Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 11 19, 2018

Đông nghệ sĩ hội ngộ trong ngày ra mắt CLB Phóng viên sân khấu

Hình ảnh
(NLĐO)-Sáng 19-11, Hội Sân khấu TP HCM đã tổ chức lễ thành lập CLB Phóng viên sân khấu. Đông nghệ sĩ nổi tiếng và phóng viên các báo đài, cơ quan truyền thông tại TP HCM đã đến tham dự. NSND Kim Cương đã đại diện giới nghệ sĩ chia sẻ nhiều cảm xúc của bà. NSND Kim Cương, NSƯT Minh Hạnh chúc mừng các nhà báo tham gia CLB Phóng viên Sân khấu "Cuộc đời tôi gắn liền với báo chí, từ nhỏ đến lớn đều có sự tác động của báo chí để định hướng nghề nghiệp và tâm sự vui buồn của cuộc đời nghệ sĩ. Giữa lúc truyền thông mạng phát triển mạnh, ai cũng có thể trở thành người đưa tin với trang cá nhân trên diễn đàn xã hội. Đúng – sai; khen – chê đôi lúc cũng làm tổn thương và mất uy tín, danh dự của người làm nghệ thuật. Vì vậy, báo chí chính thống, nhất là trong lãnh vực văn hóa nghệ thuật rất cần tiếng nói chính thức. Sự ra đời của CLB Phóng viên sân khấu trực thuộc Hội Sân khấu TP HCM là một việc làm rất ý nghĩa" – NSND Kim Cương đã nói. NSND Lệ Thủy, NSƯT Min

Nhớ nữ đệ nhất soạn giả cải lương Nam bộ

Hình ảnh
Nghệ sĩ Tám Vân và soạn giả Nhị Kiều. Ảnh: Internet Tôi không thể nào quên câu chuyện dù đã mười mấy năm trôi qua. Buổi trưa hôm đó, tôi đứng trước Bưu điện thị trấn Lái Thiêu chờ một cậu thanh niên (cháu ngoại cố soạn giả Nhị Kiều) dẫn đường đến thăm bà và nghệ sĩ (NS) Tám Vân tại Thuận An, Bình Dương. Gặp tôi, bà hỏi: "Anh Ngọc Linh và anh Huy Trường khỏe hả cháu? Bút danh Nhị Kiều của tôi là do anh Ngọc Linh đặt cho đó", rồi bà kể tiếp... "Tên thật của tôi là Quản Thị Minh Nguyệt, sinh ra ở Mỏ Cày, Bến Tre. Tuy là nữ nhưng được gia đình cho ăn học cũng khá, nên sau này mới theo nghiệp "cầm viết". Sau năm 1954, tôi lên Sài Gòn, đầu tiên sống bằng nghề viết báo, truyện ngắn và tiểu thuyết rồi làm thợ may và dạy nữ công. Sau đó được cô Bảy Phùng Há giới thiệu vào Đoàn Thanh Nga phụ việc cho NS Tám Vân (1958-1959). Thời gian này, tôi viết kịch nói cho các nhóm: Kim Cương, Thẩm Thúy Hằng, Túy Hồng, Lam Phương,... với các vở: Cô thợ may, Người nữ cứu thươn

