Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 2 15, 2017

Vọng cổ 1 kép 2 đào: Danh cầm NS NSUT Văn Giỏi

Hình ảnh

Giới thiệu NS NSUT Văn Giỏi: Quay Tivi

Hình ảnh

Vangioi 6 câu dây đào

Hình ảnh

Vangioi 6 câu dây kép

Hình ảnh

Tú Sương: Ca Nhạc (2017)

Hình ảnh
Ngày xưa Tú Sương khoảng 17-18 từ đoàn Đồng Ấu Bạch Long ra nhìn rất Mi Nhon và đẹp lắm! Giờ thì không biết thế nào sau hơn 15 năm ..kakaka Bài thứ 2 ca nhạc mà giống vọng cổ cũng lạ quá ta ... Cám ơn anh Nguyễn Văn Hoà đã quay clip ở Chùa Giác Viên Thiền Tự và gửi tặng clip chia sẻ cho mọi người

Vắng bóng danh ca

Hình ảnh
Sân khấu cải lương đang vắng dần khán giả. Đây là thực trạng ai cũng thấy rõ. Nhiều nguyên nhân, giải pháp đã được đưa ra. Trong đó, có một nguyên nhân dễ thấy nhất là 5 thập niên qua cải lương không có danh ca Hiện nay, ngẫm đi ngẫm lại những cái tên được tôn vinh danh ca và tạo dấu ấn trong lòng khán giả chỉ có NSƯT Ngọc Giàu, NSƯT Thanh Sang, NSƯT Minh Vương, NSƯT Lệ Thủy, NSƯT Mỹ Châu… Tất cả họ đều là bậc “trưởng bối” trong nghệ thuật sân khấu. “Tre già nhưng măng chưa mọc” là điều đáng lo ngại. Nhiều người cho rằng danh ca có thể đào tạo bằng trường lớp. Vì thế cứ cho đi học ở trường là có được danh ca. Thực tế lại chứng minh ngược lại. Đào tạo là có? Trường lớp có thể cho “ra lò” nghệ sĩ hát cải lương. Tuy nhiên, để tạo ra danh ca là chuyện không thể. Vì để trở thành danh ca, ngoài yếu tố năng khiếu, quá trình rèn luyện, tích lũy kinh nghiệm còn cần sự chứng nhận của giới mộ điệu. Từ trái sang: NSƯT Lệ Thủy, NSND Thanh Tòng, NSƯT Nam Hùng trong vở Giấc mộng đêm

Những ông bà “bầu” cứng đầu

Hình ảnh
ải lương năm nay rất hiu hắt. Nhưng trong bối cảnh đó vẫn có những đốm lửa sáng lên. Lửa được giữ bằng cái tâm, quyết không bỏ nghề… Đạo diễn Nguyên Đạt nổi tiếng là “ông bầu” dám hy sinh nhà cửa, vợ con vì cải lương. Lận đận lao đao cả chục năm trời nhưng quyết không lùi bước, dù phải vào nhà tập thể của Trường ĐH Sân khấu - Điện ảnh TP.HCM vừa ở vừa giảng dạy, rồi dựng tuồng, viết kịch bản, tổ chức biểu diễn. Tết vừa rồi, hầu như cải lương Sài Gòn im hơi lặng tiếng, chỉ một mình anh bỏ hơn 100 triệu đồng dựng vở Cưới vợ năm rồng tại rạp Nam Quang diễn suốt từ mùng 1 tới mùng 7, mà lại hát suất trưa, vì buổi tối thuộc quyền khai thác của các nhóm tấu hài. Đồng nghiệp phán một câu: “Gan trời! Nhưng chúng tôi phải nể Nguyên Đạt”. Danh hài Hoài Linh đã “máu lửa” cùng với Nguyên Đạt, vì chính anh cũng yêu cải lương không kém. Hoài Linh đóng vai chính trong vở, ca diễn cực kỳ có duyên. Nhưng anh còn nhiệt tình đến mức đi sớm, đứng ngay cửa rạp chào mời bà con vô mua vé. Nguyê

