Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 10 31, 2019

Cải lương nhộn nhịp, nghệ sĩ, khán giả vẫn vất vả

Hình ảnh
(PL)- Cải lương ở “thánh địa” cải lương Sài Gòn bỗng trở nên nhộn nhịp sau hơn năm năm im lìm, biến mất. Tuy nhiên, đây có thực là sự khởi sắc, khả quan? Sau 5-7 năm im ắng, gần như biến mất ở nơi được coi là  “thánh địa” cải lương Sài Gòn , khoảng hai năm gần đây sân khấu cải lương tại TP.HCM bỗng  tưng bừng , nhộn nhịp với rất nhiều  màu sắc phong phú ,  đa dạng . 10 sân khấu cải lương đồng loạt xuất hiện Từ sau năm 2010, khi rạp Hưng Đạo bắt đầu bị đập bỏ để xây dựng mới đến tận năm 2015, ở TP.HCM cải lương sàn diễn gần như biến mất. Chỉ có sân khấu cải lương miễn phí diễn hằng tuần tại Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM là còn hoạt động đều đặn. 2-3 năm sau, cho đến khoảng năm 2017, cả năm thỉnh thoảng mới có một đêm diễn cải lương của diễn viên Gia Bảo làm lại những vở cải lương kinh điển với nghệ sĩ vang bóng một thời nhằm thu hút khán giả. Hoặc có sân khấu bán chuyên nghiệp của ông bầu Lê Hoàng, do doanh nhân Kim Ngân bỏ tiền ra làm chương trình cải lương cho mình d

Tìm kiếm tài năng học đường – Sân chơi bổ ích dành cho các em học sinh

Hình ảnh
Kinhtedothi - Hướng đến kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, cũng như muốn khơi dậy niềm đam mê cho các em học sinh thể hiện tài năng và năng khiếu, Đoàn trường Tiểu học Nguyễn trãi – Quận Thanh Xuân đã tổ chức chương trình “Tìm kiếm tài năng Nguyễn Trãi lần thứ Nhất” năm 2019.  Tiết mục Tham gia với nhiều tiết mục từ khối 1 đến khối 5, qua 3 vòng nhiều tiết mục đã được lựa chọn vào vòng thi chung kết. Tất cả các tiết mục đã được các lớp chuẩn bị rất công phu, đa dạng và đặc sắc, có nhiều tiết mục khó nhưng đều được các bạn thể hiện rất thành công như tiết mục “Hương sắc vùng cao” lớp 2I đã đạt giải Quán quân khối 2, hay phần thi “Múa ba miền” của các bạn học sinh lớp 2A đạt giải Á quân 1,  “Vũ điệu Limbo” của các em lớp 3E, “Trống cơm” của lớp 3K... và còn nhiều tiết mục khác cũng được đánh giá hoàn thành rất tốt trong vòng chung kết. Ngoài ra các phần thi thể hiện năng khiếu về âm nhạc, múa nhà trường còn tổ chức cho các em tham gia nhiều môn năng khiếu khác nhằm phát

"Ngày hội Di sản văn hóa, Du lịch Việt Nam" năm 2019 sẽ diễn ra vào tháng 11

Hình ảnh
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 3716/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức "Ngày hội Di sản văn hóa, Du lịch Việt Nam" năm 2019.  Theo đó, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch giao Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức "Ngày hội Di sản văn hóa, Du lịch Việt Nam" năm 2019 từ ngày 21 đến ngày 26-11 tại Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam (Số 2 phố Hoa Lư, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội). Đây là hoạt động thiết thực nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam. Biểu diễn Ca Huế. Ảnh: VGP/Thế Phong "Ngày hội Di sản văn hóa, Du lịch Việt Nam" năm nay có sự tham gia của các địa phương như Hà Nội, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Gia Lai, Đắk lắk, thành phố Hồ Chí Minh… hứa hẹn sẽ là sự kiện văn hóa, du lịch quan trọng, nhằm giới thiệu, quảng bá và tôn vinh các giá trị di sản văn hóa đặc sắc của Việt Nam, đặc biệt là các di sản được UNESCO cô

Liên hoan tài năng trẻ ca trù Hà Nội lần thứ 2

Hình ảnh
(Tổ Quốc) - Liên hoan tài năng trẻ ca trù Hà Nội lần thứ 2 sẽ khai mạc vào ngày 2/11/2019 tại Nhà Thái học, Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Sự kiện do Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức nhằm góp phần bảo tồn, phát huy giá trị của loại hình nghệ thuật ca trù; động viên, thúc đẩy hoạt động truyền dạy, thực hành ca trù cơ sở, đồng thời phát hiện, bồi dưỡng các tài năng trẻ, đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá ca trù tới đông đảo các thành phần quần chúng nhân dân. Phần trình diễn của thí sinh CLB ca trù Lỗ Khê tại Liên hoan tài năng trẻ ca trù Hà Nội lần thứ I. Ảnh: Gia Linh Nhằm góp phần đưa ca trù ra khỏi tình trạng bảo vệ khấn cấp, đồng thời gìn giữ cho thế hệ mai sau một di sản độc đáo, giàu bản sắc dân tộc, Sở VHTT Hà Nội đã và luôn đồng hành cùng các cấp, các ngành, các nghệ nhân trong công tác bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể ca trù mà việc tổ chức các liên hoan nghệ thuật ca trù là một trong những hoạt động nhận được sự quan tâm của các nghệ

