Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 1, 2018

NSND Kim Cương dốc hết sức cho chương trình "Nghệ sĩ tri âm"

Hình ảnh
(NLĐO) Sáng 28-1, 200 nghệ sĩ nghèo khó, bệnh tật đã hội ngộ tại Nhà hát TP để nhận quà từ chương trình "Nghệ sĩ tri âm" lần 4 mà Kỳ nữ Kim Cương và Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo TP HCM thực hiện. Kỳ nữ Kim Cương cho biết đã dốc toàn sức để đạt đến con số 1,5 tỉ đồng chăm lo cho nghệ sĩ nghèo, bệnh tật đón xuân. NSND Kim Cương trao quà Tết cho NS Thanh Thế Cách đây 4 năm, NSND Kim Cương đã sáng lập chương trình thiện nguyện với chủ đề "Nghệ sĩ tri âm" nhằm mục đích trao tặng quà Tết cho nghệ sĩ nghèo khó, bệnh tật của nhiều lĩnh vực nghệ thuật như: cải lương, kịch nói, xiếc, ảo thuật, ca múa nhạc. NSND Kim Cương và các nghệ sĩ trong chương trình "Nghệ sĩ tri âm" lần 4 Trong 4 năm qua, Kỳ nữ Kim Cương đã nhận được sự giúp đỡ của nhiều doanh nghiệp và bạn bè thân hữu, những người có tấm lòng vàng sẳn sàng trích doanh thu kinh doanh trong năm để ủng hộ hoạt động mang ý nghĩa thiện nguyện này. "Đó là nghĩa cử mà tôi vô cùng

Nghệ sĩ hải ngoại nghẹn ngào tiễn biệt danh hài Văn Chung

Hình ảnh
(NLĐO) Chiều 29-1, theo giờ địa phương tại bang California, Mỹ, đông đảo nghệ sĩ hải ngoại đã đến tiễn đưa danh hài Văn Chung về nơi an nghỉ cuối cùng. Danh hài Bảo Quốc, nghệ sĩ Châu Thanh, Philip Nam, Tuấn Châu, Hoài Tâm, Quang Minh đã cùng đẩy quan tài của người nghệ sĩ được xem là cây đại thụ của làng hài đến nơi an nghỉ cuối cùng. Vợ chồng NS Hồng Loan viếng linh cữu danh hài Văn Chung NSƯT Bảo Quốc nói trong nước mắt: "Tôi rất buồn vì một nhân tài như nghệ sĩ Văn Chung đã ra đi vĩnh viễn, một người mà vùng trời nghệ thuật cải lương và hài kịch đã khắc ghi trong tâm tưởng những người yêu bộ môn cải lương sự rung động chân thật. Nếu làm nhìn lại quá trình cống hiến của ông sẽ nhận thấy hàng trăm vai diễn của nghệ sĩ đã gắn kết những tâm hồn, những con tim yêu sân khấu lại với nhau. Với ông tôi có nhiều ký ức đẹp. Thời trẻ của ông là một tấm gương sáng đối với thế hệ chúng tôi. Vĩnh biệt một người nghệ sĩ đã cống hiến cho đời nhiều niềm vui, tiếng cườ

MV: Hướng đi mới của cải lương

Hình ảnh
Cuộc "bứt phá" này mang lại hiệu ứng tích cực cho việc quảng bá nghệ thuật cải lương nhưng còn đó những băn khoăn Nhiều năm qua, giới nghệ sĩ (NS) sân khấu cải lương chỉ quen với việc quay hình những vở tuồng đưa lên các diễn đàn, trang mạng xã hội thông qua những vở diễn sân khấu được "truyền hình hóa". Đầu năm 2018, xu hướng thực hiện MV (video ca nhạc) cải lương có câu chuyện như nhạc phim, những biến đoạn từ bài bản đờn ca tài tử, từ những nhân vật sân khấu lừng danh hoặc kịch bản mới được dàn dựng công phu đã gây dấu ấn đậm nét, hứa hẹn làm nên thị phần mới cho nghệ thuật cải lương. Hiệu quả cao Dù mới bước vào cuộc chơi có phần muộn so với ca nhạc nhưng MV của NS cải lương khá chỉn chu. MV "Oan gia ngang trái" của NS Bình Tinh thực hiện với số vốn 300 triệu đồng là ấn phẩm MV cao nhất của NS cải lương ở thời điểm này. NS Bình Tinh cho biết: "Do kỹ thuật quay phim, đồ họa hiện đã tiến bộ hơn trước rất nhiều nên từ bối cảnh, màu sắc

