Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 2 24, 2017

Tài Linh -Viết Về Người Nghệ Sĩ Tôi Yêu

Hình ảnh
Tài Linh -Viết Về Người Nghệ Sĩ Tôi Yêu Chủ nhật - 09/05/2004 00:17 Tài Linh -Viết Về Người Nghệ Sĩ Tôi Yêu (CLVN.VN) - Không sôi nổi, ồn ào, không cầu kỳ hoa mỹ Tài Linh luôn dịu dàng trong nét đẹp cô thôn nữ bình dị. Dù đã được xếp vào hàng “sao” nhưng sự nổi tiếng của NS Tài Linh thầm lặng như chính cuộc sống kín đáo của cô ngoài đời. Khi nghĩ về cô lòng tôi chợt dâng lên niềm xúc cả, muốn viết điều gì đó về cô. ƯỚC GÌ NHƯ CHUYỆN NGÀY XƯA Không hiểu tự bao giờ cái tên nghệ sĩ Tài Linh đã đi vào trong trí nhớ của con. Con yêu giọng hát trầm buồn, trong trẻo thiết tha, yêu khuôn mặt phúc hậu, hiền lành đã khiến cho con ngày đêm thương nhớ. Không phút giây nào mà con không nghĩ tới cô. Có khi con nghĩ, giờ này cô đang làm gì? Cô ăn cơm c

Báu vật đờn ca tài tử - Kỳ 8: Ngón đờn anh lái heo

Hình ảnh
Báu vật đờn ca tài tử - Kỳ 8: Ngón đờn anh lái heo Sau thời gian dài ôm đờn đi biểu diễn ở xứ Phù Tang, trở về ai cũng nghĩ sự nghiệp Hoàng Lưỡng sẽ lên hương, bất ngờ anh chàng lại tuyên bố bỏ đờn, về nhà phụ vợ làm nghề… lái heo. Hoàng Lưỡng (trái) cùng các nghệ sĩ, ca sĩ thu âm đờn ca tài tử tại Nhật - Ảnh: Nhân vật cung cấp. Ngón đờn hào hoa Không phải sau khi đoạt nhiều giải thưởng trong các đợt thi thố đờn ca tài tử (ĐCTT) thì người ta mới biết đến Hoàng Lưỡng. Những ai xem anh biểu diễn thường khó mà quên được ngón ghi ta “nhức nhối”, đầy chất “phiêu” và sáng tạo, đúng theo “trường phái” của danh cầm Văn Giỏi. Nghệ nhân Hai Lợi, cây đại thụ của ĐCTT xứ Tây Đô cứ trầm trồ khi nhắc đến Hoàng Lưỡng: “Lưỡng có chữ đờn rất đẹp. Trước đây tui cũng đờn ghi ta có hạng, nhưng khi thấy cái “rơ” của Hoàng Lưỡng đờn thì tui muốn bỏ nghề luôn”. Ông Hai Lợi là thầy của tài tử Hoàng Lưỡng, cũng là người có dấu ấn đặc biệt trong sự nghiệp ba chìm bảy nổi của câ

