Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 4 9, 2018

Nghệ sĩ Chí Tâm: Đời tôi không "về hưu"

Hình ảnh
Nghệ sĩ Chí Tâm cho rằng mình không bao giờ về hưu nhờ tay đờn, tay viết và sợi dây thanh đới trời cho Về Việt Nam tham gia vở diễn "Đường gươm Nguyên Bá" tại Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang, nghệ sĩ Chí Tâm cho biết ông quyết định ở Việt Nam đến gần 5 tháng để bôn ba khắp các tỉnh miền Tây, giao lưu đờn ca tài tử. Ông nói mình có chút chạnh lòng khi toàn miền Nam chào đón sự kiện 100 năm nghệ thuật cải lương có phần lẻ mẻ, quạnh hiu nhưng ông tin sức sống mãnh liệt của môn nghệ thuật này hơn bao giờ hết bởi vào thời điểm này sẽ có những tác động để người làm nghề cùng hướng đến tổ nghiệp. Mỗi người sẽ làm điều gì đó bằng khả năng của mình cho sân khấu cải lương. Tỏa sáng qua nhiều vở diễn trước đây như: "Nhất kiếm bá vương", "Băng Tuyền công chúa", "Nhạn về xóm liễu", "Hán đế biệt Chiêu Quân", "Nắng thu về ngõ trúc"…, đặc biệt với 2 vai: Điệp trong vở "Lan và Điệp" và vai Thiền sư trong vở "Đườ

NSƯT Kim Tiểu Long: Nỗi đau lớn nhất là xa con

Hình ảnh
(NLĐO) NSƯT Kim Tiểu Long chăm làm việc thiện để mong gặp con trai sau 12 năm xa cách. Với anh, không gặp mặt con trong ngần ấy năm đó là nỗi đau lớn nhất trong cuộc đời NSƯT Kim Tiểu Long thăm trẻ em mồ côi Vừa qua, NSƯT Kim Tiểu Long đã đến Trung tâm Nuôi dưỡng trẻ mồ côi Quê Hương để tặng quà và thăm hỏi các em. Tại đây, anh đã bày tỏ nỗi niềm của anh- người cha 12 năm không được gặp con trai mình. "Đó là nỗi đau lớn nhất kể từ khi mẹ tôi qua đời. Con của tôi cũng không được cho về để tang bà nội. Không có niềm đau nào lớn hơn việc người lớn gây ra lỗi lầm, buộc con trẻ phải gánh chịu" – NSƯT Kim Tiểu Long tâm sự. NSƯT Kim Tiểu Long và con trai Xuất phát từ việc làm thiện nguyện để giúp ích cho đời, thời gian qua anh đã tích cực tham gia nhiều chuyến đi thiện nguyện, đem những món quà chia sẻ cho trẻ em mồ côi và người già neo đơn. NSƯT Kim Tiểu Long đến thăm trẻ em mồ côi tại Trung tâm Nuôi dưỡng trẻ mồ côi Quê Hương Anh cho biết

Hành trình đặc biệt của diễn xướng Nam Bộ

Hình ảnh
Tối 8-4, hành trình "Diễn xướng Nam Bộ" kỳ 1: "Khảy nhịp tang tình" diễn ra tại Soul Live Project (TP HCM) đã đưa khán giả ngược dòng thời gian hơn 400 năm về thăm sông nước miền Nam thuở còn mênh mang những câu hò, điệu hát. Hành trình diễn xướng Nam Bộ là một chuyến du hành nhiều kỳ. Ảnh: AMBERSTONE MEDIA Chương trình được Amberstone Media kết hợp thực hiện với tổ chức Đối thoại Văn hóa Cộng đồng (Cultural Community Discourse), là chuỗi chương trình diễn xướng Nam Bộ nhằm giới thiệu các hình thức diễn xướng dân gian đã và đang tồn tại ở Đồng Nai - Gia Định xưa và miền đất TP HCM - Nam Bộ ngày nay. "Mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn với sự phát triển kinh tế - xã hội khác nhau sẽ tạo nên những trào lưu văn hóa khác nhau do cộng đồng sống trong thời cuộc đó lựa chọn. Chúng ta cần giới thiệu những nét văn hóa mà ông bà ta đã từng yêu thích và giải thích một cách dễ hiểu nhất nét đặc trưng của những trào lưu văn hóa này để từ đó các bạn trẻ biết