NSND Ngọc Giàu bức xúc khi bị đồn bị lẫn, không thuộc kịch bản

Hình ảnh
Tham gia phim ngắn Đúng tết nhà mình rồi, Muối ơi! của đạo diễn Vũ Ngọc Đãng , NSND Ngọc Giàu  tiết lộ thời gian qua, bà vô cùng bức xúc khi có nhiều tin đồn cho rằng bà bị lẫn, không thuộc kịch bản. NSND Ngọc Giàu trong phim ngắn 'Đúng tết nhà mình rồi, Muối ơi!' Ảnh: Đoàn phim cung cấp NSND Ngọc Giàu năm nay đã hơn 70 tuổi. Dù tuổi đã cao, bà vẫn thường xuyên được mời tham gia các bộ phim truyền hình, điện ảnh bởi diễn xuất tự nhiên, duyên dáng, khó ai thay thế. Tuy nhiên, theo chia sẻ của "má Giàu" (cách gọi thân mật của giới nghệ sĩ), thời gian qua xuất hiện nhiều tin đồn cho rằng bà bị lẫn, không thuộc kịch bản nên không mời đóng phim nữa khiến bà vô cùng bức xúc. Đạo diễn Vũ Ngọc Đãng khi làm việc với NSND Ngọc Giàu cho hay khi tham gia bộ phim ngắn  Đúng tết nhà mình rồi, Muối ơi!  của anh, "má Giàu" cũng đã bày tỏ bức xúc này. Anh cho biết dù đã lớn tuổi nhưng NSND Ngọc Giàu vẫn hết mình cống hiến cho nghệ thuật.

Không để đờn ca tài tử bị mai một

Hình ảnh
Không để đờn ca tài tử bị mai một Tháng 12/2013, UNESCO đã chính thức công nhận Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ của Việt Nam là di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại, là một trong số 11 di sản phi vật thể của Việt Nam đã được vinh danh. Tuy nhiên những năm qua, việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản đặc biệt này đang gặp nhiều khó khăn…    Sân khấu hóa đờn ca tài tử. Di sản bây giờ ra sao?  Để được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể, đờn ca tài tử Nam Bộ phải đáp ứng nhiều tiêu chí khắt khe mà UNESCO đưa ra như: Được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua giáo dục chính thức và không chính thức tại khắp 21 tỉnh phía Nam; Đờn ca tài tử liên tục được tái tạo thông qua trao đổi văn hóa với các dân tộc khác nhau, thể hiện sự hoà hợp và tôn trọng lẫn nhau giữa các dân tộc…  Các di sản của

NSND Kim Cương: Nhiều kẻ gian giả nghệ sĩ nghèo để lấy tiền từ thiện

Hình ảnh
Trải qua 4 mùa tổ chức chương trình Nghệ sĩ tri âm, NSND Kim Cương đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm trong công tác từ thiện. Những năm trước đó vì thiếu nhân lực và tài lực nên bà gặp khó khăn rất nhiều. NSND Kim Cương cho hay: 'Tôi từng bị người ta lừa thất thoát nhiều tiền từ thiện' “Kỳ nữ” Kim Cương từng là bà bầu và là ngôi sao của đoàn kịch mang tên chính mình, dưới tay bà từng có hơn 70 văn công, diễn viên. Khi lui về ở ẩn và gắn bó với các công tác từ thiện thì chỉ còn vài người có thể phụ giúp bà. “Mấy năm trước tôi “chạy” để chuẩn bị cho chương trình từ 2-3 tháng trước. Nhưng năm nay vì tôi bị bệnh nên thành thử tới tháng cuối tôi mới bắt đầu lo đi xin tài trợ”, cô Diệu nổi tiếng một thời với vở Lá sầu riêng chia sẻ. Bà chỉ vào hàng trăm gói quà xếp la liệt và nói: “Nhờ mấy em Thanh Hiệp, Thành Lộc, Hữu Châu với lại học trò của mấy đứa nó cho nên mới lo kịp chứ không thôi không biết phải làm sao nữa. Ở đây biết bao nhiêu phần

Khán giả vượt mưa xem 'Đời cô Lựu'

