Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 12 16, 2017

Lan và Điệp - Phan Thị Mai Phương || CK xếp hạng Bông Lúa Vàng 2017

Hình ảnh
Cuối cùng chung kết xếp hạng của giải BLV 2017 cũng đã đến Những thí sinh tôi yêu đã lọt vào vòng này. Không muốn ai phải rớt nhưng “bản lĩnh” và “định mệnh” đã quyết định 3 tấm vé vào vòng trong Mình lo quay phim nên không biết ai vào Thôi thì ACE hãy thưởng thức những giọng ca hay với những tràn pháo tay nhé! Còn ai vỗ được bằng chân thì quả là rất có khiếu …kakaka ________________ Sau đây là: Trích đoạn đầu tiên: Lan và Điệp Trình bày: Phan Thị Mai Phương (đến từ An Giang) Hãy nhìn kỹ có những giọt nước mắt không biết là thương cho EM LAN hay khóc cho CHÚ ĐIỆP …KAKAKA

Tư liệu: Đờn Ca Tài Tử (Trang web Nam Kỳ Lục Tỉnh)

Hình ảnh
Đờn Ca Tài Tử Đờn ca tài tử Nam bộ là một dòng nhạc dân tộc của Việt Nam xuất hiện hơn 100 năm trước đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại và là một danh hiệu UNESCO ở Việt Nam có vùng ảnh hưởng lớn, với phạm vi 21 tỉnh thành phía nam. Đờn ca tài tử hình thành và phát triển từ cuối thế kỉ 19, bắt nguồn từ nhạc lễ, Nhã nhạc cung đình Huế và văn học dân gian. Đờn ca tài tử là loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của vùng Nam Bộ. Đây là một loại hình nghệ thuật của đàn và ca, do những người bình dân, thanh niên nam nữ nông thôn Nam Bộ hát ca sau những giờ lao động. Những người tham gia đờn ca tài tử phần nhiều là bạn bè, chòm xóm với nhau. Họ tập trung lại để cùng chia sẻ thú vui tao nhã nên thường không câu nệ về trang phục. Loại âm nhạc này đúng ra là một loại nhạc thính phòng thường trình diễn trong phạm vi không gian tương đối nhỏ như trong gia đình, tại đám cưới, đám giỗ, sinh nhật, trong các lễ hội, sau khi thu hoạch mùa vụ

Vọng cổ-làn điệu "vua" trong âm nhạc tài tử và cải lương

Hình ảnh
Vọng cổ-làn điệu "vua" trong âm nhạc tài tử và cải lương 08:00 11/11/2015 Nhắc đến âm nhạc tài tử và cải lương, người ta thường nghĩ ngay đến điệu "Vọng cổ". Bất cứ cuộc sinh hoạt đờn ca tài tử nào, bất kỳ vở tuồng cải lương nào, cũng đều có sự hiện diện của bài ca "Vọng cổ". Bài "Vọng cổ" có thể dung nạp các loại hơi: Xuân, Ai, Bắc, Oán, cũng như một số làn điệu âm nhạc dân gian khác như: Hò,Vè, Lý, Thơ... Nhờ vậy bản "Vọng cổ" được xem là một thể điệu chủ lực, là bản nhạc "Vua" trong âm nhạc tài tử và cải lương. Cội nguồn của làn điệu "Vọng cổ" Tiền thân của điệu "Vọng cổ" chính là bản "Dạ cổ hoài lang" do cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu (tức Sáu Lầu) sáng tác. Nhạc sỹ Cao Văn Lầu sinh năm 1892 tại xóm Cái Cui, làng Chí Mỹ, huyện Vàm Cỏ (nay là huyện Châu Thành), tỉnh Long An. Ông mất ngày 13/8/1976 tại Bạc Liêu.