Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 2 25, 2017

Đờn ca tài tử, thú chơi tao nhã

Hình ảnh
Đờn ca tài tử có sức lan toả và lâu bền trong cuộc sống người dân Nam Bộ. Cùng với tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, cuối tháng 3 vừa qua, nghệ thuật đờn ca tài tử (ĐCTT) cũng đã hoàn tất hồ sơ trình tổ chức UNESCO để ghi danh vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây không chỉ là niềm tự hào của người dân Nam Bộ mà còn là vinh dự của nền nghệ thuật nước nhà. Thú chơi đặc sắc của người Nam Bộ Theo PGS.TS Đặng Hoành Loan, người trực tiếp xây dựng hồ sơ về ĐCTT, môn nghệ thuật dân gian này xuất hiện từ thuở khai thiên lập địa vùng đất phương Nam. Thời kỳ sơ khai, ĐCTT tồn tại và phát triển dưới dạng văn hóa truyền khẩu. Dần dần, những lớp người đi khai hoang mở đất đã tiếp biến những nét tinh hoa của nhạc lễ, nhạc cung đình, ca dao, dân ca... để sáng tạo nên một hình thức mới, phù hợp với đặc trưng vùng sông nước. Thời kỳ hưng thịnh của ĐCTT phải kể đến giai đoạn từ thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, nhất là dưới thời Nguyễn. Thời kỳ này, ĐCTT phát tri

Giữ hồn đờn ca

Hình ảnh
Nhân chuyến công tác, chúng tôi đã tìm đến mảnh đất được coi là cái nôi, là nơi xuất xứ của đờn ca tài tử để tìm hiểu một loại hình văn hóa đang có nguy cơ mai một này. Đó là vùng Cần Đước, Long An. Và thật bất ngờ là ở đây vẫn còn rất nhiều người tâm huyết cũng như hết lòng gìn giữ những điều quý báu của tiền nhân để lại từ hàng trăm năm qua. Trong khi chờ đợi tổ chức UNESSCO chính thức công nhận đờn ca tài tử của người Nam bộ là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại thì hiện nay, rất nhiều người có tâm huyết với loại hình nghệ thuật độc đáo mà dân dã này đang tìm mọi cách để nâng niu, gìn giữ chúng như một phần của cuộc sống, của văn hóa, của lịch sử trong vòng quay và những thay đổi của cuộc sống hiện đại. Cụ Phận đang giới thiệu về đờn ca tài tử Lịch sử tiếng đàn Gặp gỡ cụ Huỳnh Văn Sỹ, 76 tuổi ở Phước Vân, Cần Đước chủ Câu lạc bộ đờn ca tài tử Phước Vân chúng tôi được biết, thứ bảy hàng tuần có rất đông các cụ, tuổi đời chừng ngoại lục tuần, sống quanh vùng tập

Nét tài tử của người Nam bộ

Hình ảnh
Trong những năm gần đây, nghệ thuật đờn ca tài tử phát triển mạnh, rộng khắp và là một loại hình âm nhạc đặc sắc; góp phần bổ sung, làm giàu đẹp thêm truyền thống và bản sắc văn hóa của Việt Nam. Loại hình nghệ thuật đặc sắc này đã được các cơ quan chức năng lập hồ sơ đề nghị UNESSCO công nhận nghệ thuật đờn ca tài tử là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Nghệ thuật đờn ca tài tử của Nam bộ là một loại hình nghệ thuật đặc sắc, thể hiện được tính cách phóng khoáng và nét sống sông nước miệt vườn của con người nơi đây. Đờn ca tài tử từ lâu đã được coi là món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân Nam bộ trong những ngày hội, những dịp vui; và đã đi sâu vào trong tiềm thức mỗi người dân từ hàng trăm năm nay. NSND Đỗ Dũng là một trong những người dành hầu như cả đời mình cho nghệ thuật đờn ca tài tử. Ông là chuyên viên nghiên cứu âm nhạc tài tử cải lương, giảng viên về âm nhạc và sân khấu dân tộc; đồng thời cũng là một soạn giả có nhiều bài ca được nhiều

Cải lương cần có yếu tố hiện đại?

Hình ảnh
Trong vài năm trở lại đây, tình hình sân khấu cải lương cả nước nói chung và nói riêng ở TPHCM có dịp “sáng đèn” trở lại nhiều hơn tại nhà hát và các sân khấu lớn với những chương trình nghệ thuật được dàn dựng, đầu tư chu đáo. Xuất hiện nhiều liveshow… Đó là tín hiệu đáng mừng đối với bộ môn cải lương nói chung và vùng đất phương Nam nói riêng được mệnh danh là “cái nôi” của cải lương… Nghệ thuật cải lương vẫn tồn tại, đến ngày hôm nay và có lúc khởi sắc thì ngoài những đóng góp của rất nhiều nghệ sĩ tâm huyết cả một đời cống hiến, hy sinh vì bộ môn nghệ thuật này phải kể đến công sức không nhỏ của ngành văn hóa và Đài Truyền hình TPHCM (HTV). Nhiều cuộc thi cải lương được tổ chức định kỳ của HTV như: Chương trình Giọt nắng phù sa, Chuông vàng vọng cổ… đã thu hút rất nhiều khán giả yêu thích cải lương quan tâm, ủng hộ. Điều đặc biệt hơn là trong số những khán giả đến với sân chơi nghệ thuật truyền thống này còn có rất nhiều khán giả trẻ đam mê, yêu thích cải lương. Các s