Hình ảnh
Chiều 28.1 trời đổ mưa lớn, thế nhưng khán giả vẫn vượt qua những cơn mưa để đến Nhà hát Bến Thành xem vở cải lương  Đời cô Lựu , trong đó có những người ở tận các tỉnh như Bình Dương, Đồng Tháp, Tiền Giang… Không biết bao nhiêu tràng pháo tay đã vang dậy khán phòng trong suốt vở 'Đời cô Lựu' Ảnh: H.K Đời cô Lựu được tái dựng và diễn chỉ hai suất vào ngày 21, 28.1, với những “người xưa” như Ngọc Giàu, Bạch Tuyết, Phượng Liên, Minh Vương, Chí Tâm, gợi bao kỷ niệm một thời. Khán giả yêu cải lương và yêu nghệ sĩ, rưng rưng khi thấy “người yêu” của mình đã trên dưới 70 tuổi mà vẫn hát ca, cười khóc trên sân khấu. Có người vẫn khỏe mạnh, dài hơi, có người đã phải ngắt câu hát ra mấy đoạn vì yếu sức dù giọng vẫn ngọt lịm mượt mà, có người cố gắng giấu vài bước đi lựng khựng vì chân đã yếu… Nhưng tài hoa của họ vẫn sáng ngời, không thể phủ nhận, làm nên một đêm diễn tưng bừng, tuyệt đẹp. Nghệ sĩ Bạch Tuyết - C

Nhà nghiên cứu Mịch Quang: miệt mài nghiên cứu và sáng tác tuồng

Hình ảnh
Nhà nghiên cứu Mịch Quang: miệt mài nghiên cứu và sáng tác tuồng 28/06/2006 12:03 GMT+7 Những năm gần đây, mặc dù tuổi đã cao (năm nay 90 tuổi), nhưng nhà nghiên cứu Mịch Quang vẫn liên tục công bố những công trình quan trọng nhất: Ðặc trưng nghệ thuật tuồng, Âm nhạc và sân khấu kịch hát dân tộc, Kinh dịch và nghệ thuật truyền thống, Khơi nguồn mỹ học dân tộc (nghiên cứu) và Thanh gươm hát bội, Giấc mộng hồ hoa, Kịch bản và hồi ký... Nhà nghiên cứu Mịch Quang Những năm gần đây, mặc dù tuổi đã cao (năm nay 90 tuổi), nhưng nhà nghiên cứu Mịch Quang vẫn liên tục công bố những công trình quan trọng nhất: Ðặc trưng nghệ thuật tuồng, Âm nhạc và sân khấu kịch hát dân tộc, Kinh dịch và nghệ thuật truyền thống, Khơi nguồn

100 năm 'lão tướng tuồng' Mịch Quang

Hình ảnh
TTO - Với một tâm hồn nghệ sĩ bậc thầy và một tư duy bác học về nghệ thuật dân tộc, Mịch Quang là đại thụ của nghệ thuật tuồng Việt Nam. Nhà nghiên cứu, soạn giả Mịch Quang tại lễ mừng thọ 100 tuổi nhân dịp ông được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2017 - Ảnh: ĐỨC TRIẾT “Nhiều phát hiện và tổng kết về nghệ thuật truyền thống dân tộc của Mịch Quang đã đi vào đời sống nghệ thuật dân tộc, trở thành tài sản chung của giới nghệ thuật học dân tộc GS Hoàng Chương Mịch Quang không chỉ là soạn giả của nhiều vở tuồng ấn tượng, mà còn là tác giả của nhiều công trình xuất sắc nghiên cứu chuyên sâu về tuồng. Ông ghi dấu ở lĩnh vực sáng tác với những vở tuồng như Đường về Lam Sơn, Má Tám, Quang Trung, Trần Hưng Đạo, Vua Hùng kén rể, Hộp truyền đơn, Phất cờ nương tử, Thanh gươm hát bội, Giấc mộng hồ hoa, Bà mẹ làng Sen… Trong số đó, vở tuồng Thanh

Nghệ sĩ Sài Gòn tụ hội cổ vũ đội tuyển U23 Việt Nam

Hình ảnh
TTO - Rất đông nghệ sĩ tại Sài Gòn đã tụ hội tại một quán bar ở quận 1 để cùng nhau cổ vũ cho đội tuyển Việt Nam trong trận chung kết lịch sử giữa U23 Việt Nam - Uzbekistan tại AFC Cup đang diễn ra ở Thường Châu (Trung Quốc). Đàm Vĩnh Hưng, Pha Lê, Nguyên Vũ, Vũ Hà, Song Luân, Phan Đình Tùng, Hàn Thái Tú... cùng nhiều nghệ sĩ Sài Gòn đã cùng nhau tạo nên không khí sôi động tại một quán bar ngoài trời ở quận 1 (TP.HCM).  Bên cạnh theo dõi diễn biến của trận đấu, các nghệ sĩ cũng biểu diễn, khuấy động phong trào trước hàng trăm người hâm mộ theo dõi qua màn hình lớn tại đây.  Các nghệ