Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 10 9, 2018

Các nhà hát tại TP. HCM bây giờ ra sao?

Hình ảnh
Trước đề xuất xây nhà hát giao hưởng 1.500 tỷ tại Thủ Thiêm, những nhà hát cũ ở TP. HCM hiện giờ ra sao? Hiện nay ở TP.HCM chỉ có Nhà hát thành phố còn giá trị của một nhà hát đúng nghĩa. Ảnh báo Phụ Nữ Theo TTXVN, liên quan đến dự án xây dựng Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ kịch TP.HCM ở khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2), ngày 8/10, ông Lê Thanh Liêm, Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh, đã trình HĐND TP Hồ Chí Minh tờ trình về dự án này để các đại biểu thảo luận, cho ý kiến và thông qua tờ trình. Theo ông Liêm, trước đây vào thời Pháp, thành phố có 3 nhà hát là Nhà hát Opera (nay là Nhà hát TP.HCM), Nhà hát Phiharmonie (nay là Kho bạc TP Hồ Chí Minh) và Nhạc viện TP Hồ Chí Minh, tuy nhiên đến nay chỉ còn Nhà hát TP Hồ Chí Minh. Trong khi đó, các nhà hát xây dựng sau giải phóng như Hòa Bình, Bến Thành hiện đang xuống cấp cũng như không đạt tiêu chuẩn để có thể tổ chức các buổi diễn theo yêu cầu của các đoàn, nghệ sĩ đẳng cấp quốc tế. Cùng điểm lại các Nhà hát trên địa bàn T

Tự hào "viên ngọc" cải lương 100 tuổi: Năm Châu - Soạn giả canh tân kỳ tài

Hình ảnh
Gọi ông là bậc kỳ tài, vì ông nhanh chóng tiếp thu, dung nạp cái mới vào trong cách ca diễn, sáng tác và đạt trình độ tư duy cao, đặt viên gạch đầu tiên cho nghề thầy tuồng Trong lịch sử hình thành và phát triển cải lương, nhắc đến nghệ sĩ tiền phong có công khai sáng nền ca kịch cải lương không thể thiếu tên tuổi của NSND Nguyễn Thành Châu - tức Năm Châu. Năm Châu đứng đầu trong số những người đặt nền móng cho cách viết và dựng những kịch bản cải lương về đời sống đương đại. Nền tảng đó vẫn đang là khuôn mẫu cho người làm sân khấu ngày nay. Chủ trương cải cách để tiến bộ Cha là công chức Tòa Bố, vì mích lòng tỉnh trưởng người Pháp nên bị thuyên chuyển làm việc ở Phú Quốc. Lúc đó, ông đang học tại Trường Trung học Mỹ Tho. Nhân dịp hè ra Phú Quốc thăm cha, đến ngày tựu trường, vì bão tố, tàu bè không thể trở về đất liền kịp, ông bị đuổi học. Gia đình định cho ông tiếp tục học tại Trường La San Taberd Sài Gòn nhưng ông quyết định tự lập, theo nghiệp sân khấu, gia nhập gánh hát Th

Nguyên nhân nào TP HCM xây nhà hát 1.500 tỷ ở Thủ Thiêm?