Vũ khúc Đông dương -dự án điện ảnh đầu tiên về đờn ca tài tử

Hình ảnh
Một nhóm tác giả Việt Nam - Pháp cùng thực hiện kịch bản phim nhựa, phục dựng một góc đời sống văn nghệ miền nam Việt Nam những năm 1900. Nhóm tác giả cùng viết kịch bản phim Vũ khúc Đông dương gồm: nhà nghiên cứu Nguyễn Lê Tuyên (Đại học Quốc gia Australia), giáo sư Yves Defrance (Đại học Rennes, Pháp), nhà văn - biên kịch Ngô Thị Hạnh, đạo diễn Huy Moeller (trường Điện ảnh Quốc tế Saigon) và nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Hiệp (Australia). Kịch bản phim dựa trên sự kiện lịch sử âm nhạc có thật ở Mỹ Tho - miền Nam Việt Nam những năm 1900: Đờn ca tài tử Việt Nam được mời sang trình diễn ở Hội chợ Thế giới Paris, Pháp. Phim xoay quanh cuộc đời của tài tử Nguyễn Tống Triều. Ông là người thành lập ban nhạc tài tử, tìm đất diễn ở các khách sạn và rạp hát. Nguyễn Tống Triều nổi tiếng về tài nghệ chơi đàn kìm. Tiếng đàn của ông làm lay động trái tim rất nhiều người, trong đó có ông Viang - một khán giả người Pháp. Chính ông này đã mời ban nhạc tài tử Mỹ Tho qua Pháp tham dự Hội chợ

ĐỜN CA TÀI TỬ NAM BỘ (DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ)

Hình ảnh
Đờn ca tài tử là loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của Việt Nam, được hình thành và phát triển từ cuối thế kỉ 19. Đờn ca tài tử là nghệ thuật của đờn và ca, do những người bình dân Nam bộ sáng tác để hát chơi sau những giờ lao động. Chữ “tài tử” có nghĩa là không chuyên. Lúc đầu chỉ có đờn, sau xuất hiện thêm hình thức ca nên gọi là đờn ca. Đặc điểm nghệ thuật của Đờn ca tài tử Các bài bản được sáng tạo dựa trên cơ sở nhạc Lễ, nhạc Cung đình, nhạc dân gian miền Trung và Nam. Các bài bản này được cải biên liên tục từ 72 bài nhạc cổ và đặc biệt là từ 20 bài gốc (bài Tổ) cho 4 điệu (hơi), gồm: 06 bài Bắc (diễn tả sự vui tươi, phóng khoáng), 07 bài Hạ (dùng trong tế lễ, có tính trang nghiêm), 03 bài Nam (diễn tả sự an nhàn, thanh thoát) và 04 bài Oán (diễn tả cảnh đau buồn, chia ly). Nhạc cụ được sử dụng trong Đờn ca tài tử gồm: đàn kìm, đàn tranh, đàn cò, đàn tỳ bà, đàn tam (hoặc đàn sến, đàn độc huyền), sáo, tiêu, song loan... Từ khoảng năm 1930 có thêm đàn ghita ph

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHẠC LỄ PHẬT GIÁO Ở NAM BỘ

Hình ảnh
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHẠC LỄ PHẬT GIÁO Ở NAM BỘ 1. Khái quát về tình hình Phật giáo Nam bộ thời các chúa Nguyễn Phật giáo vào Việt Nam khá sớm. Sách Đại Việt sử ký tòan thư cho biết từ giữa thế kỷ I, trung tâm Luy Lâu đã hình thành với sự có mặt của những thương nhân Ấn Độ. Một số thiền sư Ấn Độ đã tham gia vào những thuyền buôn này để đến Giao Châu. Thời Sĩ Nhiếp (207) đã thắp hương và dùng lễ nhạc ở Giao Châu “Sửa lòng người bằng lễ nhạc”(1). “Các nghiên cứu đặc biệt về vai trò của thiền sư Tăng Hội trong giai đoạn này cụ thể hóa việc có mặt của đạo Phật ở nước ta rất sớm (…) Ngài đã học và đọc tụng kinh điển Phật giáo tại Giao Châu trước khi truyền đạo và đưa âm nhạc Phật giáo Việt lên phía Nam Trung Hoa mà Hán ngữ gọi là Phạn bối, tức phong xướng tụng (bối= banna) có nguồn gốc từ phạn ngữ Phật giáo(2) “Có thể căn cứ vào nhiều tư liệu quý hiếm như Cao tăng truỵên (của Huệ Hạo), Hậu Hán thư hay Giao Châu ký đã xác định về sự hình thành âm nhạc

Văn Thiên Tường - Song tấu guitar và sến (Miên Trần facebook)

Hình ảnh
Không ồn ào, cồn cào và lào xào như TÂN NHẠC…..(kakakaka), âm nhạc cổ truyền tuy lặng lẽ nhưng lại âm ỉ gieo vào lòng người mộ điệu những giai điệu êm đềm khó thể tả hết bằng ngôn ngữ. Những giai điệu âm nhạc cổ truyền cứ tưởng rằng tỉnh vì chỉ có một số bài bản lặp đi lặp lại, nhưng thật sự nó không hề tỉnh chút nào vì cùng một giai điệu “Lòng Bản”, nhưng mỗi người, mỗi nhóm đán ca lại có một sắc thái không ai giống ai…đó chính là bản chất của Âm Nhạc Cổ Truyền dân tộc Việt Nam mà ai “Chơi” mới thấy “đã” …. Kakakaka Chúc cuối tuần vui vẻ với bài Văn Thiên Tường nha (kakakaka…nghe VTT mà vui thì tui chết liền đó) …kakaka