Đổi mới là vấn đề sống còn của sân khấu

Hình ảnh
Vở Kiều của Nhà hát Kịch Việt Nam, một thử nghiệm để thu hút khán giả. Những năm gần đây, dù các liên hoan, hội diễn sân khấu được tổ chức thường xuyên hơn với những “cơn mưa” huy chương, giải thưởng; song đằng sau những hoạt động bề nổi, không thể phủ nhận bước đi của sân khấu vẫn còn lạc nhịp so với hiện thực. Tại hội thảo “Nâng cao chất lượng hoạt động nghệ thuật sân khấu trong thời kỳ mới” do Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam tổ chức tại tỉnh Tuyên Quang cuối tháng 3 vừa qua, NSƯT Trần Minh Ngọc, Trưởng Ban Lý luận phê bình của Hội nhận định: Thời kỳ mới, nhiều mâu thuẫn mới nảy sinh, thậm chí cả xung đột giữa thế giới cũ-mới, nhưng sân khấu vẫn chỉ quanh quẩn những đề tài về quá khứ lịch sử hoặc đời sống hằng ngày với những mâu thuẫn cá nhân vụn vặt, đời thường. Mò mẫm làm sân khấu thị trường mà không nắm được quy luật sẽ dẫn đến bế tắc. Sân khấu công lập còn nặng nề, lấy xưa nói nay, né tránh thực tại, tìm sự an toàn hơn là dấn thân đi tìm cái mới, hoặc nếu có ý

Hát xẩm hồi sinh tại Hải Phòng

Hình ảnh
Chiếu xẩm Hải Phòng hiện có hơn 20 nghệ nhân, người trẻ nhất 7 tuổi, già nhất 70 tuổi... Hai chị em Phạm Trần Hà Linh (10 tuổi) và Phạm Trần Khánh Huyền (7 tuổi) là những ca nương nhí của Chiếu xẩm Hải Phòng Ảnh: Kỳ Văn Ngày 7.4, tại đình Hào Khê (Q.Lê Chân, Hải Phòng), Chiếu xẩm Hải Phòng tổ chức lễ giỗ tổ nghề hát xẩm lần thứ 6, với sự tham gia của những người yêu nghệ thuật hát xẩm Hải Phòng và các nhóm xẩm từ Hà Nội, Quảng Ninh, Thái Bình, Bắc Ninh, Ninh Bình. Hình thành từ khoảng 10 năm trước bởi nỗ lực của nghệ nhân trẻ Đào Bạch Linh, Chiếu xẩm Hải Phòng hiện có hơn 20 nghệ nhân, người trẻ nhất 7 tuổi, già nhất 70 tuổi, sinh hoạt 2 buổi/tuần, hằng năm có giỗ tổ nghề vào ngày 22.2 âm lịch, đồng thời tham gia nhiều sinh hoạt văn hóa của địa phương. Đặc biệt, từ vài năm nay, một số thành viên như nghệ nhân trẻ 17 tuổi Bùi Công Sơn của Chiếu xẩm Hải Phòng đã đi hát ở các lễ hội, chợ quê và được đón nhận như một sinh hoạt văn hóa truyền thống đang

Kỷ niệm 100 năm sân khấu cải lương: Tái dựng vở Thái hậu Dương Vân Nga

Hình ảnh
Năm 2018 đánh dấu 100 năm sân khấu cải lương hình thành, phát triển. Góp phần vào hoạt động kỷ niệm một thế kỷ sân khấu cải lương, Sân khấu Lê Hoàng, đạo diễn - NSƯT Hoa Hạ và nữ nghệ sĩ Kim Ngân (con gái cố nghệ sĩ Kim Ngọc) đã cùng hợp tác thực hiện vở cải lương Thái hậu Dương Vân Nga (tác giả Trúc Đường, chuyển thể cải lương Chi Lăng - Hoa Phượng) để chào mừng sự kiện này. Đạo diễn Hoa Hạ (giữa) và nghệ sĩ Kim Ngân, diễn viên Đại Nghĩa Làm mới tuồng lịch sử Với nhiệt huyết và tình yêu dành cho nghề, cho sân khấu và nỗi lòng đau đáu về việc tái dựng những tác phẩm cải lương kinh điển, đặc sắc mà thế hệ tiền bối đã để lại, suốt thời gian qua, đạo diễn Hoa Hạ đã nỗ lực tìm kiếm các đối tác để nhanh chóng bắt tay thực hiện dự án dàn dựng lại một