoạn "Tiếng hò sông Hậu" - chương trình "Tài tử miệt vườn" Không còn gắn bó với ánh đèn sân khấu khi đời sống sàn diễn cải lương ngày càng hiu hắt, NSƯT Thanh Nguyệt nhớ nghề và lần này xuất hiện dẫu là một vai phụ nhưng bà cảm thấy thật sự hạnh phúc. Ở tuổi 73, NSƯT Thanh Nguyệt vẫn giữ được gương mặt đậm nét phúc hậu.  Ngoài việc tham gia các chương trình đờn ca tài tử, "Vầng trăng cổ nhạc" của HTV, bà còn đến với chương trình "Tài tử miệt vườn" của Đài Truyền hình Đồng Tháp, để làm điểm tựa cho thế hệ trẻ khao khát dấn thân vào sự nghiệp diễn xuất của bộ môn nghệ thuật cải lương. Bà tâm sự rất nhớ sàn diễn, mong có cuộc hội ngộ đầy đủ những nghệ sĩ đồng nghiệp đã một thời cùng bà "vào Nam ra Bắ

Minh Vương, Lệ Thủy - 'tình nhân dễ kiếm, tri kỷ khó tìm'

Hình ảnh
Minh Vương, Lệ Thủy - 'tình nhân dễ kiếm, tri kỷ khó tìm' Hơn nửa thế kỷ qua, đôi song ca 'sóng thần' chinh phục khán giả bằng những tác phẩm cải lương kinh điển và tình yêu dành cho sân khấu. Minh Vương: 'Là NSND hay không, tôi luôn hết lòng với khán giả'  /  Dấu ấn vàng son của cải lương chặng đường 100 năm Gần 60 năm ca hát, NSND Lệ Thủy và NSƯT Minh Vương trở thành tên tuổi kỳ cựu thuộc " thế hệ vàng " cải lương. Sự gắn bó của họ kéo dài nhiều thập niên qua - điều hiếm cặp nghệ sĩ khác của làng sân khấu Nam bộ có được. NSND Lệ Thủy và NSƯT Minh Vương được trao danh hiệu "Đôi nghệ sĩ cải lương đóng chung lâu năm và ưng ý nhất" năm 2008. Năm 1964, ở tuổi 14-15, Nguyễn Văn Vưng nổi lên với tài ca cổ sau khi đoạt giải nhất cuộc thi Khôi nguyên vọng cổ. Chàng thiếu niên quê Long An có chất giọng cao sáng, ngoại hình khôi ngô lập tức lọt vào mắt xanh của bầu Long, đoàn Kim Chung. Ông mời Vưng về đoàn, đặt nghệ danh là Minh Vương.

Trăm năm sân khấu cải lương: Những vở cải lương không thể quên

Hình ảnh
Trăm năm sân khấu cải lương: Những vở cải lương không thể quên SGGP   Chủ Nhật, 11/11/2018 07:37 Sân khấu và nghệ sĩ cải lương miền Nam luôn đồng hành cùng dân tộc trong 2 cuộc kháng chiến. Thời Pháp, trong những đêm diễn ở đình, trong lồng chợ hay rạp hát, đa số các đoàn cải lương đều dựng vở có liên quan đến những vị anh hùng trong lịch sử để hun đúc tinh thần quật khởi của dân tộc.  1. Trong lịch sử sân khấu cải lương Sài Gòn, một “vở diễn vấy máu” - hiểu theo nghĩa đen - đã xảy ra cho sân khấu Kim Thoa tại rạp Nguyễn Văn Hảo vào đêm 19-12-1955. Theo lời kể của nghệ sĩ Duy Lân, vở  Lấp sông Gianh  (của Kinh Luân) được đoàn Kim Thoa dàn dựng, trong vở này, những nghệ sĩ phục trang đặc trưng vừa miền Nam, vừa miền Bắc đã kêu gọi lấp sông Gianh, không gì khác hơn là ẩn ý kêu đòi lấp sông Bến Hải để 2 miền Nam - Bắc không còn chia cắt. Lúc ấy, nhiệm vụ của các cây bút, văn nghệ sĩ từ vùng kháng chiến về Sài Gòn là đòi chính quyền Việt Nam Cộng hòa phải thực thi Hiệp đ

NSND Lệ Thuỷ, nàng “Tô Ánh Nguyệt” của sân khấu cải lương giờ ra sao?

Hình ảnh
Tuy đã ở tuổi 70 nhưng NSND Lệ Thủy vẫn miệt mài cống hiến góp phần “níu giữ” nghệ thuật cải lương đang dần mai một, đồng thời mang đến cho khán giả những tiết mục vượt thời gian. Ở tuổi 70, NSND Lệ Thuỷ hiện vẫn là một giọng ca vàng của làng cải lương Việt Nam. Bà vẫn miệt mài đi tới mọi vùng đất để cất tiếng hát cho mọi người. NSND Lệ Thuỷ. Lệ Thủy tên thật là Dương Thị Lệ Thủy về sau đổi thành Trần Thị Lệ Thủy. Lệ Thủy sinh năm 1948 trong một gia đình nông dân nghèo tại làng Đông Thành, huyện Bình Minh, tỉnh  Vĩnh Long . Là con cả trong gia đình có 8 chị em, vì vậy ngay từ nhỏ, cô gái này đã phải học cách sống tự lập. Trong một lần, một người trong xóm đã tình cờ nghe Lệ Thuỷ hát và giới thiệu bà tới học tại một người thầy. Một thời gian sau, thấy Lệ Thuỷ sáng dạ và cũng do hoàn cảnh gia đình Lệ Thuỷ quá nghèo nên thầy đã giới thiệu Lệ Thuỷ đi hát tại gánh hát Trâm Vàng ở Biên Hoà để có tiền phụ giúp gia đình. Trên sân khấu Trâm Vàng, Lệ Thuỷ chỉ phù hợp đóng vai kép nhí, v

NSƯT Hùng Minh đột quỵ sau ngày sinh nhật tuổi 80

Hình ảnh
(NLĐO) - Sáng 10-11, NSƯT Hùng Minh đã được gia đình đưa vào Bệnh viện 175 cấp cứu. Ông bị đột quỵ khi đang uống cà phê với vợ và NS Quốc Nhĩ. Năm nay đã 80 tuổi, NSƯT Hùng Minh vẫn miệt mài với công việc. Ông vừa quay hình vai Diêm Vương trong bộ phim "Chuyện xưa tích cũ" của Đài Truyền hình Vĩnh Long. Hôm qua, gia đình tổ chức sinh nhật 80 tuổi cho ông. NSƯT Hùng Minh đột quỵ Theo lời NS Quốc Nhĩ, lúc đang ngồi uống cà phê thì NSƯT Hùng Minh bị chảy máu mũi, sau đó chân tay co giựt. Vợ ông - NS Hoa Lan đã đưa ông đến bệnh viện. Nghệ sĩ Hùng Minh là "kép độc" danh tiếng của sân khấu cải lương nhưng ở tuổi 80 ông vẫn chưa thể mua được căn nhà riêng. Ông vẫn ở nhà thuê tại quận Gò Vấp. Nghệ sĩ Hùng Minh là "kép độc" danh tiếng của sân khấu cải lương Tin - ảnh: Thanh Hiệp