NSND Út Trà Ôn: Năng khiếu miệt vườn trở thành danh ca

Hình ảnh
NSND Út Trà Ôn: Năng khiếu miệt vườn trở thành danh ca Cập nhật lúc 22:23, Thứ Tư, 30/10/2019 (GMT+7) Năm Kỷ Mùi 1919, đất nước ta xuất hiện nhiều nhân vật lịch sử trên các lĩnh vực như: danh tướng Trần Văn Trà, “vua” dược liệu Đỗ Tất Lợi, Đại tá, GS-BS.Nguyễn Thiện Thành, GS văn học Hoàng Như Mai, nhà điêu khắc Diệp Minh Châu, nhà thơ Huy Cận, nhà văn Bùi Hiển, danh ca Út Trà Ôn… mà năm 2019 này kỷ niệm tròn 100 năm ngày sinh của họ. NSND Út Trà Ôn Trong đó, Út Trà Ôn xuất thân từ cậu bé mù chữ chăn trâu miệt vườn có năng khiếu ca hát đã tự học vươn lên thành “Đệ nhất danh ca miền Nam”, “Hoàng đế vọng cổ”, “Nghệ sĩ nhân dân” được đông đảo khán giả yêu mến. * Út Trà Ôn! Út Trà Ôn!... Từ nhỏ, tôi thường theo người lớn đi xem các đoàn cải lương về quê mình biểu diễn ở các sân khấu ngoài trời. Mỗi khi một nghệ sĩ tài danh nào đó xuất hiện chào khán giả thì cả rạp hát vang lên tên của họ. “Út Trà Ôn! Út Trà Ôn! Út Trà Ôn!...” kêu như sấm rền trong những đêm hát ấy và âm vọng cả

Sân khấu quốc doanh loay hoay giải bài toán tự chủ tài chính

Hình ảnh
Gần sát thời điểm bắt buộc 100% xã hội hóa (năm 2020), nhiều nhà hát vẫn loay hoay chưa tìm được lối đi tự chủ tài chính. Tin tức trong ngày hôm nay Vở rối “Thân phận nàng Kiều” của Nhà hát Múa rối Việt Nam. Ảnh: Bình Thanh Nỗ lực tự chủ, cố rồi mà chưa xong “ Tuồng thuộc loại hình nghệ thuật khó khăn nhất hiện nay và không phải kinh doanh mà ngay cả bảo tồn cũng đã khó khăn. Bảo tồn cũng là nhiệm vụ quan trọng nhất với tuồng hiện tại. Theo chủ chương của Bộ, Nhà hát Tuồng đang tự chủ dưới 30% kinh phí nên đơn vị cũng phải tích cực khai thác các hợp đồng biểu diễn với các địa phương (nhưng chỉ có vào dịp lễ hội, đầu xuân). Tại rạp Hồng Hà, đơn vị cũng thường có nhiều hoạt động nhưng chỉ mang tính chất quảng bá tới du khách chứ không mang về được nhiều nguồn thu. Nghệ sĩ vẫn hưởng lương theo ngạch bậc của Nhà nước chứ không có thêm. Đơn vị như nhà hát chúng tôi thuộc nhóm nhà nước vẫn phải ưu tiên đầu tư, vì nếu dừng đầu tư thì không thể trụ được. Ông Tạ Văn Sốp,  Phó gi

Khóc - cười với anh Bạch "bong bóng" của NSƯT Thành Lộc

Hình ảnh
(NLĐO) – Vở kịch "Mặt nạ bong bóng" cuốn hút khán giả theo dõi cuộc chạy trốn của anh Bạch (NSƯT Thành Lộc diễn). Anh như chiếc bong bóng để tránh bị nổ tung thì chấp nhận xẹp đi một chút Tối 16-10, sân khấu IDECAF đã diễn vở kịch "Mặt nạ bong bóng" của đạo diễn Vũ Minh. Trong vở, nhân vật anh Bạch bán "bong bóng" của NSƯT Thành Lộc đã làm người xem xúc động, khóc - cười cùng anh. NSƯT Thành Lộc trong vai anh Bạch, vở "Mặt nạ bong bóng" Kịch bản của Nguyễn Thị Minh Ngọc – Minh Phương đặt ra một tình huống giả định: anh chàng bán bong bóng và mặt nạ trong công viên tên Bạch có khả năng đọc được suy nghĩ của người khác. Thấy trước những việc xấu sẽ xảy ra cho mọi người, anh Bạch nhắc nhở, khuyên can, thậm chí nài nỉ để người không quen biết tránh hậu quả khó lường. Nhưng mọi người không tin, cho rằng anh bị tâm thần, thậm chí có người còn đánh anh nhừ tử.  Hai anh em Hùng và Dũng đã truy lùng anh Bạch để phục vụ mưu đồ đen tố