Báu vật đờn ca tài tử - Kỳ 7: Đệ nhất nguyệt cầm

Hình ảnh
Báu vật đờn ca tài tử - Kỳ 7: Đệ nhất nguyệt cầm NSƯT - nhạc sĩ Ba Tu là người lớn tuổi nhất trong đoàn nghệ nhân Việt Nam có mặt tại Baku (Azerbaijan) để cùng các thế hệ nghệ sĩ con cháu trổ hết các ngón nghề của đờn ca tài tử làm say lòng tất cả các đại biểu năm châu và các nhà báo quốc tế tham dự cuộc họp xét duyệt của UNESCO. Nghệ sĩ ưu tú Ba Tu - Ảnh: H.Đ.N 15 giờ 47 (giờ Việt Nam) ngày 5.12.2013, ông H.E Abulfas Garayev - Bộ trưởng Văn hóa và Du lịch Azerbaijan (đại diện tổ chức UNESCO), gõ búa chính thức công nhận đờn ca tài tử là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Đó là giây phút không bao giờ quên của NSƯT - nhạc sĩ Ba Tu. Ông bảo rằng ngay khi tiếng búa vừa gõ xong, những nghệ nhân Việt Nam ôm chầm lấy nhau. Ông (gần 80 tuổi) khăn đóng, áo the, mái tóc bạc phơ bên những mái đầu còn rất xanh như các nghệ sĩ Hải Phượng, Lê Tứ và cả Thứ trưởng Bộ VH-TT-DL Huỳnh Vĩnh Ái… ai cũng muốn bật khóc. Cuộc đời và tên tuổi của NSƯT Ba Tu gắn liền với

Nghệ thuật Đờn Ca Tài Tử Nam bộ ở Long An

Hình ảnh
Nghệ thuật Đờn Ca Tài Tử Nam bộ ở Long An I/. Sự hình thành nghệ thuật ĐCTTNB ở Long An (Tỉnh Long An ngày nay bao gồm cả 2 tỉnh Chợ Lớn và Tân An xưa): 1. Điều kiện tự nhiên thuận lợi: Địa bàn Long An đất đai phì nhiêu, giàu tiềm năng phát triển công, nông nghiệp và thương mại, dịch vụ, rộng 4500 km2 thuộc đồng bằng châu thổ của 2 sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây. Trong đó,vùng Đồng tháp mười chiếm khoảng 3000 km2 mới được khai thác sản xuất lúa cao sản sau ngày giải phóng miền Nam, với nhiều kênh rạch kết nối với dòng phù sa sông Cửu Long chảy ra cửa biển Cần Giờ, Soài Rạp. Các huyện Cần Giuộc, Cần Đước, Bến Lức, Đức Hòa tỉnh Long An ngày nay, trước kia thuộc tỉnh Chợ Lớn. Do đặc điểm địa lý là vùng đệm, giao thông thủy, bộ thuận tiện kết nối giữa 2 miền đông và tây Nam Bộ, lại có ưu thế đặc biệt là ở ngay trung tâm kinh tế, văn hóa của Nam Bộ (Chợ Lớn Sài Gòn). Vì vậy, phong trào Đờn ca tài tử (ĐCTT) ở đây hình thành khá sớm và phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ

Công nhận thêm 2 nghệ nhân đờn ca tài tử

Hình ảnh
TT - Chiều 14-9 tại khu du lịch Văn Thánh, TP.HCM, được sự ủy nhiệm của Hội Văn nghệ dân gian VN, Trung tâm Văn hóa TP.HCM đã tổ chức lễ trao bằng công nhận danh hiệu nghệ nhân dân gian VN và tặng kỷ niệm chương vì sự nghiệp văn nghệ dân gian VN cho ông Lê Khắc Tùng và ông Lê Hoàng Tấn. Phóng to Ông Lê Khắc Tùng (trái) và ông Lê Hoàng Tấn nhận bằng công nhận Nghệ nhân dân gian - Ảnh: Linh Đoan Cả hai ông cùng được công nhận ở lĩnh vực thực hành và truyền dạy đờn ca tài tử. Ông Lê Khắc Tùng (nghệ danh Thanh Tùng) năm nay 64 tuổi, nguyên chủ nhiệm CLB đờn ca tài tử Trung tâm Văn hóa thành phố. Ông có trên 200 tác phẩm sáng tác, biên soạn viết lời cho âm nhạc tài tử, góp phần xây dựng hơn 40 CLB, đội nhóm đờn ca tài tử và đã truyền dạy đờn, ca cho hơn 100 học viên. Còn ông Lê Hoàng Tấn năm nay 52 tuổi, là thẩm phán Tòa án nhân dân TP.HCM, chủ nhiệm CLB đờn ca tài tử Trung tâm Văn hóa thành phố. Ông được biết đến qua nhiều liên hoan đờn ca tài tử từ cấp thành phố