Khi nghệ sĩ “làm thử” rồi làm chủ công ty

Hình ảnh
Trong số khách hàng đang sử dụng các sản phẩm tế bào gốc để làm đẹp, nghệ sĩ trong làng giải trí Việt lại là lực lượng đông đảo nhất chỉ sau doanh nhân. Và không ai khác, cũng chính các nghệ sĩ là những ông chủ. Kỳ 1: Chuyện về công ty của những ngôi sao nổi tiếng Đêm gala “VIP Celebration Party” do Công ty FNC tổ chức đêm 24/8 tại tòa nhà Parkson trên đường Lê Đại Hành, quận 11, TP.HCM lấy chủ đề là “Đen và Trắng”. Lần đầu tiên, người ta thấy các nghệ sĩ với một phong cách khác hẳn ngày thường. Bởi trang phục chỉ có hai gam màu duy nhất, nên các nghệ sĩ nam phần lớn vận sơ mi trắng, véc-tông đen, cravat đen, trở nên “nghiêm nghị”, lịch lãm, có vẻ doanh nhân hơn là nghệ sĩ. Với nghệ sĩ nữ, quả là người đẹp vì lụa, dẫu chỉ có hai màu nhưng các cô, các chị sành ăn mặc và trang điểm nên vẫn phối màu một cách sáng tạo, vẫn làm nổi bật được nét duyên dáng, khả ái với màu trắng thanh thoát nổi bật trên nền đen huyền bí. Có hơn 200 đại biểu, trong đó có đến 80% là các ngôi s

Nước mắt nghệ sĩ sau ánh hào quang

Hình ảnh
Cả cuộc đời, khi họ đứng trên đỉnh vinh quang, khi họ lung linh dưới ánh đèn sân khấu, khi họ được vây bọc bởi sự ái mộ của công chúng, họ như con ve đốt hết tất cả những gì mình có, sinh lực, tài lực... cho một cuộc rong chơi dài bất tận. "Vào chùa, xin để lại ngoài cổng những gì danh lợi, sân si..., để nghe Phật dạy...". Dòng chữ nhắc ấy được kẻ đậm ngay phía cổng vào, cạnh lời đức Khổng Tử: "Ta chưa từng thấy ai thích đạo đức bằng thích nhan sắc; nhưng đạo đức thì tồn tại, còn nhan sắc thì nhứt thời...". Hai "vế đối" được viết ở vị trí khá trung tâm khác để nhiều người có thể nhìn thấy: "Tiền tài như phấn thổ/ Đạo đức tợ thiên kim"... Những điều đó, ám ảnh tôi ba năm về trước, trong lần đầu tiên tìm đường vào chùa Nghệ sỹ, cho đến tận bây giờ. Ông bầu Xuân nói với tôi, rằng tất cả những điều có thể nói về họ, đấy là sự cảm thông, đấy là sự thương xót, giận đấy mà thương đấy. Cả cuộc đời, khi họ đứng trên đỉnh vinh quang, khi họ l