Hình ảnh
(Kiến Thức) - Kỳ họp bất thường Hội đồng Nhân dân TP HCM đã thông qua dự án xây dựng Nhà hát giao hưởng, nhạc và vũ kịch với kinh phí dự kiến hơn 1.500 tỷ đồng tại khu đô thị Thủ Thiêm.  Kỳ họp thứ 10 - HĐND TP HCM khóa IX (kỳ họp bất thường ngày 8/10) đã thông qua dự án đầu tư xây dựng Nhà hát Giao hưởng nhạc và vũ kịch (GHN và VK) tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2), với tổng mức đầu tư 1.508 tỷ đồng từ ngân sách thành phố. Tại phiên họp, d ù có nhiều tranh luận, phản biện nhưng 100% đại biểu HĐND đã thông qua dự án  xây dựng nhà hát 1.500 tỷ tại Thủ Thiêm . HĐND TP HCM khóa IX tổ chức kỳ họp thứ 10 (kỳ họp bất thường) đã thông qua dự án  xây dựng nhà hát 1.500 tỷ tại Thủ Thiêm . Theo Phó Chủ tịch UBND TP HCM Lê Thanh Liêm, với vai trò là đầu mối giao lưu kinh tế, khoa học, văn hóa, TP HCM cần những công trình văn hóa xứng tầm. Hiện nay, TP chỉ còn  Nhà hát TP  còn giá trị nhà hát đúng nghĩa. Dù sau giải phóng, thành phố đầu tư xây dựng thêm nhà hát Hòa Bình,

HĐND TP Hồ Chí Minh thông qua đề xuất xây nhà hát 1.500 tỷ đồng

Hình ảnh
HĐND TP Hồ Chí Minh thông qua đề xuất xây nhà hát 1.500 tỷ đồng (ĐCSVN) - Tờ trình về xây dựng Nhà hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch với tổng mức đầu tư hơn 1.500 tỷ đồng tại Thủ Thiêm, Quận 2 đã được 100% đại biểu thông qua tại kỳ họp thứ Mười (kỳ họp bất thường) của HĐND TP Hồ Chí Minh diễn ra ngày 8/10. K ỳ họp lần thứ 10, Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh khóa IX. Tại kỳ họp, đọc tờ trình về dự án xây dựng nhà hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hồ Chí Minh Lê Thanh Liêm cho biết, trước đây vào thời Pháp thuộc, TP Hồ Chí Minh có 3 nhà hát Nhà hát Opera (nay là Nhà hát TP), Nhà hát Phiharmonie (nay là Kho bạc TP) và Nhạc viện TP (nay chỉ còn Nhà hát TP). Tuy nhiên, đến nay chỉ còn Nhà hát TP còn giá trị của một nhà hát đúng nghĩa, các nhà hát xây dựng sau như Nhà hát Hòa Bình, Nhà hát Bến Thành đã xuống cấp, không đạt tiêu chuẩn tổ chức các buổi diễn theo yêu cầu của các đoàn, nghệ sĩ đẳng cấp quốc tế. Vì thế, UBND TP đặt mục tiêu x

Đầu tư văn hóa - nghệ thuật ở TP.HCM: Chưa xứng tầm

Hình ảnh
TP.HCM nổi bật trong cả nước về sự đầu tư và phát triển ở nhiều mặt, nhưng riêng lĩnh vực văn hóa - nghệ thuật (VHNT) lại tồn tại một khoảng trống lớn: Những thiết chế văn hóa, cơ sở vật chất chưa đủ chuẩn; sự thiếu chú trọng trong chế độ đãi ngộ và đào tạo nguồn nhân lực, đội ngũ kế thừa chất lượng… Sân khấu lưu động được trang bị sơ sài, khó thu hút khán giả và quảng bá tốt cho nghệ thuật truyền thống. Nhà hát kém chất Từ nhiều năm qua, vấn đề cơ sở vật chất các nhà hát, rạp hát, luôn là nỗi lo lắng của VHNT. Nhìn vào một thành phố phát triển mạnh nhất nhì cả nước, sau hơn 40 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, TPHCM vẫn chưa xây dựng được một nhà hát, rạp hát nào đủ chuẩn, có thể đáp ứng tốt nhu cầu tổ chức biểu diễn các loại hình nghệ thuật. Nhà hát Thành phố khởi công xây dựng từ năm 1898, hoàn thành và đưa vào hoạt động từ năm 1900. Công trình này từng được cải tạo và nâng cấp nhiều lần với kinh phí trùng tu, phục chế lên đến hàng chục tỷ đồng. Hàng năm, bên cạn