Đưa nghệ thuật Tuồng đến với đối tượng sinh viên

Hình ảnh
(Tổ Quốc) - Nhà hát Tuồng Việt Nam vừa giới thiệu những trích đoạn Tuồng đặc sắc đến cán bộ, giảng viên và sinh viên trường Đại học Văn hóa Hà Nội. Trích đoạn "Đào Tam Xuân đề cờ". Ảnh: Đoàn Thắng Thực hiện chủ trương của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc đưa nghệ thuật truyền thống vào giới thiệu tại các trường Đại học; được sự hỗ trợ, tạo điều kiện của Ban Giám hiệu Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, các nghệ sĩ, diễn viên và nhạc công của Nhà hát Tuồng Việt Nam đã đem tới những trích đoạn tuồng đặc sắc: "Ông già cõng vợ đi xem hội", "Hồ Nguyệt Cô hóa cáo", "Ngũ biến", "Đào Tam Xuân đề cờ", "Nhã nhạc cung đình Huế" để biểu diễn trước đông đảo cán bộ, giảng viên và sinh viên Nhà trường. Hoạt động biểu diễn này cũng nằm trong chủ trương phát triển khán giả với đối tượng quan trọng cần tác động và thu hút là giới trẻ để truyền cảm hứng về loại hình nghệ thuật Tuồng của Nhà hát Tuồng Việt Nam. Tuồng – hát bội l

NSƯT Lê Tứ nghẹn ngào tri ân thầy cô dạy nghề diễn viên

Hình ảnh
(NLĐO) - Tối 18-11, đông đảo nghệ sĩ tốt nghiệp các khóa diễn viên, nhạc công cải lương đã tề tựu tri ân các thầy cô. NSƯT Lê Tứ xúc động khi đại diện các nghệ sĩ thành danh nói lời biết ơn sâu sắc NSƯT Lê Tứ vá các nghệ sĩ đã từng tốt nghiệp khoa cải lương chúc mừng Nhà giáo ưu tú Diệu Đức "Chúng tôi có được tên tuổi, vị trí trong lòng công chúng như ngày hôm nay đều nhờ ơn dạy dỗ, dìu dắt, nâng đỡ của các thầy cô từ ngôi trường Nghệ thuật sân khấu II, nay là Đại học Sân khấu Điện ảnh TP HCM. Khoa diễn viên cải lương và nhạc công sân khấu sẽ giữ truyền thống tổ chức ngày tri ân vào dịp Hiến chương Nhà giáo Việt Nam 20 -11 hàng năm" – NSƯT Lê Tứ tâm sự. NS Hoài Thanh, NSƯT Trần Minh Ngọc, Nhà giáo ưu tú Mạnh Dung, NSƯT Thanh Dậu trong ngày tri ân thầy cô dạy khoa diễn viên cải lương và nhạc cụ sân khấu Trong buổi lễ tri ân này, các thế hệ học trò là diễn viên của bộ môn nghệ thuật tròn 100 tuổi đã thực hiện một nghi thức rất xúc động, đó là nhớ ơn những

Trăm năm sân khấu cải lương: Cải lương vào Trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ

Hình ảnh
Từ khởi thủy, những nghệ nhân hát nhạc tài tử, ca ra bộ rồi đến những nghệ sĩ chuyên nghiệp đều học từ những “lò”, những thầy dạy đờn ca, tư nhân.  Nữ nghệ sĩ Thanh Nga, Bích Sơn, Văn Chung, Thanh Tú… là học trò của thầy đàn Út Trong. Út Bạch Lan là học trò của Văn Vĩ. Minh Vương là học trò thầy đàn Bảy Trạch (Kim Chung). Có giọng ca, có tâm hồn, được thầy dạy đủ 20 bài tổ rồi, những mầm non cải lương đầu quân vào một đoàn cải lương nào đó. Đa số đều bắt đầu sự nghiệp cải lương từ vai đào con, thứ nữ , quân hầu… Ngay cả những nghệ sĩ lớn như Ba Vân cũng phải trầy vi, tróc vẩy, đứng trong cánh gà học lóm những “khuôn” diễn của người đi trước, rồi với tài năng biến “khuôn” diễn của người khác trở thành “khuôn” diễn của mình. Những ngôi sao như Út Bạch Lan, Ngọc Giàu… không tự dưng một ngày mà chói lọi nếu như không đã từng vào vai tỳ nữ, múa… Cho đến năm 1959, chưa có một trường lớp chính quy nào đào tạo nghệ sĩ cho sân khấu cải lương và kịch nói. Cho dù năm 1956, ở Sài Gòn