Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 12 1, 2018

Nhan sắc của Thanh Nga sau năm 1975

Hình ảnh
Nhan sắc của Thanh Nga sau năm 1975 Thanh Nga, Thanh Sang - đệ nhất đào kép cải lương thời vàng son Thanh Nga năm 1975 bên chồng - ông Phạm Duy Lân (thứ hai từ trái qua). Ở tuổi 33, cố nghệ sĩ được ngưỡng mộ với vẻ đẹp phúc hậu, gia đình hạnh phúc cùng sự nghiệp viên mãn. Thanh Nga trẻ trung với tóc tết đuôi sam vào năm 1976. Năm 1977, bà cùng cố Nghệ sĩ Ưu tú Thanh Sang  đạt được nhiều thành tựu  mới - tiêu biểu là hai vở "Bên cầu dệt lụa" và "Tiếng trống Mê Linh" (ảnh). Hai tác phẩm đi vào lịch sử cải lương, được ví như chuẩn mực cho các thế hệ nghệ sĩ sau đó mỗi khi tái dựng vở. Video Player is loading. Dừng Hiện tại  0:04 / Thời lượng  7:01 Đã tải : 0% Tiến trình : 0% Bỏ tắt tiếng Toàn màn hình Trích đoạn 'Tiếng trống Mê Linh'. Thanh Nga năm 1978. Thời điểm này, bà cùng các nghệ sĩ chung sức giúp đoàn Thanh Minh Thanh Nga vực dậy tên tuổi sau khi tái lập. Vai diễn

Cố nghệ sĩ Thanh Nga - bông hồng ngát hương của làng cổ nhạc

Hình ảnh
"Nữ hoàng sân khấu" một thời yêu hoa hồng, và tài năng, nhan sắc của bà cũng được ví như loài hoa đài các. Thanh Nga, Thanh Sang - đệ nhất đào kép cải lương thời vàng son Ngày 2/12 tới, tại TP HCM, gia đình cố Nghệ sĩ Ưu tú Thanh Nga sẽ tổ chức lễ giỗ kỷ niệm 40 năm ngày danh ca mất, do NSƯT Hữu Châu - cháu Thanh Nga chủ trì. Gia đình cố nghệ sĩ có nguyện vọng mỗi khách đến dự chương trình sẽ mang theo một nhành hoa hồng để nhớ về bà, "bông hoa" chưa bao giờ thôi chinh phục khán giả làng cổ nhạc với hương sắc không phai theo thời gian. 40 năm qua, đông đảo người mộ điệu vẫn tiếc thương khi danh ca  đột ngột qua đời (26/11/1978) ở đỉnh cao sự nghiệp. Sinh thời, ngoài tài năng ca diễn ở lĩnh vực sân khấu, phim ảnh, bà còn là một trong những đào chánh được ngưỡng mộ về nhan sắc. Sinh ra trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật, từ nhỏ, Thanh Nga đã theo nghề diễn. Trong ảnh: Thanh Nga sáu tuổi bên cha dượng - nghệ sĩ Năm Nghĩa. Thanh Nga năm tám tuổ

Sân khấu cải lương nỗ lực tìm hướng đi

Hình ảnh
VOV.VN - Nhìn chung với số đông công chúng, đặc biệt là lớp trẻ thì việc dành thời gian để đến với một đêm diễn cải lương là không nhiều. Sân khấu cải lương đang lâm vào cảnh chợ chiều. Tuy nhiên, các đơn vị, các nhóm cải lương xã hội hóa phía Nam vẫn cố gắng duy trì hoạt động và cho ra đời những tác phẩm có giá trị. Khán giả ngày một vơi Khán giả phía Nam vẫn rất yêu thích những làn điệu đàn ca tài tử, những bản vọng cổ... nhưng nhìn chung với số đông công chúng, đặc biệt là lớp trẻ thì việc dành thời gian để đến với một đêm diễn cải lương là không nhiều. Lớp khán giả coi cải lương như món ăn tinh thần nay đã ở lứa tuổi cao niên. Tuy nhiên người thì vướng bận mưu sinh, người lo chăm nom cháu nhỏ, người do tuổi cao không thể tự đến các nhà hát... khiến cho sàn diễn cải lương ngày càng thiếu vắng khán giả. Như hệ lụy tất yếu, thiếu vắng khán giả dẫn tới việc cải lương không thể đều đặn sáng đèn ở các rạp diễn. Ngày trước, khi các bầu show đầu tư cho một vở diễn thì có thể biểu di

Những thước phim tài liệu quý giá lần đầu công bố nhân kỷ niệm 40 năm ngày mất của 'Nữ hoàng sân khấu' Thanh Nga

Hình ảnh
​Nhân Kỷ niệm 40 năm ngày NSƯT Thanh Nga rời xa nghệ thuật và chia tay những người thân thương yêu quý bà biên kịch – đạo diễn Lê Quang Thanh Tâm sẽ cho phát hành lúc 12h trưa ngày 2.12 Cũng nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày NSƯT Thanh Nga và chồng ra đi vĩnh viễn, cháu trai cô – nghệ sỹ Hữu Châu và gia đình đã làm giỗ của cô cùng chồng tại Riverside Palace vào trưa ngày 2.12 (nhằm ngày 26.10 Âm lịch). Đây là lần đầu tiên, những tư liệu quý về cố nghệ sĩ Thanh Nga trong 36 năm sống trên dương thế và hoạt động nghệ thuật được công bố qua những tư liệu phim ảnh, vở diễn và đời sống thường ngày. Đặc biệt nhất là những lời tâm sự về những kỷ niệm của một thế hệ nghệ sỹ vàng từng cận kề bên nữ nghệ sỹ Thanh Nga như: Mộng Tuyền, Kim Cương, Thẩm Thúy Hằng, Kim Hương, Xuân Lan,… Con trai duy nhất của nữ nghệ sĩ Thanh Nga là Phạm Duy Hà Linh cũng kể lại những mẫu chuyện quý giá về những gì anh biết, anh hiểu, anh cảm nhận, anh thương nhớ về Bố Mẹ mình. Cũng trong bộ phim phóng sự

Tấn Tài - Phượng Liên: "Hoàng đế" và "nữ hoàng" đĩa nhựa

Hình ảnh
(NLĐO) - Sân khấu cải lương phát triển rực rỡ nhất vào khoảng giữa thập niên 1950 đến những năm 1970. Trong số những cặp đôi danh giá của thế hệ vàng cải lương thời đó, phải kể đến cặp đôi "hoàng đế" và "nữ hoàng" đĩa nhựa Tấn Tài - Phượng Liên. NS Tấn Tài - Phượng Liên Sinh thời, "ông vua vọng cổ" Viễn Châu từng nói thị trường băng đĩa đem lại tiếng vang lớn cho nhiều nghệ sĩ (NS) tài danh, giúp họ khẳng định tên tuổi, tạo uy tín cho nghề nghiệp khi thị phần băng đĩa giúp họ thu hút thêm lượng khán giả đến rạp. Trong số nhiều danh ca thành công trên thị trường băng đĩa, phải kể đến NS Tấn Tài và Phượng Liên. Nếu NS Tấn Tài được khán giả mộ điệu gọi tên "Hoàng đế đĩa nhựa" thì Phượng Liên được gọi là  "Nữ hoàng đĩa nhựa". Họ là cặp đôi vang bóng, đem lại nhiều cảm xúc đối với khán thính giả mê trào lưu sưu tầm đĩa nhựa thời đó. Soạn giả Nguyễn Phương nhận xét: "Thời trước,sân khấu cải lương đã có một thế hệ NS quá