Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 3 14, 2018

Một gánh hát chợ trưa

Hình ảnh
Một cách hữu duyên, sự luân chuyển vận động, canh tân của thuật ca diễn truyền thống miền Nam đã xoay xở dung nạp mọi trào lưu ảnh hưởng mới và bản địa hóa tất thảy để giữ mạnh trường cửu cho chủ thể là nghệ thuật tuồng cổ hay vọng cổ, cải lương. Sân khấu uỷ lạo cổ nhạc dân gian 2 giờ chiều Chúa nhựt trang hoàng sơ sài hai miếng bìa cứng vẽ bông sen. Dàn cổ nhạc tứ tuyệt mà hết hai cây organ bận áo gấm đỏ rầu rĩ tấu theo nhịp song lang nhỏ giọt đều đều như phin cà phê đã tới hồi cạn nước. Anh kép bận sơ mi quần tây kiểu công chức, cô đào bận bà ba thắt bím đang ca một bản tân cổ về mùa măng Trường Sơn. Phía trước dãy ghế đầu vẫn còn chiếc bàn đại biểu phủ khăn trắng khăn đỏ, vài vị cao niên đã lác đác rơi vào hiệp ngủ trưa. Tân cổ Viễn Châu, đuôi sam văn công và nguyên lý “bánh mì thịt nguội” Tôi cũng lơ mơ bỏ lọt tai vài ca từ gieo trật vần cứ lục khục bất an lỗ nhĩ, nôn nóng chờ tới lớp tuồng trông

Mùa vọng cổ

Hình ảnh
Đã nhiều lần tập thưởng thức những bài tân nhạc cho đồng điệu với bạn bè, vậy nhưng tôi vẫn bị hút hồn bởi vọng cổ, cải lương, phải chăng bởi vì tôi được sinh ra và lớn lên ở miền Tây? Hồi đó, tối thứ Bảy nào cả xóm cũng rộn rịp đi coi cải lương trên vô tuyến. Cả xóm chỉ có một nhà sắm được cái tivi trắng đen, con nít từ chiều đã tụ tập đầy sân, chơi trốn kiếm tơi bời xung quanh vườn nhà đó. Có mấy tuồng  Đời cô Lựu, Tô Ánh Nguyệt,…  chiếu đi chiếu lại hoài mà mấy bà già lần nào coi lại cũng lấy khăn lau nước mắt. Thời hoàng kim của cải lương đã đi qua. Bây giờ không còn cảnh lũ lượt chèo xuồng đi coi hát tới nửa đêm mới về tới nhà như hồi đó nữa. Hồi đó, ở quê người ta vừa chằm lá vừa đan rổ, hay đi làm vườn mang theo cái radio, vừa nghe vọng cổ vừa làm việc, thấy cuộc đời thật đáng yêu như bà mẹ vừa vót nan vừa ru con ngủ. Cuộc sống thật yên bình. Đám tiệc nhất định phải thuê dàn cổ nhạc về để th

NSƯT Minh Vương được đề xuất trao danh hiệu NSND

Hình ảnh
Danh ca cải lương vui vì được đề xuất lên Hội đồng cấp nhà nước để xét trao danh hiệu mới. Nghệ sĩ Ưu tú Minh Vương cho biết cách đây không lâu, đại diện Hội sân khấu TP HCM liên hệ để hướng dẫn ông hoàn thành hồ sơ xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân. Mới đây, Sở Văn hóa Thể thao TP HCM đề xuất hồ sơ của ông cùng 58 nghệ sĩ lên Hội đồng cấp nhà nước để được xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT. "Bên cạnh tình cảm lớn lao của khán giả, danh hiệu là một trong những phần thưởng ghi nhận nghề hát của tôi", Minh Vương chia sẻ. Ông nhận danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú vào năm 2007. Nghệ sĩ Ưu tú Minh Vương. Bà Hồng Dung - phó Chủ tịch Hội sân khấu TP HCM - cho biết bà vui khi đồng nghiệp thân thiết được đề nghị xét danh hiệu mới. "Hội hạnh phúc vì các nghệ sĩ được đề xuất đều là những người có công to lớn trong ngành sân khấu, nghệ thuật. Anh Minh Vương là một nghệ sĩ nhiệt huyết với nghề đã lâu, việc được phong tặng danh hiệu là sự khẳng định cho đóng góp khô

