Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 10 23, 2018

Sự kỳ diệu của âm nhạc

Hình ảnh
Sự kỳ diệu của âm nhạc Nhạc cổ điển không chỉ là môn học bắt buộc của các nhạc sĩ tương lai, là dòng nhạc ưa thích của đông đảo người yêu nhạc, mà còn được sử dụng hiệu quả trong không ít lĩnh vực đời sống xã hội. Sau đây là vài dẫn chứng điển hình.   Kìm chân hành động quậy phá Tại các ga tàu điện ngầm ở thành phố Melbourne (Australia), hệ thống loa phóng thanh liên tục phát các bản nhạc cổ điển. Việc làm tương tự cũng được áp dụng tại nhiều công trình công cộng tại một số thành phố khác trên thế giới, trong đó có New York (Mỹ), hoặc Tokyo (Nhật Bản). Các nhà khoa học nhận thấy, nhạc cổ điển phát huy tác dụng “an thần”, kìm chân phần tử côn đồ. Khi nghe các bản giao hưởng của Mozart (Wolfgang Amadeus Mozart 1756 - 1791), kẻ xấu sẽ khó thực hiện các hành vi quậy phá.   Ga tàu điện ngầm ở Melbourne (Australia), nơi đã nhiều năm phát nhạc cổ điển để chống quậy phá Khiến con người khiếp sợ Trong không gian tràn ngập làn điệu du dương nhạc cổ điển, tất cả trở n

Học để... biết "chơi"

Hình ảnh
Học để... biết "chơi" Lần đầu tôi được nghe ca trù, tôi nhớ nguyên cảm giác thật là nhọc nhằn khi phải chờ hết canh hát. Khổ nỗi không thể bỏ giữa chừng khi phải đóng vai khách mời. Sau canh hát, một cậu bạn tôi thì thầm: "Từ giờ nếu muốn tra tấn ông khách nào, cứ mời ông ấy đi nghe ả đào". Bây giờ, chỉ cần nghe tiếng "tùng tếnh tếnh" của đàn đáy, chỉ nghe tiếng phách rí rách phát ra từ cỗ phách trong tay đào nương, tôi đã mình muốn sởn da gà. Đó là cái sởn da gà của xúc động, và nể phục. Tôi chưa đủ trình độ để thẩm tiếng phách, tiếng tơ, cũng như cái hay cái dở của đào nương qua những khúc ém hơi, đổ hột. Nhưng mấy mươi năm sau lần đầu tiên ấy, tôi đã hiểu cái gian nan nhọc nhằn của người nghệ nhân khi đạt đến trình độ "hát được" ca trù, chưa nói đến hát hay. Đào nương ca trù không hiểu thơ cổ, khó lòng truyền cảm xúc vào lời hát. Mà với thơ cho ca trù, nếu không am tường cổ học, không hiểu những điển cũ tích xưa, thì đàn gảy tai tr

Giải bài toán tìm lại khán giả theo hướng khác

Hình ảnh
Sân khấu Lệ Ngọc diễn giao lưu ở TPHCM. Ảnh: SKCC Các đoàn nhà hát kịch phía Bắc vẫn thường mang quân vào Nam “đánh quả” một thời gian rồi lại kéo quân đi các tỉnh, nhưng chuyện lạ gần đây là bà bầu Lệ Ngọc với mô hình sân khấu tư nhân đầu tiên tại Hà Nội lại mang hai vở diễn đến TPHCM chiêu đãi miễn phí cho khán giả... Thực ra, việc đổi món cho khán giả trong Nam là điều mà nhiều nhà hát nghĩ đến, song không dễ vì toàn bộ kinh phí cho cả đoàn diễn viên di chuyển, ăn ở khá tốn kém, thường chỉ lỗ và may ra mới hòa vốn. Đáng nói là gần đây, kịch Bắc không còn đủ sức lôi kéo khán giả phía Nam đến rạp. Xem là để cho biết, để có sự so sánh, còn xem để “tạo sốt” như nhiều năm trước đây thì không còn. Thế nên các chuyến lưu diễn để đủ suất phục vụ là chính, các đoàn thường mang những vở đã có huy chương trong các hội diễn hay các vở cũ từng ăn khách ngoài Bắc vào để thăm dò khán giả phía Nam. Vậy mà lần này sân khấu Lệ Ngọc tự tin mang hai vở khá mới, “Kim Tử” (kịch bản: Tào