Nét Nam Bộ ở Festival Đờn ca tài tử

Hình ảnh
Nét Nam Bộ ở Festival Đờn ca tài tử Xuồng bơi giăng câu, những xóm chài lưới, tổ chim dồng dộc hay đặc sản cá lóc nướng trui... mang đậm nét Nam Bộ tại Festival Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ nhất. Đờn ca tài tử là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại   /   Hơn 350 nghệ nhân tham dự Festival đờn ca tài tử Cuối năm 2013, UNESCO vinh danh Đờn ca tài tử của Việt Nam là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại. Bạc Liêu được ví như chiếc nôi của loại hình nghệ thuật độc đáo này, với chủ đề "Tình người, tình đất phương Nam", tối 25/4 Festival Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ nhất đã được khai mạc. Festival lần này gồm chuỗi 21 sự kiện góp phần tôn vinh loại hình nghệ thuật độc đáo của vùng đất Nam Bộ. Trong đó có không gian đờn ca tài tử dọc theo khu du lịch sinh thái Hồ Nam, TP Bạc Liêu gồm 21 chiếc nón lá là nơi sinh hoạt của 21 đơn vị đờn ca tài tử. Theo

Nghe đờn ca tài tử bên bờ kè Hưng Long

Hình ảnh
Nghe đờn ca tài tử bên bờ kè Hưng Long BTO- Đều đặn cứ thứ sáu hàng tuần, cuối bờ kè phường Hưng Long, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận lại vui như mở hội. Họ là những ngư dân, nông dân, người bán vé số, chạy xe ôm,… vì đam mê cổ nhạc và đờn ca tài tử nên đã cùng nhau tụ hội thành lập câu lạc bộ (CLB) Ánh sao cổ nhạc mang tiếng đàn, tiếng rao vọng cổ làm nao lòng người nghe. Ông Bảy Khanh cùng anh em trong CLB vừa chơi đờn, vừa tung hứng cho anh chị em khác diễn Ông Nguyễn Hớn tranh thủ dắt tập vé số ra sau lưng lên ca mấy bản rồi mới đi bán tiếp   Ai về Phan Thiết mà nghe… Đó là câu mở đầu trong bốn câu thơ do chính ông Nguyễn Khanh, người có công đầu trong việc thành lập ra CLB Ánh sao cổ nhạc phường Hưng Long sáng tác và đọc cho khán giả nghe trong đêm diễn thứ 187. “Ai về Phan Thiết mà nghe.  Đờn ca tài tử bờ kè Hưng Long. Thấy biển, ngắm nước, nhìn sông. Nghe đờn, nghe hát đời không cò

ns Hoàng Phúc: Khổng Minh Tọa Lầu - Tẩu Mã

Hình ảnh
Để đàn được như anh là niềm ao ước của rất nhiều người, trong đó có ANCT ...kakakaka. Nhưng ao ước mà có làm được hay không lại là chuyện của tương lai xa lắm ...kakakaka Biết là xa nên không dám bàn nhiều, thôi thì bàn về mấy cây đàn anh Hoàng Phúc đàn đi bà con....kakaka. Cứ mỗi lần đàn 1 bài mới là ANCT để ý thấy anh Hoàng Phúc sử dụng một cây đàn mới. Theo dõi và mướn thám tử bên đó theo dõi thì biết là anh Hoàng Phúc tự mua đàn về và móc phím làm đàn phím lõm luôn đó ACE. Thiệt là ngưỡng mộ anh quá! Ước gì một ngày không xa mình cũng biết làm đàn như anh chắc là nhà mình sẽ tro nhiều cây đàn lắm đây ...kakakaka Chúc anh luôn vui khoẻ và đàn thêm nhiêu bài cho ACE mộ điệu thưởng thức nhé Cám ơn anh đã cho post bài đàn này!