Giáo sư âm nhạc Mỹ tri âm cùng đờn ca tài tử Nam bộ

Hình ảnh
Hơn bốn năm qua, chàng trai 28 tuổi Alexander M. Cannon (tên thân mật là Alex), giáo sư âm nhạc dân tộc tại đại học Montclair State, New Jersey, Mỹ, đã dành hết tâm sức, thời gian nghiên cứu về dân ca cổ truyền Việt Nam, đặc biệt là đờn ca tài tử. Khi là sinh viên, Alex rất mê nhã nhạc cung đình Huế. “Nhưng đờn ca tài tử đã chọn tôi. Khi tôi học tiếng Việt tại Mỹ, cô giáo người Việt đã hát cho tôi nghe một điệu lý Nam bộ, tôi bị cuốn hút ngay từ đó”, Alex chia sẻ. Sau đó, Alex đã tìm đến những bậc thầy âm nhạc Việt Nam sống tại Mỹ để thọ giáo. GS.TS Nguyễn Thuyết Phong là người đầu tiên giúp đỡ Alex tìm hiểu âm nhạc cổ truyền Việt Nam và đờn ca tài tử Nam bộ. Năm 2008, Alex đến đồng bằng sông Cửu Long, cái nôi của đờn ca tài tử để “sống với những câu ca, tiếng đờn miền sông nước”. Để hiểu thấu đáo môn nghệ thuật này, cùng vốn tiếng Việt khá tốt của mình, Alex thường lặn lội tìm đến và tham gia các buổi sinh hoạt của các câu lạc bộ dân ca, âm nhạc cổ truyền tại Sài

Tiến sĩ Mai Mỹ Duyên nặng tình với văn hóa dân gian

Hình ảnh
Sinh ra ở Cai Lậy, Tiền Giang, được kế thừa truyền thống nghệ thuật của gia đình, những tiếng đờn lời ca dường như đã thấm vào chị từ lúc còn trong bụng mẹ. 4 tuổi, nói chưa tròn câu, nhưng Mỹ Duyên đã lên sân khấu ca sáu câu vọng cổ không rớt nhịp với ngón đờn kìm của cha là nghệ nhân Ba Thế (còn gọi là Bầu Thế). Đến 5-6 tuổi, chị ca được một số bản Ngựa ô Nam, Ngựa ô Bắc, Lý giao duyên, 12 câu phụng hoàng... Cũng từ đó, chị thường xuyên góp mặt trong các buổi văn nghệ hay ở các chiếu đờn ca tài tử (ĐCTT). * Say mê nghệ thuật dân gian Để thỏa chí đam mê nghệ thuật, ông Thế đã bán hàng chục mẫu đất thừa kế để lập gánh cải lương Sống Chung (ông là cháu nội của ông Phạm Hữu Hằng tức Bộ Ninh - một người nổi tiếng về tài ăn nói, chữ nghĩa). Gánh cải lương của ông với gần 50 nghệ sĩ, từng biểu diễn tận nước bạn Campuchia và phải rã đám sau gần 3 năm gồng gánh. Biết con gái có năng khiếu nhưng ông bầu Thế nhất định không muốn con nối nghiệp cầm ca. Nhưng chị quyết tâm

Đời nghệ sĩ

Hình ảnh
1. Biết tin nghệ sĩ cải lương Lan Châu hát trở lại trên sân khấu, gọi điện hỏi thông tin thì bà chỉ ậm ừ qua chuyện. Hôm sau tôi gọi lại, câu đầu tiên bà vội vã xin lỗi và nói: “Cô đi đám giỗ nhà thông gia đứa cháu nội, người ta không thích mấy người đi hát nên con hỏi thăm về nghề nghiệp, cô ngắc ngứ không dám nói...”. Năm nay đã 74 tuổi, theo nghiệp hát cũng 50-60 năm nhưng nhắc tới cái tên Lan Châu nhiều khán giả cảm thấy xa lạ. Xuất hiện trong đêm cải lương phòng trà ngày 9-8, với những bước chân run rẩy, trong hình hài gầy gò mái tóc bạc phơ, bà khiến người ta giật mình vì giọng ca vang, vẫn còn nhiều năng lượng với bài ca cổ Tình mẫu tử, diễn ba vai trong trích đoạn Nửa đời hương phấn. Khán giả giật mình rồi chợt hỏi: Tại sao đến giờ mình mới nghe được giọng ca này? Nhưng nếu có những ngôi sao cải lương bước qua tuổi 70 còn đi hát vì khán giả còn yêu cầu thì với bà Lan Châu hát là để mưu sinh. Bà tâm sự: “Tôi đi ca ở mấy quán nghệ sĩ, có người thấy thương vì lớn tuổ