Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 3 4, 2019

Khởi công vở cải lương mới “Vì sao lạc xứ”

Hình ảnh
(HNMO) - Ngày 4-3, Nhà hát Cải lương Việt Nam thông tin về việc khởi công vở cải lương mới “Vì sao lạc xứ” của tác giả Nguyễn Toàn Thắng, đạo diễn NSƯT Triệu Trung Kiên. Đây là vở diễn thực hiện theo đơn đặt hàng của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL). Theo đạo diễn - NSƯT Triệu Trung Kiên, vở cải lương “Vì sao lạc xứ” sẽ do Đoàn cải lương thể nghiệm của Nhà hát được thực hiện với phương thức đưa vào những sáng tạo, tìm tòi mới của nghệ thuật cải lương. Vở diễn nói về nhân vật lịch sử Hồ Nguyên Trừng (con trai vua Hồ Quý Ly) - người có công phát minh ra súng thần công, được xem là có đóng góp rất sớm cho khoa học Việt Nam.  Lý giải về việc lựa chọn nhân vật lịch sử này để thực hiện vở diễn, tác giả Nguyễn Toàn Thắng cho biết, hiện nay những thông tin và tài liệu về nhân vật Hồ Nguyên Trừng khá ít. Nhà hát quyết định dựng lại nhân vật này với hy vọng cung cấp thêm những mảnh ghép thông tin về cuộc đời, sự nghiệp của ông cũng như những biến cố lịch sử ở thời kỳ của

Mùa vàng cho hát bội

Hình ảnh
Nghệ thuật hát bội không mất khán giả như nhận định của nhiều người, khi nghệ sĩ biết cách làm để tiếp cận khán giả trẻ qua nhiều vở diễn lịch sử Mùa hát chầu năm nay, nghệ sĩ của bộ môn nghệ thuật hát bội thật sự ấm lòng khi các hội đình đặt hàng dàn dựng các vở diễn ca ngợi lịch sử hào hùng của dân tộc. Các vở diễn hát bội kinh điển được dàn dựng giữ đúng sắc thái vốn có nên người trong giới cho rằng đây là tín hiệu vui cho công cuộc phục hồi những giá trị của nghệ thuật hát bội truyền thống. Được mùa vở lịch sử Tại lễ tổng kết của Liên chi hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam khu vực TP HCM và Đông Nam Bộ vào ngày 2-3 tại Hội Sân khấu TP HCM, NSƯT Nguyễn Hoàn vui mừng cho biết: "Trong tháng 3, Nhà hát Nghệ thuật hát bội TP HCM đã ký hợp đồng 15 suất diễn tại các lễ cúng Kỳ Yên, hát chầu trong địa bàn TP HCM. Hầu hết các suất đều được yêu cầu biểu diễn những vở hát bội ca ngợi lịch sử hào hùng của dân tộc, đó cũng là yếu tố thúc đẩy việc nhà hát dàn dựng nhiều kịch bản lịch s

"Chuyện Tấm Cám" qua cách kể của NSƯT Kim Tử Long cuốn hút người xem

Hình ảnh
(NLĐO)- Tối 3-3, sân khấu cải lương của NSƯT Kim Tử Long đã tạo được dấu ấn đẹp đối với khán giả khi ra mắt vở "Chuyện Tấm Cám" do anh đạo diễn. Với cách kể hấp dẫn bằng ngôn ngữ cải lương tuồng cổ, vở diễn thật sự tạo cú hít cho khán giả đến sàn diễn. Tạo dấu ấn mới cho sự nghiệp dàn dựng của mình, NSƯT Kim Tử Long đã chọn kịch bản của soạn giả Nhị Kiều – Kim Mai để kể về câu chuyện quá quen thuộc là "Tấm Cám". Trước hết, với thủ pháp dàn dựng tinh tế, đẩy nhanh tiết tấu, tạo không gian đa chiều để khán giả có thể giao lưu với nghệ sĩ, để nghệ sĩ trong các nhân vật có thể tương tác với người xem, vở "Chuyện Tấm Cám" đã làm hài lòng khi số đông khán giả đến xem đều bày tỏ mong muốn được xem lại. NSƯT Kim Tử Long và NS Huỳnh Trâm trong vở "Chuyện Tấm Cám" NS Trinh Trinh là một trong những diễn viên gây ấn tượng và được đánh giá cao về diễn xuất trong "Chuyện Tấm Cám". Khác hẳn với những vai diễn trước đây, cô lột xác kh

Đoàn Triều kịch Quảng Đông giao lưu nghệ sĩ cải lương Việt

Hình ảnh
Nghệ sĩ Bạch Long cùng đồng nghiệp trình diễn các trích đoạn nổi tiếng và chia sẻ với khán giả nét chấm phá về lịch sử cải lương tuồng cổ. Triển lãm tôn vinh nghệ thuật cải lương trên phố Nguyễn Huệ  /  Cải lương: Những tinh hoa trong dĩ vãng Chương trình biểu diễn "Cải lương tuồng cổ Việt Nam và Triều kịch Quảng Đông Trung Quốc" diễn ra vào tối 27/2. Các nghệ sĩ hai nước trình diễn năm trích đoạn cải lương, Triều kịch, cũng như dành thời gian chia sẻ về sự giao thoa của hai loại hình nghệ thuật ca diễn này ở Việt Nam. Triều kịch (tuồng Triều Châu) nằm trong top 10 loại hình ca kịch Trung Quốc, là một trong ba loại ca kịch phổ biến nhất của tỉnh Quảng Đông. Ngày 20/5/2006, Triều kịch được Quốc Vụ viện Trung Quốc liệt vào danh sách di sản văn hóa phi vật chất cấp quốc gia. * Nghệ sĩ Bạch Long chia sẻ về cải lương tuồng cổ Video Player is loading. Dừng Hiện tại  0:07 / Thời lượng  2:56 Đã tải : 0% Tiến trình : 0% Bỏ tắt tiếng

Nhớ về giải Thanh Tâm

Hình ảnh
SGGP   Chủ Nhật, 3/3/2019 09:15 Trong suốt chặng đường 100 năm, có một dấu son mà với giới mộ điệu cải lương dường như ai ai cũng biết. Đó chính là giải thưởng Thanh Tâm do nhà báo Trần Tấn Quốc thành lập, với 2 giải thưởng chính là giải Diễn viên triển vọng và giải Diễn viên xuất sắc.  Từ năm thứ hai, giải Thanh Tâm đã trở thành giải thưởng tập thể của những nhà báo, soạn giả và những nghệ sĩ tiền phong sân khấu, vinh danh những diễn viên sân khấu cải lương trong độ tuổi từ 13 - 21. Giải thưởng của sự bất ngờ Đã bước vào tuổi 73 nhưng nét tinh anh vẫn còn hiện rõ trong đôi mắt của NSƯT Ánh Hồng, hiện đang sống cùng chồng tại TP Tân An, tỉnh Long An. Đặc biệt, khi nhắc về giải Thanh Tâm, trong đôi mắt kia lại xôn xao niềm vui ngày cũ. Bà kể lại rành rẽ, trong nỗi vui lại xen một chút bồi hồi. Vào năm 1962, sau khoảng 5 tháng ở Đoàn Thúy Nga, cô đào Ánh Hồng chuyển sang Đoàn Kim Chưởng. Chính thời gian này, bà được mến mộ qua hàng loạt vở tuồng của soạn giả Thu An như