Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 9 25, 2018

Nỗ lực vì nghề

Hình ảnh
Nghệ sĩ (NS) lên sân khấu lúc nào cũng rạng ngời, rực rỡ nhưng đằng sau ánh hào quang đó là những câu chuyện, những nỗi khó khăn, vất vả ít người biết được! Nghệ sĩ Kim Ngà trên sân khấu biểu diễn phục vụ người dân Tất cả vì nghề! Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2018 vừa khép lại, Đoàn Nghệ thuật Cải lương Long An có 2 huy chương Vàng và 2 huy chương Bạc cho hạng mục NS. Trong số 4 NS được nhận huy chương có vợ chồng NS Vương Tuấn - Kim Ngà. Đối với 2 NS, đó thực sự là niềm vui lớn. Chia sẻ sau buổi gala bế mạc, NS Kim Ngà xúc động: “Hơn 25 năm cống hiến cho nghề, có thể nói, đây là niềm vui lớn nhất đối với chúng tôi. Lần đầu tiên cả 2 vợ chồng đều được xướng tên trong Liên hoan Cải lương toàn quốc. Niềm vui ấy thật khó diễn tả!”. Chia sẻ niềm vui với vợ chồng NS Vương Tuấn - Kim Ngà, Trưởng đoàn Nghệ thuật Cải lương Long An - Biện Hữu Hùng Dũng nhận định, kết quả đó như một sự đền đáp xứng đáng cho những đóng góp, hy sinh của 2 NS trong suốt quá trình làm nghề. NS

Gia sản 100 năm cải lương thật buồn

Hình ảnh
(PL)- Một liên hoan cải lương toàn quốc mà số đơn vị tham gia có chữ cải lương nằm trong cái tên chính thức của mình lèo tèo chưa đếm hết 10 đầu ngón tay. Liên hoan có mới, có cũ, có hay, có dở nhưng nhìn lại vẫn thấy một sự kiểm kê  gia sản 100 năm  thật buồn. Một thời rực rỡ, một thời điêu linh Nếu tính từ năm 1975 đến 1990, chỉ riêng tại TP.HCM thôi đã có 22 đoàn cải lương quốc doanh, biểu diễn tại 15 rạp trong thành phố hằng đêm. Chưa kể một số đoàn cải lương tập thể và có những đoàn có ngày phải diễn nhiều suất. Trong thời gian này, chỉ tỉnh Vĩnh Long thôi cũng có đến bảy đoàn cải lương quốc doanh, tập thể, tư nhân. Điểm lại, trong những năm 1975-1990, tính gộp lại cả miền Nam có cả trăm đoàn cải lương lớn nhỏ, hoạt động khắp cả nước từ Nam ra Bắc. Gần hết các đêm diễn đều đông nghẹt người đi xem, có lúc sập cả sân khấu (gọi là sập giàn). Còn ở thời điểm này, khi cải lương đạt đến dấu mốc 100 năm ra đời và tồn tại, ở sự kiện mang tính tập trung mọi tiềm lực của

NSND Bạch Tuyết truyền đam mê cải lương cho giới trẻ

Hình ảnh
(PLO)- Sáng 24-9, trường THPT Nguyễn Du, quận 10, TP.HCM đã tổ chức buổi giao lưu với NSND Bạch Tuyết.  Tham gia buổi nói chuyện, NSND Bạch Tuyết đã nói về chặng đường hình thành của cải lương cũng như những thăng trầm của bộ môn nghệ thuật này. Xen vào đó là những trích đoạn cải lương được NS Bạch Tuyết thể hiện khiến học sinh thích thú. NSND cải lương Bạch Tuyết có buổi giao lưu với học sinh trường THPT Nguyễn Du sáng 24-9. Ảnh: NGUYỄN QUYÊN “Cải lương là bộ môn nghệ thuật, mang đặc trưng văn hóa của dân tộc. Vậy làm thế nào để cải lương đến gần hơn với giới trẻ?”. Câu hỏi do Ngô Việt Hoàng Minh, học sinh lớp 10A18, trường THPT Nguyễn Du đặt ra cho NSND –  Tiến sĩ cải lương  Bạch Tuyết khiến cả hội trường vỗ tay tán thưởng. NSND Bạch Tuyết cho biết vấn đề này đã được bà đề cập tại luận văn tiến sĩ với chủ đề “Sự thích nghi của nghệ thuật sân khấu cổ truyền các quốc gia Đông Nam Á với điều kiện sinh hoạt hiện đại của khán giả thế kỷ 21”. Theo  NSND Bạch Tuyết , n

Những đêm diễn giàu ý nghĩa

Hình ảnh
Một tiết mục tại đêm diễn "Kết nối thiện tâm". Đã lâu lắm, người mê cải lương mới thấy sân khấu Hồng Liên (259 Hậu Giang, quận 6) sáng đèn. Suất diễn tối 17-9 mang tên “Kết nối thiện tâm” khá đặc biệt, tài tử hát chỉ lấy cát-xê tượng trưng, các mạnh thường quân và khán giả trực tiếp ủng hộ kinh phí cho đêm diễn và gây quỹ giúp các nghệ sĩ (NS) già neo đơn, xây nhà tình thương cho người nghèo. Bà Huỳnh Mỹ Phương, ngụ gần bến xe Chợ Lớn hồ hởi nói, lâu lắm rồi mới được đi xem hát cải lương, ngày trước thì thường xuyên. Rạp Hồng Liên đông người xem vì có nhiều tài tử giỏi và các vở diễn hay. Ðêm diễn chưa bắt đầu, nhưng đã có khá đông người mê cải lương đến rạp. Cũng như bà Phương, nhiều người đến sớm chỉ để mong nhìn thấy tận mắt tài tử mình yêu thích và sống lại không khí tuồng hội truyền thống của cải lương vốn đã ngấm vào máu thịt mình từ lâu. Ðêm diễn có các tiết mục ca cổ, tân cổ giao duyên, tấu hài và biểu diễn thời trang do các tài tử nổi tiếng biểu diễn như

Đưa "Một thế kỷ cải lương Việt Nam" vào trường học

Hình ảnh
Sáng 24-9, NSND Bạch Tuyết thực hiện chuyên đề sân khấu "Một thế kỷ cải lương Việt Nam" tại Trường THPT Nguyễn Du (quận 10, TP HCM), mở đầu chuỗi hoạt động sân khấu chuyên đề do CLB Sân khấu Lạc Long Quân trực thuộc Trung tâm Tổ chức Biểu diễn và Điện ảnh TP HCM tổ chức nhằm giới thiệu khái quát đến khán giả học sinh, sinh viên về nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ và sân khấu cải lương. NSND Bạch Tuyết giao lưu với học sinh Trường THPT Nguyễn Du NSND Bạch Tuyết đã có bài nói chuyện thật sôi nổi với học sinh Trường THPT Nguyễn Du về quá trình hình thành và phát triển của bộ môn nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ, ca ra bộ, sau đó là nghệ thuật cải lương. Bà dẫn chứng sinh động những kịch bản cải lương ca ngợi tấm gương trung kiên của những anh hùng lịch sử dân tộc và những vở diễn phản ánh đời sống đương đại. Các em học sinh đã có nhiều câu hỏi giao lưu với bà, cùng hát bài "Dạ cổ hoài lang" của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu. Thầy cô giáo của Trường THPT Nguyễn Du cũ