Mộng Lành - Đào chánh vang bóng đoàn Minh Tơ qua đời

Hình ảnh
(NLĐO) – Nghệ sĩ Mộng Lành – học trò của cố nghệ sĩ Minh Tơ, đồng thời là đào chánh một thời của thương hiệu cải lương tuồng cổ đã qua đời tại Khu Điều dưỡng quận 8 TP HCM, hưởng thọ 73 tuổi. NS Mộng Lành Bà tên thật là Võ Hiếu Nghĩa, sinh năm 1946 tại Cần Thơ. Bà sống tại Khu dưỡng lão nghệ sĩ TP HCM gần 12 năm. So với các nghệ sĩ tại mái nhà chung này, bà ít tuổi nên vẫn xem là em út. Mười ba tuổi, bà đã theo gánh hát, từ miền đất Cần Thơ phiêu bạt đến Sài Gòn lập nghiệp. Cách đây không lâu, bà bị té khiến căn bệnh tai biến càng thêm trầm trọng. Bà được người thân đưa vào điều trị tại Khu điều dưỡng quận 8, TP HCM. Dù được  đội ngũ y bác sĩ giỏi tại đây tận tình chăm sóc nhưng do tuổi cao, sức đề kháng yếu, lại không ăn uống nên đã trút hơi thở cuối cùng lúc 13 giờ 45 phút ngày 11-3. NS Mộng Lành trên sân khấu Minh Tơ Bà theo Đoàn hát bội Minh Tơ học hát từ các nghệ sĩ đàn anh đi trước. Những vai diễn đầu tiên được thầy Minh Tơ giao là vai tỳ nữ,

Nghệ sĩ Trúc Thuyên bị hành hung dã man tại Đức

Hình ảnh
(NLĐO) – Mới đây, nghệ sĩ Trúc Thuyên bị hành hung tại Đức, phải nhập viện trong tình trạng hôn mê. Sự việc xảy ra khoảng 10 ngày trước, khi  nghệ sĩ  Trúc Thuyên đang trong chuyến đi thăm người thân định cư tại Đức. Theo báo Đức (Waz) đưa tin hôm 1-3, một vụ giết người nghiêm trọng đã xảy ra do mâu thuẫn trong quá trình ly hôn của một cặp vợ chồng. Khi cảnh sát ập đến và bắt giữ thủ phạm đã giết chết người vợ của mình, anh ta không thể nhớ được tại sao em gái của vợ lại bị trói trong căn hộ và cũng trong tình trạng đã bị hành hung dã man. Trúc Thuyên là nghệ sĩ độc tấu violin và là bè trưởng (concertmistress) của Dàn nhạc Giao hưởng Nhà hát Giao hưởng Nhạc vũ kịch TP HCM Nghệ sĩ Trúc Thuyên nhập viện trong tình trạng hôn mê và cho đến hiện tại vẫn trong tình trạng cực kỳ nguy kịch. Các bác sĩ cho biết sẽ cố gắng hết sức để cứu chữa bởi nghệ sĩ Trúc Thuyên là nhân chứng quan trọng của vụ việc. Toàn bộ hồ sơ vụ việc đã được cảnh sát Đức thụ lý. Đại sứ quán Đức

NSƯT Thành Lộc mong nam sinh THPT cũng được mặc áo dài

Hình ảnh
NSƯT Thành Lộc đề xuất các học sinh nam cấp 3 mặc áo dài để tạo thêm vẻ đẹp cho chiếc áo dài Việt Nam.   NSƯT Thành Lộc được các học sinh hâm mộ nồng nhiệt.   NSƯT Thành Lộc chào các thầy cô.   Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh rạng ngời trong tà áo dài đến dự buổi giao lưu.   Bốn Đại sứ lễ hội Áo dài TP.HCM tham dự chương trình.   Các đại biểu và thầy cô tham dự chương trình.   Tiết mục trình diễn áo dài mở màn.   Buổi giao lưu rộn ràng qua những kỷ niệm và chia sẻ của các Đại sứ.   NSƯT Thành Lộc đề xuất nam sinh mặc áo dài khiến không khí sôi nổi.   Các nữ sinh trường THPT chuyên Lê Hồng Phong bị cuốn hút vào chương trình. Chiều 12/3, tại trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (quận 5, TP.HCM) đã diễn ra chương trình giao lưu “Tôi yêu Áo dài Việt Nam” trong khuôn khổ lễ hội Áo dài TP.HCM lần thứ 5 năm 2018. Lễ hội Áo dài TP.HCM là hoạt động nhằm tôn vinh chiếc áo dài, một trang phục truyền thống, là biểu tượng văn hóa, đặc trưng cho vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam.

Giữ “lửa” chầu văn

Hình ảnh
Nghệ thuật hát văn (hát chầu văn) ngày càng có chỗ đứng hơn trong hoạt động văn hóa, tín ngưỡng, nghệ thuật dân gian truyền thống của người Việt Nam. Đây cũng là cơ hội để nghệ thuật hát văn ở làng An Mô, xã Lê Lợi, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương được bảo tồn và phát huy giá trị. Hát văn được những người nông dân An Mô bảo tồn, gìn giữ “Nghệ sĩ” nông dân Theo chân anh Phan Minh Đức - Tổ trưởng quản lý Khu di tích Đền Sinh – Đền Hóa (Ban quản lý di tích thị xã Chí Linh)- chúng tôi đến nhà nghệ nhân hát văn duy nhất, người hồi sinh hát văn An Mô - cụ Phạm Văn Trạnh (78 tuổi). Nghệ nhân Trạnh trông khá mệt mỏi sau trận ốm, nhưng nhắc tới hát văn ông bỗng tươi tỉnh, đôi mắt sáng ngời. Theo lời nghệ nhân, An Mô là một làng cổ lâu đời của xã Lê Lợi. Hát chầu văn ở An Mô ra đời gắn liền với hoạt động thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ Phủ ở Đền Sinh - Đền Hóa. Ông kể, sau hai cuộc kháng chiến, nhiều cụ trong làng biết hát v

Về Hội An nghe hát bài chòi

Hình ảnh
Hàng trăm năm qua, bài chòi là món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân phố Hội. “Đặc sản” này luôn được những con người mộc mạc đem ra thiết đãi các vị khách và được đón nhận nồng nhiệt. Nghệ nhân Phùng Thị Ngọc Huệ truyền lửa đam mê cho thế hệ trẻ của Hội An Nghệ nhân Nguyễn Lương Đán (nghệ danh Lương Đán) chia sẻ: “Ngay từ trước những thập niên 80, tôi đã tham gia đội thông tin lưu động của hợp tác xã nông nghiệp, chuyên đi hát phục vụ cho các đội sản xuất. Ngày ấy vui lắm, dù khó khăn đủ đường, thậm chí đi hát không có micro, chỉ có cái đèn măng xông, nhưng cả đội vẫn say sưa hát và mọi người thuộc các đội sản xuất thì say sưa nghe. Cũng chỉ vì cái tình của người nghe mà người hát cứ hát mãi, đam mê lớn dần và theo hát đến bây giờ”. Thật vậy, bài chòi lên sân khấu phục vụ người dân và du khách đến với phố cổ từ năm 1998, từ đó đến nay, người dân phố Hội và những du khách đã hơn 1 lần đến với Hội An đã quen t